Nâng cao chất lượng trong quản lý khai thác nguồn thu ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 94)

5. Bố cục của Luận văn

4.2.1. Nâng cao chất lượng trong quản lý khai thác nguồn thu ngân sách huyện

Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước vào NSNN để quản lý thống nhất, phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho phát triển, tạo thế và lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng nguồn vốn để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư cho toàn xã hội, khai thác các nguồn vốn từ nước ngoài, tăng cường tỷ lệ động viên GDP vào NSNN giai đoạn 2011 - 2015; Để quản lý hiệu quả các nguồn thu NSNN cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành các chính sách, chế độ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào NSNN, vừa bảo đảm nguồn thu tài chính cho nhà nước thực hiện điều hành vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, tạo điều kiện cho SXKD phát triển.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm dần thuế suất, giảm chênh lệch giữa các mức thuế, giảm số lượng thuế suất, giảm dần các ưu đãi, miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế, bảo đảm nguyên tắc công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế trong xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình cơ cấu SXKD, thúc đẩy đổi mới công nghệ, hướng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết thu nhập và tăng cường hạch toán kế toán đúng theo quy định.

- Điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế, thuế suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập quốc tế, sửa đổi và hoàn thiện các loại thuế gián thu, khẳng định vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Nâng dần tỷ trọng thuế trực thu trong thu NSNN theo những phương thức thích hợp, chú trọng triển khai áp dụng thống nhất chế độ thuế thu nhập cá nhân nhằm tạo môi trường bình đẳng trong chi việc thiết lập các chế đội thuế và chính sách tài chính khác, góp phần tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội và tăng cường nguồn thu NSNN, xác lập thói quen về nghĩa vụ nộp thuế trong nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới quy trình công nghệ trong quản lý thu NS, hạch toán và kiểm tra thuế, thực hiện công khai dân chủ về quy trình công khai và nộp thuế, đề cao chế độ tự động kiểm tra và kiểm tra chéo đối với các sắc thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế, công tác chống gian lận trong thương mại, buôn lậu, trốn thuế.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ của ngành thuế để có thể giám sát và quản lý thuế theo mạng tin học cho toàn tỉnh, đổi mới hệ thống luân chuyển hóa đơn, chứng từ, xây dựng và áp dụng thống nhất chuẩn mực chi, chế độ tài chính và kế toán áp dụng thống nhất tại doanh nghiệp, cải tiến công tác kế toán thuế nhà nước, kiểm soát công tác thu đối với ngành thuế và Kho bạc Nhà nước.

4.2.2. Nâng cao chất lượng trong quản lý điều hành chi ngân sách huyện

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa các quy trình trong công tác quản lý trên cơ sở phát triển công nghệ tin học và thông tin mạng, thúc đẩy tiến trình đổi mới chế độ thu nhập, cải thiện đời sống đội ngũ nghiên cứu khoa học và công chức nhà nước.

Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN. Bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi quản lý nhà nước, đồng thời có ưu tiên chi cho thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương.

- Ưu tiên các chiến lược trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao. Tăng dần tỷ trọng chi NSNN cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng công nghệ mới.

- Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp, xây dựng cơ chế tự trang trải chi phí đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng trong số lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, truyền hình, khuyến khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.

- Tăng cường giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hưởng NS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (như thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán). Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN, nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.

- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tư XDCB để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của người dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cần tăng cường kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kế toán. Đồng thời, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của địa phương và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp NS, tạo tính chủ động cho NS cấp dưới.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi NS có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 94)