Lợi thế thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp của Tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Lợi thế thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp của Tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất là lợi thế về vị trí địa lý. Nhƣ đã nói ở trên, tỉnh Phú Thọ có vị trí tƣơng đối thuận lợi trong phát triển kinh tế và thu hút FDI: Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc); thuộc quy hoạch vùng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo Nghị quyết 37 của Bộ chính trị; cách thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu không xa; hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông. Các KCN, CCN của tỉnh Phú Thọ hầu hết đƣợc quy hoạch nằm gần các trục đƣờng chính nhƣ: KCN Thụy Vân trên trục đƣờng Quốc lộ 2, KCN Trung Hà trên trục đƣờng Quốc lộ 32A (đƣờng Hồ Chí Minh giai đoạn 2), CCN Đồng Lạng trên trục đƣờng Quốc lộ 2... Các KCN này đều đƣợc quy hoạch dọc tuyến đƣờng xuyên Á, đƣờng Hồ Chí Minh hứa hẹn thu hút đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng cũng nhƣ các dự án thứ cấp lớn.

Thứ hai là lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Tỉnh Phú Thọ có lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào với lực lƣợng lao động chiếm hơn 55% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là lao động trẻ với hơn 60% lực lƣợng lao động. Hiện nay, lao động Phú Thọ đang từng bƣớc đƣợc cải thiện trình độ, tay nghề với hệ thống giáo dục, đào tạo, dạy nghề gồm có các trƣờng Đại học (Đại học Hùng Vƣơng, Đại học Công nghiệp Việt Trì), các trƣờng cao đẳng (Cao đẳng Thực Phẩm, Cao đẳng dƣợc, cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật...), các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh, thành, huyện, nhiều trƣờng trung cấp dạy nghề trên toàn tỉnh...[15, tr. 2-3]

Thứ ba là kinh nghiệm phát triển công nghiệp nhiều năm. Là một tỉnh công nghiệp cũ, nay đang phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp mới. Phú Thọ còn là 1 trong 14 trung tâm vùng của cả nƣớc, giữ vai trò trung tâm phát triển công nghiệp sản xuất và chế biến một số sản phẩm công nghiệp lớn nhƣ chè, nguyên liệu giấy, thủy sản tiêu biểu là Nhà máy Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao, Công nghiệp Hóa chất Việt Trì, Cty CP Giấy Bãi Bằng, nhà máy Chè Phú Bền...

Thứ tư là lợi thế trong việc ƣu tiên phát triển KCN và thu hút FDI vào KCN, CCN. Các cấp lãnh đạo tỉnh Phú Thọ luôn đặt mục tiêu phát triển công nghiệp làm mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Bởi vậy, tỉnh Phú Thọ luôn cố gắng để có thể đƣa ra các chính sách ƣu đãi, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để

thu hút nhà đầu tƣ đến với Phú Thọ. Nhà đầu tƣ đầu tƣ vào các KCN, CCN của Phú Thọ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi chung của Nhà nƣớc Việt Nam đối với vùng Tây Bắc, đồng thời đƣợc hƣởng các ƣu đãi riêng của Tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)