Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống chính sách thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống chính sách thu

hút vốn đầu tư FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Hệ thống pháp luật chưa thật sự đồng bộ, minh bạch

Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã thƣờng xuyên theo dõi tình hình thực tế, kịp thời kiến nghị để sửa đổi, bổ sung cho Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, các Nghị định,

Thông tƣ liên quan đến lĩnh vực ĐTNN nhằm tạo môi trƣờng luật pháp thông thoáng để khuyến khích các nhà ĐTNN vào các KCN.

Tuy nhiên, các chính sách chƣa thật sự đồng bộ, văn bản pháp quy ban hành chậm và chƣa đủ mức cụ thể và thƣờng không có lộ trình trƣớc về những thay đổi, do đó gây khó khăn trong quá trình dự đoán, dự báo của nhà đầu tƣ nên trong nhiều trƣờng hợp làm đảo lộn phƣơng án kinh doanh dẫn đến gây thiệt hại cho họ. Sự minh bạch và đơn giản hóa hệ thống luật pháp còn yếu nhiều so với các nƣớc (Trung Quốc, Thái Lan..)

Việc thi hành pháp luật, chính sách không nhất quán. Một số văn bản hƣớng dẫn của các Sở Ban Ngành tại Phú Thọ có xu hƣớng xiết lại, thêm 1 số quy trình dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dƣới chặt”, thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hệ thống pháp luật về ĐTNN chƣa phát huy đƣợc hết vai trò là công cụ định hƣớng thu hút đầu tƣ. Cơ chế chính sách thu hút FDI còn chậm, chƣa đồng bộ. Cơ chế khuyến khích đầu tƣ chƣa thật sự hấp dẫn và thích ứng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, dẫn đến các dự án ĐTNN vào các KCN trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung ở KCN thuộc thành phố Việt Trì và các huyện lân cận. Các biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tƣ trong một số lĩnh vực chƣa thật sự hấp dẫn. Điều này một mặt không tạo điều kiện cho KCN Phú Thọ thu hút ĐTNN vào những lĩnh vực và khu vực cần thiết, mặt khác làm cho nhà ĐTNN mất nhiều chi phí, thời gian cho việc xác định cơ hội đầu tƣ.

Nhiều quy định không thể hiện đƣợc tính minh bạch do có nhiều nội dung không đủ rõ ràng để điều khiển các hành vi kinh tế, cũng nhƣ trong một số trƣờng hợp thiếu nhất quán, nhiều quy định ban hành sau đó còn có nội dung khác, thậm chí có điểm đối lập với quy định ban hành trƣớc đó hoặc quy định của ngành này chồng chéo sang ngành khác làm cho các doanh nghiệp ĐTNN không xác định đƣợc đâu là quy định để tuân theo.

Hạn chế về chính sách quy hoạch và nguyên nhân:

ọ n, một trong nhữ

ỉnh Phú Thọ

ợp lý. Công tác quy hoạch chi tiêt, quy hoạch cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng chƣa đƣợc coi trọng. Trong các năm vừa qua, tỉnh vẫn chƣa có sự nghiên cứu nghiêm túc và xây dựng các danh mục dự án đầu tƣ chủ yếu

cầ , từ đó

dẫn đến giảm sức hút đầu tƣ đối với nhà ĐTNN.

Chính sách phát triển các KCN chưa đạt hiệu quả cao và nguyên nhân :

Tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi đối với nhiều doanh nghiệp ĐTNN hoạt động trong các KCN nhƣ về giá thuê đất, thuế suất, hỗ trợ ngân sách giải phóng mặt bằng… . Nhìn chung, kết quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần thúc đấy phát triển công nghiệp, tăng GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp nhất là để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phƣơng. Tuy nhiên, hoạt động của các KCN này chƣa thực phát triển mạnh và đạt hiệu quả tƣơng xứng với những tiềm năng vốn có, các vấn đề cần phải quan tâm xử lý nhƣ:

Tiến độ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN còn chậm, tỷ lệ lấp đầy tại các KCN không đồng đều, cao nhất là KCN Thụy Vân với tỷ lệ lấp đầy là 81,91%. Các KCN, CCN khác tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 40-50%.

