Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chất lượng công tác quy hoạch

Tỉnh Phú Thọ cần phải nâng cao chất lƣợng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Bên cạnh đó tỉnh phải có tầm nhìn về quy hoạch, xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử

dụng đất, quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch nhà ở cho ngƣời lao động và các quy hoạch ngành.

. tri , . Tỉ ại các KCN, CCN tạ KCN đang đƣợc khuyế

4.3.2. Chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài

trong quá trình thu hút các dự án FDI ở bất cứ địa phƣơng nào. Xúc tiến đầu tƣ giúp nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vốn xa lạ với môi trƣờng kinh doanh Việt Nam hiểu và tìm thấy những cơ hội đầu tƣ hấp dẫn. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ hiệu quả giúp địa phƣơng có nhiều cơ hội thu hút nhiều dự án FDI cả về số lƣợng dự án lẫn số vốn đăng ký. Có thể nói, đây chính là bƣớc khởi đầu trong quá trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo nên một hình ảnh đẹp về địa phƣơng trong con mắt nhà đầu tƣ. Để thu hút đƣợc nhiều dự án FDI có chất lƣợng đòi hỏi mỗi địa phƣơng phải hoàn thành tốt công tác này.

Trên thực tế, các địa phƣơng có số lƣợng các dự án FDI lớn và công nghệ hiện đại thì công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc họ rất quan tâm và thực hiện khá tốt. Đó là các địa phƣơng nhƣ: Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng... Các tỉnh này đều quan tâm chú trọng việc vận động xúc tiến đầu tƣ, coi khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế.

Tại Phú Thọ, mặc dù tỉnh đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tƣ nhƣng chƣa thực sự đầu tƣ mạnh và hiệu quả mang lại cũng chƣa cao. Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tƣ và mang lại hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tƣ, tỉnh Phú Thọ nên tập trung một số biện sau:

- Củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến thƣơng mại tỉnh. Sử dụng có hiệu quả trang Website của tỉnh và Ban quản lý Khu công nghiệp. Xác định xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại là khâu đột phá quan trọng.

- Đưa các thông tin sinh động và hữu ích lên các phương tiện truyền thông như báo, Internet, truyền hình...một cách kịp thời. Thiết lập trang Web giới thiệu tiềm năng thu hút đầu tƣ của tỉnh và tiếp xúc với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tƣ nhằm thiết lập mối quan hệ với các nhà đầu tƣ. Thƣờng xuyên cập nhật và duy trì việc công bố các chính sách ƣu đãi của KCN trên website của tỉnh, của trung tâm xúc tiến đầu tƣ, trên các phƣơng tiện truyền thông khác nhau.

- Ngân sách cho việc thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư cần được cân đối hàng năm. Tỉnh Phú Thọ cần phải căn cứ vào mục tiêu, đối tƣợng thu hút FDI vào KCN qua từng thời kỳ mà có những cân đối ngân sách hợp lý nhất nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tƣ đƣợc triển khai theo kế hoạch đề ra.

- Bên cạnh việc khai thác một cách có hiệu quả hơn nữa các kênh thu hút đầu tư nước ngoài hiện có, cần tổ chức các đoàn công tác đi nƣớc ngoài để tìm hiểu thông tin và tìm kiếm cơ hội tiếp cận và quảng bá tiềm năng đầu tƣ của tỉnh với các nhà đầu tƣ. Đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, ngành, các thông tin về cơ chế chính sách áp dụng đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài.

4.3.3. Cải cách thủ tục hành chính

Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”, “một đầu mối”, đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tƣ, kinh doanh trong KCN theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc nhƣng không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tƣ và cần tạo đƣợc mối quan hệ mật thiết giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các doanh nghiệp. Thời gian cấp phép các thủ tục cần đƣợc rút ngắn hơn nữa, số lƣợng các giấy phép cần rút gọn lại, các thủ tục đăng ký con dấu, bƣu chính viễn thông, mã số thuế... cần đƣa về một đầu mối để rút ngắn thời gian triển khai dự án, tránh việc nhà đầu tƣ phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn. Tuy nhiên, song song với việc rút ngắn việc cấp phép, đơn giản hóa các thủ tục tỉnh cũng cần phải lƣu ý khâu kiểm tra cấp phép có đúng thủ tục quy trình không, tránh tình trạng cấp phép tràn lan các dự án không mang lại hiệu quả kinh tế.

. .

.

