5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Phú Thọ
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp kinh tế- xã hội năm 2013-2014
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2014/2013 (%) Tổng sản phẩm trong tỉnh
Theo giá hiện hành đồng Tỷ 31.932 34.859 109,17
Nông lâm nghiệp, thủy sản ” 8.716 9.321 106,94
Công nghiệp, xây dựng ” 11.634 12.612 108,40
Dịch vụ ” 11.581 12.926 111,61
Theo giá SS 2010 Tỷ
đồng 24.605 25.914 105,32
Cơ cấu GDP (giá thực tế)
Theo ngành kinh tế
Nông lâm nghiệp, thủy sản % 27,29 26,73 97,95
Công nghiệp, xây dựng ” 36,43 36,18 99,31
Dịch vụ ” 36,26 37,08 102,26
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Phú Thọ năm 2013-2014.
Về tăng trƣởng kinh tế
Tổng GDP năm 2014 của tỉnh đạt 34.859 tỷ đồng, tăng 9,17% so với thực hiện năm 2013. Trong đó: Khu vực Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,94%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,4%, dịch vụ tăng 11,61%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 22 triệu đồng, giá trị xuất khẩu 602-697 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 3.045 tỷ đồng, tăng 6,26% so với năm 2013 . Tổng vốn đầu tƣ xã hội năm 2014 là 7.565 tỷ đồng, năm 2013 là 7.203 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 5,04%. Năm 2014 là năm có tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm thấp hơn so với những năm gần đây; tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cả nƣớc nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao thì đây là mức tăng trƣởng hợp lý. Có đƣợc kết quả tích cực trên là do sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, các địa phƣơng và nhân dân toàn tỉnh cũng nhƣ việc thực hiện triệt để, kịp thời, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có sự chuyển dịch theo hƣớng hiện đại hơn. Trong đó chuyển dịch từ chỗ
ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang hƣớng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên vẫn còn chậm. Nguyên nhân: Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu hết các vật tƣ và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệ đóng góp vào GDP giảm. Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2014 là: Nông nghiệp 26,73%, công nghiệp – xây dựng 36,18% và dịch vụ 37,08% .
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2014 (Theo giá thực tế)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông lâm nghiệp 33,1 29,8 28,7 27,29 26,73
Công nghiệp – Xây dựng 33,2 36,5 37,6 36,43 36,18
Dịch vụ 33,7 33,7 33,7 36,26 37,08
Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, Niên giám thống kê năm 2010-2014.
Tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ đang dần trở thành một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Là một trong 14 trung tâm vùng của cả nƣớc, Phú Thọ hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất và chế biến một số sản phẩm công nghiệp lớn (nhƣ chè, nguyên liệu giấy, thủy sản…) đồng thời Phú Thọ cũng là trung tâm khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp và trung tâm văn hóa xã hội và nhân văn của cả nƣớc.
Về nguồn nhân lực
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu nguồn nhân lực 2014 của tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014
Số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Nghìn người 750
Số lao động đƣợc giới thiệu việc làm trong năm ” 37,4
Xuất khẩu lao động ” 2,7
Tổng số lao động đƣợc dạy nghề ” 23,1
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 20,00
Số lao động chƣa có việc làm ổn định Nghìn người 16,9
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Phú Thọ năm 2014
Qua bảng số liệu trên (Bảng 3.3), chúng ta thấy Phú Thọ là tỉnh có dân số trẻ, nguồn lao động vô cùng dồi dào (chiếm 55,16 % dân số toàn tỉnh). Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2014 ƣớc tính 1.359,7 nghìn ngƣời, tăng 0,6% so với năm trƣớc, trong đó: nữ là 688,7 nghìn ngƣời, chiếm 50,7%; dân số thành thị là 252,7 nghìn ngƣời, chiếm 18,6%. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ƣớc tính năm 2014 là 750 nghìn ngƣời, tăng 7,7 nghìn ngƣời so với năm trƣớc, trong đó lực lƣợng lao động nam chiếm 49,3%; lực lƣợng lao động nữ chiếm 50,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ƣớc tính năm 2014 là 736,2 nghìn ngƣời, tăng 8 nghìn ngƣời so với năm 2013.