Tình hình phát triển và hoạt động của các KCN đã có những biểu hiện mất cân đối, thành lập quá nhiều KCN trong khi đó khả năng thu hút đầu tƣ hạn chế, không phát huy đƣợc hiệu quả của vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng, giải phóng mặt bằng. Mặt khác, việc tuân thủ quy hoạch KCN chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Việc bổ sung quy hoạch cũng nhƣ chủ trƣơng thành lập KCN nhiều khi chƣa đúng quy trình, chƣa đánh giá hết khả năng thu hút đầu tƣ để đảm bảo hiệu quả hoạt động của khu này.

rất ít thậm chí có KCN gần nhƣ là trống và vẫn đang trong giai đoạn mời gọi đầu tƣ. Với tình hình đó, liệu các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà ĐTNN đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN này có thể tồn tại trong vòng bao lâu, với việc chỉ có chi mà không có thu. Đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét.

Chính sách cải thiện môi trường đầu tư còn nhiều bất cập, yếu kém và nguyên nhân :

Trong những năm qua, thủ tục cấp phép đầu tƣ đã liên tục đƣợc cải tiến mà quan trọng nhất là việc bổ sung vào Luật đầu tƣ nƣớc ngoài chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tƣ với thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, các tiêu chí cấp và từ chối giấy phép đôi khi vẫn còn chƣa rõ ràng. Thủ tục để có giấy phép đầu tƣ đƣợc khuyến khích theo hƣớng „một cửa‟ nhƣng trên thực tế phải trải qua „nhiều cổng‟ (Sở kế hoạch đầu tƣ, Ban quản lý KCN, Sở ngoại vụ, Sở Công an, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trƣờng…) nhiều khi là nguyên nhân làm nản lòng các nhà đầu tƣ.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định đánh giá đầu tƣ trƣớc và sau khi cấp giấy phép đầu tƣ của tỉnh Phú Thọ và BQL KCN còn yếu kém. Có một thời gian, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lợi dụng sự thông thoáng quá mức của chính sách thu hút đầu tƣ và công tác thẩm định, đánh giá đầu tƣ hời hợt của Tỉnh để thực hiện những hành vi lừa đảo.

Một số nhà đầu tƣ Hàn Quốc đã tìm đến Phú Thọ để tay không kiếm tiền. Sau khi đƣợc cấp chứng nhận đầu tƣ, họ bắt đầu lập kế hoạch vay tiền tại các ngân hàng để thực hiện dự án với tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay (nhƣ nhà xƣởng đang xây dựng, dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu…). Vay xong tiền từ ngân hàng, họ đầu tƣ èo uột và cuối cùng biến mất để lại khoản nợ xấu khổng lồ cho nhiều ngân hàng trong tỉnh và những nhà máy xây dựng dở dang, những máy móc gỉ sét không thể hoạt động. Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, thì con số nợ xấu từ các vụ lừa đảo của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã lên tới con số 17 triệu USD. Một cán bộ ở BQL các KCN còn thừa nhận rằng: “Không ai nghĩ khi họ đến hoành tráng thế rồi để lại một cục nợ và gây ra nỗi đau lớn cho toàn tỉnh”.

nguyên nhân:

Chính sách cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng, chƣa đƣợc tiến hành rộng rãi và toàn diện. Chƣa có những cuộc hội thảo xúc tiến đầu tƣ riêng cho KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đó là nguyên nhân mà ngoài Hàn Quốc ra, rất ít quốc gia khác biết tới Phú Thọ hoặc là có đầu tƣ nhƣng rất ít nhƣ là Nhật Bản hay Trung Quốc. Nhiều dự án lớn mà vẫn do Trung Ƣơng giao cho tỉnh Phú Thọ. Trang web giới thiệu tiềm năng thu hút đầu tƣ của tỉnh còn ít thông tin, chƣa có đầy đủ thông tin về các tiềm năng của tỉnh cũng nhƣ danh mục các dự án FDI kêu gọi vốn đầu tƣ. Tỉnh chƣa thực sự có những chính sách, đầu tƣ kinh phí để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trung ƣơng và địa phƣơng.