4.3.4. Nhóm giải pháp về cơ cấu đầu tư

Lĩnh vực đầu tư: Các dự án ĐTNN vào KCN tỉnh Phú Thọ hiện nay chủ yếu là các dự án nhỏ, lẻ, yêu cầu nhiều sức sức lao động, hàm lƣợng công nghệ cao còn thấp. Do đó trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ nên tập trung kêu gọi đầu tƣ vào những lĩnh vực hàm lƣợng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, và đặc biệt kêu gọi đầu tƣ phát triển vào Ngành công nghiệp phụ trợ đối với cả doanh nghiệp ĐTNN cũng nhƣ doanh nghiệp trong nƣớc. Thực tế cho thấy, công nghiệp phụ trợ phát triển thì mới làm môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn và thu hút tốt FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất máy móc, là những ngành đang phát triển tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Mặt khác, thu hút FDI cũng lôi kéo các công ty khác (kể cả các DN trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài) đầu tƣ phát triển công nghiệp phụ trợ. Do đó, ta có thể thấy sự quan trong của ngành công nghiệp phụ trợ và nó cần đƣợc tập trung thu hút tại tỉnh trong thời gian tới.

Thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác đầu tư, không quá phụ thuộc vào một đối tác duy nhất là Hàn Quốc nhƣ hiện nay. Ngoài Hàn Quốc, tỉnh có thể tổ chức các cuộc đi tham quan kèm theo các hoạt động nhằm xúc tiến đầu tƣ ở các quốc gia khác cũng gần gũi với Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore. Tại mỗi nƣớc, tỉnh tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, các sự kiện văn hóa để giới thiệu về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam cũng nhƣ giới thiệu tỉnh Phú Thọ cho các nƣớc bạn biết đến nhƣ là một vùng đất mến khách, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tƣ. Tỉnh cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin về các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tiềm năng lớn về vốn và công nghệ qua các kênh thông tin từ Chính phủ, từ các đối tác trong và ngoài nƣớc để vận động họ, xúc tiến hoạt động đầu tƣ tại tỉnh.

Đối với sự mất cân đối trong địa bàn đầu tư, tỉnh có thể khắc phục bằng cách tăng cƣờng thêm các ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào các KCN ở những địa bàn khó khăn đang khuyến khích đầu tƣ. Với mỗi địa phƣơng ấy, tỉnh tìm ra các yếu

tố thuận lợi, tiềm năng, các ngành nghề và lĩnh vực có khả năng phát triển để quy hoạch một các có chi tiết và hệ thống, từ đó giới thiệu cơ hội đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tỉnh cũng cần đầu tƣ phát triển, cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng đã có ở các KCN ở các địa phƣơng khác ngoài KCN Thụy Vân – TP Việt Trì, đặc biệt là đƣờng giao thông để đi lại cho thuận tiện. Tỉnh nên tổ chức quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các huyện ngoài Việt Trì để tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

4.3.5. Hoàn thiện chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư

Hiện nay, các dự án FDI đầu tƣ vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc hƣởng rất nhiều ƣu đãi về chọn địa điểm thuê đất, giá thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… Tuy nhiên để phát triển cân bằng đồng đều giữa các KCN và các vùng trên địa bàn, tỉnh cần có ƣu đãi cho thuê đất với giá ƣu đãi nhất, thậm chí chỉ thu tƣợng trƣng để phát triển hạ tầng KCN, và nên coi đất phát triển KCN khác hẳn với đất dành cho phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản khác thì mới đẩy nhanh tiến trình đầu tƣ, đặc biệt là thu hút FDI vào các KCN, CCN trọng điểm.

Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cần tăng cƣờng sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án ĐTNN không có khả năng triển khai hoặc chƣa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã đƣợc giao để chuyển cho các dự án đầu tƣ mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tƣ theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tƣ sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phƣơng án xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, vƣợt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ.

Để tiến trình giải phóng mặt bằng, bàn giao đất đai cho các dự án đầu tƣ đƣợc thuận lợi thì tỉnh cũng phải quan tâm đến vấn đề đền bù, hỗ trợ tái định cƣ cho ngƣời dân, ngƣời lao động. Tỉnh cần áp dụng triệt để Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc bồi thƣờng đất và bồi thƣờng thiệt hại tài sản nhằm tạo điều kiện cho ngƣời dân yên tâm giao đất. Thêm vào đó, tỉnh cần tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cƣ trƣớc khi thu hồi đất, Khu tái định cƣ tập trung phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện,

phong tục, tập quán của từng vùng, miền để ngƣời dân nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống, tập trung lao động sản xuất.

4.3.6. Chính sách nguồn nhân lực

-

.

Tỉnh cần tạo dựng những mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong KCN với các trƣờng đại học, trƣờng dạy nghề trên địa bàn và vùng để tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Hằng năm, thành phố giao cho các trƣờng đào tạo đóng trên địa bàn một số chỉ tiêu định hƣớng cho các KCN hoặc theo đăng ký của BQL KCN với những cơ chế ƣu đãi kèm theo và chế độ tuyển dụng sau khi tốt nghiệp cụ thể.

