Khái niệm về chất lượng tín dụng 19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 30)

1.3.1.1. Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là từ quen thuộc với mọi người nhưng cũng là từ khó định nghĩa. Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ.

+ Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán.

+ Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề nghị hai thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹ thuật, đó là những gì mà khách hàng nhận được và (2) chất lượng chức năng, diễn giải dịch vụ được cung cấp như thế nào.

+ Parasuraman và cộng sự (1988, 1991) định nghĩa chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận

thức của họ về kết quả của dịch vụ”. Các tác giả này đã xây dựng thang đo 05 thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là: độ tin cậy (reliability), tính đáp ứng (responsiveness), tính đảm bảo (assurance), phương tiện hữu hình (tangibles) và sự đồng cảm (empathy).

Từ định nghĩa trên có thể thấy chất lượng có một số đặc điểm sau:

+ Chất lượng được đánh giá trên 2 phương diện là quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ và kết quả sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Do đó, chất lượng không phải chỉ là đặc tính của sản phẩm, hàng hóa, chất lượng còn có thể áp dụng cho một hệ thống, một quy trình.

+ Chất lượng được đo lường bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Cụ thể, đó là khoảng cách giữa sự mong đợi và nhận thức của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

+ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.

+ Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn phải đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý và các bên liên quan khác (ví dụ như đáp ứng tiêu chuẩn, quy đinh pháp luật, bảo vệ môi trường…)

1.3.1.2. Khái niệm về chất lượng tín dụng

Hoạt động cho vay là hình thức tín dụng chủ yếu của NHTM, nên theo nghĩa hẹp và trong luận văn này thì CLTD chính là chất lượng cho vay của NHTM.

Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thu Thủy (2014), đưa ra khái niệm CLTD là các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý

của khách hàng, phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, CLTD được đánh giá qua các phương diện sau:

- Đối với nền kinh tế: Hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM và là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vay vốn hợp pháp, hiệu quả. Tín dụng NHTM phải góp phần xây dựng thị trường tài chính an toàn, lành mạnh, phát triển ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của mỗi địa phương và cả đất nước.

- Đối với khách hàng: NHTM phải đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, quy trình thủ tục tiện lợi, mức lãi suất và các mức phí hợp lí, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và tuân thủ các quy định của pháp luật trong từng thời kỳ cụ thể.

- Đối với ngân hàng, CLTD phải quan tâm tới đảm bảo tăng trưởng, an toàn và sinh lời về vốn kinh doanh phù hợp với kế hoạch và các quy định pháp luật trong từng thời kì:

+ Mức độ an toàn về vốn: Nguyên tắc khi cho vay là phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi. Do đó, khi cho vay, các NHTM phải đảm bảo khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc lãi thông qua việc thẩm định, kiểm tra, đánh giá khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHTM.

+ Mục tiêu tăng trưởng: Các NHTM xây dựng và thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm trong phạm vi kế hoạch tăng trưởng tín dụng được NHNN phê duyệt cho NHTM đó. Tăng trưởng tín dụng giúp các NHTM tăng quy mô tín dụng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nhân sự, lợi nhuận... của các NHTM.

+ Khả năng sinh lời: Dù mục tiêu tăng trưởng là quan trọng, nhưng không thể chạy theo con số tăng trưởng cao mà quên đi rằng các khoản cho vay phải đem lại lợi nhuận cho NHTM, hạn chế tối đa các khoản nợ xấu, ảnh hưởng tới lợi nhuận và an toàn vốn của các NHTM.

Luận văn sẽ đi sâu đánh giá CLTD của Agribank chi nhánh Đông Anh dưới góc độ của ngân hàng.

1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vĩ mô và vi mô.

- Về phương diện quản lỹ vĩ mô:

Nâng cao CLTD giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô bền vững, ổn định. Nguyên nhân bởi tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Nâng cao CLTD tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực được chú trọng, ưu tiên phát triển… Tín dụng có chất lượng sẽ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững.

- Về phương diện quản lý vi mô:

Nâng cao CLTD giúp các NHTM đảm bảo an toàn hoạt động, tránh thất thoát vốn, gia tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và uy tín trong hệ thống NHTM. Nâng cao CLTD giúp giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, từ đó giảm chi phí trích lập dự phòng – là khoản mục chi phí lớn trong hoạt động của NHTM, từ đó giúp NHTM tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, có dư địa để giảm lãi suất cho vay đầu ra, tạo điều kiện để tăng tính cạnh tranh so với các

NHTM khác nên sẽ thu hút thêm các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Như vậy, nâng cao CLTD không hề kìm hãm tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, mà giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hoạt động hiệu quả, có tính cạnh tranh cao.

