Giới thiệu chung về Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 53)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên phong đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng. Ngân hàng luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Agribank đã và đang mở ra cơ hội cho hàng triệu người nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến lớn trong gia nhập “sân chơi” toàn cầu.

Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 1959 trên địa bàn Đông Anh có một ngân hàng được thành lập với tên gọi: “Ngân hàng Nhà Nước chi điếm Đông Anh” (tiền thân của NHNo & PTNT Đông Anh bây giờ). Họat động của Ngân hàng lúc bấy giờ thực chất là thay Ngân sách Nhà Nước cấp phát vốn tiền mặt cho đơn vị theo kế hoạch, họat động tín dụng mang tính bao cấp, đồng vốn cho vay không tính đến hiệu qủa kinh tế.

Sau đó, NHNN chi điếm Đông Anh đổi tên thành NHNo & PTNT Đông Anh thuộc Agribank thành phố Hà Nội. Năm 1996, do có sự thay đổi về cơ chế quản lý và cấp điều hành, Agribank Đông Anh tách ra khỏi Agribank Hà Nội.

Từ đó đến nay, Agribank Chi nhánh Đông Anh trực thuộc trung tâm điều hành Agribank Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

3.1.2.2. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc Chi nhánh gồm 1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc; 7 Phòng nghiệp vụ tại Trụ sở chi nhánh gồm phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng kế toán ngân quỹ, phòng tổng hợp, phòng dịch vụ và marketing, phòng kế hoạch nguồn vốn, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ; và 10 Phòng giao dịch trực thuộc gồm Vân Trì, Mai Lâm, Bắc Thăng Long, Kim Chung, Dâu, Mai Lâm, Liên Hà, Vân Hà, Nguyên Khê, Cổ Loa, Nam Hồng. Tổng số lao động thực tế là 152 người.

Một số chức năng chính của các phòng:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân:

+ Đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc xây dưng mục tiêu chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách phát triển khách hàng nằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.

+ Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân.

+ Tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn.

+ Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân.

+ Quản lý hồ sơ, tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan

- Phòng kế hoạch – nguồn vốn

+ Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh phù hợp với môi trường, định hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mưu xây dựng chiến lược huy động vốn của chi nhánh.

+ Đầu mối xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của chi nhánh theo định hướng kinh doanh của Agribank

+ Đề xuất giao, quản lý, điều chỉnh và quyết toán kế hoạch kinh doanh đối với các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Tổng hợp, phân tích, đề xuất giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

+ Quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi ... và quản lý các hệ an toàn theo quy định

+ Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro theo quy định; thư ký hội đồng xử lý rủi ro tại chi nhánh

- Phòng kế toán và ngân quỹ:

+ Trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh, tham gia thanh quyết toán các khoản chi phí theo quy định của NHNN và Agribank.

+ Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh với Trụ sở chính. Đề xuất giao, quyết toán kế hoạch tài chính đối với các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc

+ Trực tiếp thực hiện việc đăng ký, quản lý hồ sơ, thay đổi thông tin khách hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trên hệ thống IPCAS.

+ Tổng hợp, thống kê hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán tại chi nhánh. Tổ chức tập hợp và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán hàng ngày sau khi chứng từ được kiểm soát và hậu kiểm theo quy định.

+ Kiểm tra, giam sát việc thực hiện quy chế, quy trình tài chính kế toán, ngân quỹ trong phạm vi quản lý của chi nhánh

+ Quản lý hồ sơ, tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan. + Trực tiếp quản lý, điều hành và triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ phận điện toán.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý phù hợp với kế hoạch kiểm tra, kiểm soát của Agribank và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

+ Đầu mối tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ của Agribank tại chi nhánh. Phát hiện và đề xuất chỉnh sửa, khắc phục kịp thời sở hở trong các quy định nội bộ nhằm tăng cường quản lý giao dịch hàng ngày an toàn, hiệu quả, đúng luật.

+ Tiếp nhận đơn thư, tổ chức kiểm tra, xác minh giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền theo đúng quy định về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

+ Bảo mật hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

- Phòng Dịch vụ và marketing:

+ Đề xuất, tham mưu giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển mạng lưới đại lý, chủ thẻ, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ, xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Agribank

+ Cung cấp sản phẩm dịch vụ mobile banking, internet banking, phát hành thẻ, giao dịch hối đoái, dịch vụ kiều hối, công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT...