Tạo mối liên kết giữa tỉnh, các doanh nghiệp trong KCN và Trƣờng để mở các lớp đào tạo tại trƣờng hoặc ngay trong doanh nghiệp. Tạo điều kiện hình thành các trung tâm dạy nghề ngay trong các KCN. Ƣu tiên những chƣơng trình đào tạo sát với nhu cầu thực tế đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật theo yêu cầu của các doanh nghiệp.

-

- -

.

- .

. Có các chính sách hữu hiệu thu hút nhân tài về tỉnh, đặc biệt là công chức nhà nƣớc để nâng cao chất lƣợng quản lý.

4.3.7. Chính sách môi trường và phát triển bền vững

Phú Thọ cần sớm có hƣớng dẫn cụ thể về công tác bảo vệ và giám sát môi trƣờng trong các KCN từ giai đoạn quy hoạch đến giai đoạn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, giai đoạn triển khai dự án, giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng trong các KCN… Các dự án xây dựng mới và mở rộng KCN và kinh doanh hạ tầng KCN phải lập báo cáo tác động môi trƣờng, phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trƣờng trong KCN.

Tăng cường quản lý môi trường

KCN là nguồn phát sinh các ô nhiễm môi trƣờng với mật độ cao, là nơi tập trung khối lƣợng chất thải công nghiệp lớn và phức tạp về thành phần chất gây ô nhiễm, dễ gây ra những sự cố môi trƣờng không những trong KCN mà ra cả vùng lân cận bên ngoài hàng rào. Do vậy cần tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng trong đó có công tác kiện toàn năng lực của bộ máy quản lý môi trƣờng phải đặt lên hàng đầu.

BQL KCN cần xây dựng các nội quy về bảo vệ môi trƣờng theo các hình thức: Những hƣớng dẫn chi tiết về quy hoạch địa điểm, cảnh quan và thiết kế kiến trúc cho các KCN; Các quy định về dòng thải và các tiêu chí về môi trƣờng cho các dự án đầu tƣ vào KCN; Xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các máy móc hiện đại, sản xuất sạch hơn, công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, phế liệu có khả năng tái chế hoặc đƣợc chôn lấp an toàn, áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng Quốc tế.

Đặc biệt khuyến khích ngành công nghiệp môi trƣờng đầu tƣ phát triển KCN. Không chấp nhận các cơ sở công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao ở tỉnh Phú Thọ.

Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất của KCN.

Thực hiện quy hoạch môi trường

Đối với KCN mới xây dựng, việc quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trƣờng ngay từ khi mơi lập dự án đóng vai trò rất quan trọng. Trong quy hoạch ngoài mặt bằng cho dự án cũng cần đề cập tới phƣơng án bảo vệ môi trƣờng.

Thiết kế xây dựng KCN phải có quy hoạch vùng cách lý vệ sinh công nghiệp. Các KCN đã có từ trƣớc cần lập danh sách các nhà máy theo mức độ ô nhiễm gây độc hại để có biện pháp xử lý cụ thể.

Xây dựng các khu xử lý môi trường tập trung

Việc xây dựng trạm xử lý nƣớc thải cho một KCN là yêu cầu bắt buộc. Hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đƣợc xây dựng để xử lý một khối lƣợng lớn nƣớc thải cùng loại của nhiều cơ sở sản xuất sẽ tiết kiệm đƣợc các chi phí xây dựng, thi công, đến vận hành và bảo dƣỡng hệ thống này. Những ngành công nghiệp có cùng loại nƣớc thải nên đƣợc xếp vào cùng khu để thuận tiện cho việc xử lý.

Đối với các KCN có sản xuất với nguy cơ gây độc hại cần thiết kế các vùng đất ngập nƣớc – hồ nhân tạo để xử lý nƣớc thải theo phƣơng pháp sinh học. Các nhà máy đơn lẻ phải lắp hệ thống tiền xử lý để đảm bảo tính nhất thể và sự ổn định của hệ thống này. Phƣơng pháp vùng đất ngập nƣớc nhân tạo có ƣu thế về vốn đầu tƣ vừa phải, chi phí vận hành thấp mà hiệu quả cao

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với Chính Phủ

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh có nhiều tiềm năng nhƣng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chậm. Nền kinh tế địa phƣơng ở mức kém phát triển nên Phú Thọ vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ và Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần sớm quan tâm: xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng, giúp Phú Thọ hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ; có nhiều cơ chế hỗ trợ tỉnh Phú Thọ trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cụ thể là:

Nhà nƣớc có ƣu tiên nguồn vốn ODA, FDI hoặc tăng vốn ngân sách vào một số dự án đầu tƣ của tỉnh ( Phú Thọ là một trong những tỉnh nằm trong chƣơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)