Như vậy, điều cốt lõi của quá trình phát triển của các NHTM trong hoạt động tín dụng không chỉ là tốc độ tăng trưởng mà phải rất chú trọng chất lượng tín dụng.

1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Để đánh giá CLTD của NHTM, một số tiêu chí dưới đây thường được sử dụng:

a) Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng:

1.3.3.1. Dư nợ cho vay:

Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ NHTM chưa trả tại một thời điểm. Dư nợ cho vay của NHTM phản ánh tổng số tiền NHTM đã cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu hợp pháp tại một thời điểm.

1.3.3.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng TD = Dư nợ cho vay cuối kì − Dư nợ cho vay đầu kì

Dư nợ cho vay đầu kì × 100%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của NHTM. Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với chất lượng hoạt động và khả năng mở rộng tín dụng của từng NHTM. Tăng trưởng tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá triển vọng phát triển của NHTM và nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng phù hợp giúp gia tăng tổng tài sản, dư nợ cho vay, lợi

nhuận của NHTM. Để nâng cao CLTD thì NHTM không thể không tăng trưởng tín dụng.

b) Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn

1.3.3.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi:

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi = Dư nợ cho vay

Tổng tiền gửi × 100%

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của NHTM. Các NHTM có tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi ở mức cao có nghĩa là thu nhập lãi từ hoạt động cho vay sẽ đem lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM đó nhưng rủi ro mà NHTM và người gửi tiền có thể gặp phải cũng sẽ ở mức cao.

1.3.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ NQH = Dư nợ quá hạn

Dư nợ cho vay khách hàng× 100%

Khoản nợ quá hạnlà khoản nợmà một phần hoặc toàn bộnợgốc và/hoặc lãi đã quá hạn. NHTM chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được NHTM chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh tỷ trọng các khoản cho vay đã bị quá hạn trên tổng dư nợ, không phản ánh đầy đủ tỷ trọng dư nợ có nguy cơ quá hạn trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

1.3.3.5. Tỷ lệ nợ cơ cấu:

Tỷ lệ nợ cơ cấu = Dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Dư nợ cho vay khách hàng × 100%

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:

+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền

vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;

+ Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.

Các khoản nợ mà khách hàng khi đến hạn không trả được nợ và được Tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận thì không chuyển nợ quá hạn. Mặc dù vậy, theo quy định phân loại nợ, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu thì phân loại nhóm 2, còn các khoản nợ được gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai trở lên thì phân loại nợ từ nhóm 3 trở lên nếu không thuộc trường hợp cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ.

Do đó, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ khi khách hàng không trả được nợ khi đến hạn theo thỏa thuận ban đầu được coi là các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

- Tỷ lệ nợ cơ cấu càng cao thì thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng yếu và ngược lại do nguy cơ các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được giữ nguyên nhóm nợ trở thành nợ xấu là lớn.

1.3.3.6. Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ Nợ xấu = Dư nợ xấu

Dư nợ cho vay khách hàng× 100%

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá CLTD của NHTM. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Trong hoạt động cho vay, nợ xấu là khó tránh khỏi, tuy nhiên, cần phải duy trì tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của NHTM. Các NHTM thường phấn đấu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ

chức tín dụng phân loại nợ thành 05 nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5) và nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5

- Theo phương pháp định lượng, các nhóm nợ xấu gồm các khoản nợ chính sau:

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Theo phương pháp định tính, các nhóm nợ xấu gồm:

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các kho ản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất;

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả n ăng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

1.3.3.7. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập

Dư nợ bình quân

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

1.3.3.8. Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR

Tỷ lệ an toàn vốn CAR = Vốn tự có

Tổng tài sản có rủi ro× 100%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của NHTM trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của NHTM. NHTM phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.

c) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:

1.3.3.9. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng = Thu lãi cho vay

Dư nợ cho vay bình quân

Chỉ tiêu này giúp đánh gía khả năng sinh lời của các khoản cho vay. Chỉ tiêu này cho biết một đồng cho vay ra bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ CLTD càng tốt và ngược lại.

Tỷ lệ lãi cận biên = Thu lãi cho vay − Chi phí trả lãi Dư nợ cho vay bình quân

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ chênh lệch giữa thu lãi cho vay và chi phí huy động vốn trên dư nợ cho vay bình quân mà NHTM có thể đạt được là bao nhiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)