5. Kết cấu của luận văn
4.4.1. Kiến nghị với Chính Phủ
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh có nhiều tiềm năng nhƣng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chậm. Nền kinh tế địa phƣơng ở mức kém phát triển nên Phú Thọ vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ và Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần sớm quan tâm: xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng, giúp Phú Thọ hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ; có nhiều cơ chế hỗ trợ tỉnh Phú Thọ trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cụ thể là:
Nhà nƣớc có ƣu tiên nguồn vốn ODA, FDI hoặc tăng vốn ngân sách vào một số dự án đầu tƣ của tỉnh ( Phú Thọ là một trong những tỉnh nằm trong chƣơng trình phát triển kinh tế vùng Tây Bắc của Đảng và Nhà nƣớc).
Hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ cho tỉnh Phú Thọ thông qua Đại sứ quán của Việt Nam ở nƣớc ngoài bằng các trƣơng trình hội thảo, gặp gỡ, quảng bá hình ảnh, tiềm năng của tỉnh.
Nhà nƣớc cần có những giải pháp tích cực và quyết liệt hơn nữa nhằm ổn định kinh tế vĩ mô nhƣ kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giảm thiểu thất nghiệp... Trong thời gian tới có thêm nhiều chính sách ƣu đãi về thuế, tín dụng đối với các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhƣ tỉnh Phú Thọ.
Hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ nói chung và đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng. Pháp luật Việt Nam cần có những cơ chế tạo thuận lợi và thông thoáng hơn cho nhà đầu tƣ so với các nƣớc trong khu vực trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải cách một cách đồng bộ, có hệ thống các chính sách nhằm hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ.
Nhà nƣớc cần có cơ chế hỗ trợ các địa phƣơng trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ nhƣ thông qua Đại sứ quán của Việt Nam ở nƣớc ngoài, cung cấp thông tin về các đối tác nƣớc ngoài cho địa phƣơng; giúp địa phƣơng tiếp cận với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để vận động, xúc tiến họ đến với địa phƣơng; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài để các địa phƣơng còn nhiều khó khăn nhƣ Phú Thọ có thể tham gia.
Quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: đƣờng giao thông, cầu cống, thuỷ lợi, hạ tầng các KCN.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ hình thành và thực hiện các dự án đầu tƣ.
Rà soát lại kỹ lƣỡng các quy hoạch, tránh hiện tƣợng chồng chéo, tạo ra rào cản quy hoạch. Tiếp tục xây dựng hệ thống các quy hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội vùng thủ đô cho phù hợp và hiệu quả để kinh tế khu vực này phát triển mạnh, là đầu tàu, lực kéo các tỉnh và khu vực lân cận phát triển theo, trong đó có Phú Thọ.