- Phòng Tổng hợp

+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của chi nhánh; tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt, làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh

+ Quản lý và sử dụng con dấu; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động, quản lý tài sản được giao

+ Đề xuất, tham mưu và thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tổ chức (mạng lưới, thi đua, khen thưởng, tiền lương, bảo hiểm..), công tác quản lý người giữ chức danh chức vụ, quản lý lao động của chi nhánh theo quy định.

+ Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền.

- Phòng giao dịch thực hiện một số lĩnh vực, nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, NHNN, và Agribank, cụ thể:

+Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu và các hình thức huy động vốn khác theo quy định.

+ Cấp tín dụng trong phạm vi phân cấp phán quyết và phê duyệt của Agribank theo quy định.

+ Cung ứng các sản phẩm dịch vụ theo quy định của Agribank, trừ dịch vụ thanh toán quốc tế.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2016-2019 Anh giai đoạn 2016-2019

3.1.3.1. Huy động vốn

Bảng 3.1. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2016 -2019

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 T H % so với KH 2016 T H % so với KH 2017 % so với 2016 T H % so với KH 2018 % so với 2017 T H % so với KH 2019 % so với 2018 Nguồn vốn huy động 5.176 101% 6.308 108% 122% 6.920 95% 110% 7.522 96% 109%

Phân theo tiền tệ

- VNĐ (tỷ đồng) 5.020 6.085 121% 6.711 110% 7.391 110% - Ngoại tệ (ngàn USD) 6.826 9.831 144% 8.971 91% 5664 63% Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 443 632 143% 649 103% 630 97% -Dưới 12 tháng 3.084 3.019 98% 2.892 96% 2840 98%

Formatted: Space After: 0 pt

Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt

-T ừ 12 đến dưới 24 tháng 1.624 2.634 162% 3.362 128% 3992 119% - T ừ 24 tháng trở lên 25 23 92% 17 74% 60 353%

Phân theo đối tượng

- HĐ tTừ dân cư 4.528 5.564 123% 6.007 108% 6593 110% - T HĐ từ T CKT 648 744 115% 913 123% 929 102%

Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Chi nhánh

Trong các năm 2016 và 2017, Chi nhánh huy động vốn đều vượt kế hoạch Agribank Trung ương giao, lần lượt đạt 101% và 108% kế hoạch; còn năm 2018 và năm 2019 chỉ lần lượt đạt 95% và 96% kế hoạch được giao. Mặc dù các năm 2018, 2019 Chi nhánh chưa đạt kế hoạch Trung ương giao nhưng số dư huy động vốn của Chi nhánh năm sau đều tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2017 tăng 22% so với năm 2016, năm 2018 tăng 10% so với năm 2017, năm 2019 tăng 9% so với năm 2018.

Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ, nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng chính, bình quân 97% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn nội tệ năm 2017 tăng trưởng 21,2% so với năm 2016, năm 2018 tăng 10% so với năm 2017.

Về tính chất nguồn vốn huy động, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu, bình quân 87% tổng nguồn vốn huy động; còn lại là huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ, bình quân 13% tổng nguồn vốn huy động.

Về kỳ hạn, Chi nhánh huy động kỳ hạn dưới 24 tháng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng bình quân trên 99% tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bình quân 9,1%, huy động kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng bình quân 46,7%, kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ trọng bình quân 43,7%, kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt Formatted: Font: 11 pt

Qua hình 31.1, trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, huy động kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng có xu hướng giảm nhẹ, trong khi huy động kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng có xu hướng tăng cao.