Chính sách đất đai còn nhiều bất cập và nguyên nhân:

Thủ tục hành chính trong việc xin cấp đất, cấp giấy phép xây dựng thƣờng mất nhiều thời gian làm ảnh hƣởng đến tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các nhà ĐTNN.

Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng nhiều khi không nhất quán, không phù hợp với thực trạng đất gây phiền hà cũng nhƣ thiệt hại cho cả phía nhà ĐTNN và ngƣời dân nhận đền bù. Tiến độ giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho các dự án đầu tƣ thƣờng rất chậm do chi phí xử lý chƣa kiên quyết, triệt để, chƣa nhận đƣợc sự hợp tác và tuân thủ của ngƣời dân ở nơi đƣợc giải tỏa.

Chính sách lao động, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và nguyên nhân:

, k ...

Mặt khác, lao động tại Phú Thọ trong các doanh nghiệp có vốn FDI, chất lƣợng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nắm bắt công nghệ hiện đại, tiên tiến, thiếu tác phong công nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật, kỹ sƣ cho các dự án ĐTNN ngày càng rõ khi các dự án lớn đi vào triển khai. Sự không nhất quán giữa các cơ quan tuyển dụng lao

động và các doanh nghiệp cũng tạo ra thiệt thòi, khó khăn cho ngƣời lao động.

.

Một số những hạn chế và nguyên nhân khác:

Chính sách môi trường tại các KCN chƣa đƣợc triển khai triệt để, chƣa có những khu xử lý rác, nƣớc thải tập trung lớn tại các KCN. Việc xử lý nƣớc và rác thải của một số doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp FDI chƣa tốt khiến cho môi trƣờng sống của ngƣời dân khu vực xung quanh bị ô nhiễm, và trong thực tế ngƣời dân luôn tỏ ra bức xúc vì không khí ô nhiễm, khói bụi, mùi hôi thối từ cống rãnh, nƣớc thải…, vì mắc phải các bệnh hiểm nghèo, các căn bệnh lạ…

Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, đặc biệt cơ sở hạ tầng KCN-CCN của tỉnh vẫn còn hạn chế cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Nhiều khi doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN-CCN đã có mặt bằng nhƣng lại chƣa có đủ các dịch vụ phụ trợ nhƣ điện, nƣớc, viễn thông,... dẫn đến đình trệ tiến độ sản xuất kinh doanh của dự án. Ở các nơi ngoài KCN-CCN thì ngoài khó khăn trong giải phóng mặt bằng, vấn đề giao thông vẫn là một rào cản rất lớn.

Hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao: Các doanh nghiệp FDI khi tiến hành thực hiện dự án ở tỉnh Phú Thọ vẫn chƣa có đƣợc sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo tỉnh cũng nhƣ của đội ngũ công chức nhà nƣớc, nhiều khi còn bị phân biệt đối xử. Trong khi cung cấp dịch vụ công, tỉnh chƣa chủ động tìm đến doanh nghiệp và tìm hiểu các nguyện vọng chính đáng của họ. Việc đại diện cơ quan nhà nƣớc trực tiếp tiếp xúc và đối thoại với đại diện doanh nghiệp để giải quyết vƣớng mắc trong thực thi dự án vẫn còn khá hạn chế. Các hiện tƣợng phiền hà và sách nhiễu vẫn còn tồn tại làm gia tăng đáng kể thời gian thực hiện các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO KCN TRÊN ĐỊA BÀN PHÚ THỌ 4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)