Công tác lao động việc làm, đào tạo nghề, tạo việc làm đƣợc chú trọng và đạt đƣợc kết quả khả quan; cơ sở vật chất các trung tâm dạy nghề đƣợc quan tâm đầu tƣ; việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông đƣợc thực hiện có chiều sâu. Năm 2014, giải quyết việc làm 22,9 nghìn ngƣời, tăng 3,3%; tạo việc làm mới 14,5 nghìn ngƣời, tăng 3,5% so cùng kỳ; xuất khẩu lao động 2,7 nghìn ngƣời; tổ chức đào tạo nghề cho 23,1 nghìn lao động (cao đẳng nghề 1,5 nghìn ngƣời, trung cấp nghề 2,7 nghìn ngƣời, sơ cấp nghề 18,8 nghìn ngƣời)
Cơ cấu lao động: dù còn tỷ lệ cao trong lao động nông nghiệp, nhƣng đã và đang chuyển dịch theo hƣớng ngày càng tiến bộ. Năm 2014, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 58,4% tổng số, giảm 4,5 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,3%, tăng 6 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 20,3% tăng 6,5 nghìn lao động.
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của dân cƣ Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với vùng Đông Bắc. Số ngƣời chƣa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn Tỉnh, trong khi cả nƣớc còn có tới 3,5% số ngƣời chƣa biết chữ so với tổng số dân cả nƣớc. Tỉnh có 2 trƣờng Đại học, 4 trƣờng Cao đẳng, 27 trƣờng trung cấp và cơ cở dạy nghề, 600 trƣờng phổ thông các cấp, bình quân 2.310 học sinh/vạn dân. Đặc điểm chung của lao động là cần cù, chịu khó, thông minh, dề thích nghi với nghề nghiệp.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng
Giao thông: Phú Thọ có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy. Qua địa bàn Tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70; đƣờng sắt tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai đang đƣợc mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đƣờng cao tốc Nội Bài – Phú Thọ - Lào Cai, đƣờng xuyên Á và đƣờng Hồ Chí Minh đang khởi động xây dựng. Đƣờng thủy có cảng Việt Trì trên sông Lô, sông Hồng, cảng Yến Mao trên sông Đà, cảng Bãi Bằng trên sông Lô lƣu thông về cảng Hà Nội, cảng Hải Phòng.
Điện, nước: Hệ thống điện Quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Hiện 70% dân số trong tỉnh đã đƣợc dùng nƣớc sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã và thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nƣớc sạch với tổng công suất trên 150.000m3/ ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nƣớc cho sản xuất và tiêu dùng.
Thông tin liên lạc: Mạng lƣới bƣu chính viễn thông của tỉnh Phú Thọ đƣợc phát triển với tốc độ nhanh theo hƣớng hiện đại hóa, đa dạng và rộng khắp đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong nƣớc và quốc tế ngày càng tăng đủ nhu cầu phục vụ mọi hoạt động của các doanh nghiệp và nhân dân.
Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khoán, phòng giao dịch ngân hàng của nhiều ngân hàng khác nhau nhƣ ngân hàng Đầu tƣ và phát triển (BIDV), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng Hàng hải (Maritime bank), ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng (Techcombank)… có đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế nhƣ vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh… với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại.
Hải quan: Với hải quan Hà Nội – chi nhánh tỉnh Phú Thọ và cảng cạn ICD Thụy Vân, hàng hóa xuất – nhập khẩu đƣợc làm thủ tục thông quan tại tỉnh Phú Thọ trƣớc khi đƣa đến các cảng hàng không, cảng biển để xuất khẩu.