Hình 3.1. Xu hướng huy động vốn của Chi nhánh từ 2016-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2016-2019

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 TH TH % so với 2016 TH % so với 2017 TH % so với 2018 Tổng thu nhập 461,7 549,8 119% 596 108% 646,5 108% - Thu nhập từ hoạt động tín dụng 438,8 518,1 118% 548 106% 563,7 103% - Thu nhập phí từ dịch vụ 12,1 14,1 117% 14,6 104% 16,7 114% - Thu nhập từ kinh

doanh ngoại hối 3,1 3,5 113% 3,5 100% 4,6 131%

- Thu nhập khác 7,7 14,1 183% 29,9 212% 61,5 203% 0% 50% 100% 150% 200% 250% 300% 2016 2017 2018 2019 - Không kỳ hạn -Dưới 12 tháng -Từ 12 đến dưới 24 tháng - Từ 24 tháng trở lên

+ Trong đó thu nợ đã XLRR 7 8,8 126% 10,7 122% 45,1 421% Tổng chi phí 394,9 484,5 122,70% 577,6 119% 1100,2 190% - Chi phí hoạt động tín dụng 279,4 356,6 127,60% 418,6 117% 500,3 120% - Chi phí hoạt động dịch vụ 2,1 2,1 100,00% 2,1 95% 2,03 97% - Chi phí kinh

doanh ngoại hối 0,5 0,2 40,00% 0,5 250% 0,3 60%

- Chi phí hoạt động 59,6 65,7 110,10% 58,9 89% 89,07 151% - Chi dự phòng, BHTG 52,9 59,5 112,50% 98 165% 508,5 519% Trong đó: + Chi dự phòng rủi ro thông thường 26,5 23,4 88,30% 68 291% 435,5 640% + Chi dự phòng nợ bán VAM C 15,9 26,9 169,20% 19 70% 63,7 335% Chênh lệch thu chi 66,8 65,3 97,80% 18,4 28% -453,7 -2.466%

Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Chi nhánh

Chênh lệch thu-chi của chi nhánh ngày càng đi xuống, trong đó năm 2019 có kết quả kinh doanh xấu nhất. Năm 2019, Chi nhánh lỗ 453,7 tỷ đồng, còn năm 2018 chênh lệch thu chi ở mức rất thấp là 18,4 tỷ đồng, sụt giảm 72% so với năm 2017.

Hình 3.2. Chênh lệch thu chi của Chi nhánh từ năm 2016-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh

Bảng 3.3. Tỷ trọng thu nhập, chi phí của Chi nhánh trên tổng thu nhập từ năm 2016-2019 ĐVT: % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 TH TH TH TH Tổng thu nhập 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% - Thu nhập từ hoạt động tín dụng 95,0% 94,2% 91,9% 87,2% - Thu nhập phí từ dịch vụ 2,6% 2,6% 2,4% 2,6%

- Thu nhập từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 0,7% 0,6% 0,6% 0,7%

- Thu nhập khác 1,7% 2,6% 5,0% 9,4% + Trong đó thu nợ đã XLRR 1,5% 1,6% 1,8% 7,0% -600 -400 -200 0 200 400 600 800 1000 1200 2016 2017 2018 2019

Tổng chi phí 85,5% 88,1% 96,9% 170,2%

- Chi phí hoạt động tín dụng 60,5% 64,9% 70,2% 77,4% - Chi phí hoạt động dịch vụ 0,5% 0,4% 0,4% 0,3% - Chi phí kinh doanh ngoại hối 0,1% 0,04% 0,1% 0,05%

- Chi phí hoạt động 12,9% 11,9% 9,9% 13,8%

- Chi dự phòng, BHTG 11,5% 10,8% 16,4% 78,7%

Trong đó:

+ Chi dự phòng rủi ro thông

thường 5,7% 4,3% 11,4% 67,4%

+ Chi dự phòng nợ bán VAM C 3,4% 4,9% 3,2% 9,9%

Chênh lệch thu chi 14,5% 11,9% 3,1% -70,2%

Đối với các khoản thu nhập, thu nhập từ hoạt động tín dụng tuy chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng lại có xu hướng giảm từ năm 2016 đến 2019. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm từ 95% năm 2016 xuống còn 87,2% năm 2019. Trong khi đó, tỷ trọng thu nhập khác lại có xu hướng tăng từ 1,7% năm 2016 lên 9,4% năm 2019. Chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập khác là thu nợ gốc và lãi của các khoản nợ đã xử lý rủi ro.

Đối với chi phí, tỷ trọng tổng chi phí trên tổng thu nhập từ 2016 đến 2018 2019 có xu hướng tăng, đặc biết tăng đột biến trong năm 2019. Tỷ trọng tổng chi phí trên tổng thu nhập tăng từ 85,5% năm 2016 lên cao đột biến 170,2% năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)