Những kết quả đạt được 62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 72)

c) Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

3.3.1. Những kết quả đạt được 62

Thứ nhất, dư nợ của chi nhánh năm sau đều tăng trưởng cao hơn năm trước. Xác định được sứ mệnh của mình là phục vụ cho tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) và lợi thế phát triển của địa phương, Chi nhánh luôn chú trọng ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn khi tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 99% tổng dư nợ cho vay. Việc dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm đã góp phần tăng quy mô của chi nhánh, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức cá nhân trên địa bàn. Thông qua nguồn vốn của Chi nhánh, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân đã gặt hái được thành công, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo mảnh đất Đông Anh.

Thứ hai, Chi nhánh đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, có các cơ chế ưu đãi về phí, lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Đối với các khách hàng gặp khó khăn do các nguyên nhân khách quan, chi nhánh đã tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất, tiếp tục cho vay bổ sung vốn lưu động để giúp khách hàng ổn định sản xuất kinh doanh, có nguồn thu để trả nợ chi nhánh.

Thứ ba, Chi nhánh đã tiếp tục rà soát, phân tích, đánh giá, đưa ra các biện pháp mạnh mẽ, triệt để xử lý đối với từng khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn. Chi nhánh đã tiến hành khởi kiện 07 khách hàng trong năm 2019, nâng tổng số vụ việc đang xử lý qua biện pháp khởi kiện là 16 vụ việc, trong đó: 06 vụ việc đã có Bản án/Quyết định của Tòa án; 03 vụ việc đang giải quyết tại Tòa án; 06 vụ việc đã nộp đơn yêu cầu thi hành án ra cơ quan Thi hành án (04 vụ việc đã có Quyết định

thi hành án của Chi cục Thi hành án Dân sự Huyện Đông Anh); 01 vụ việc đã nộp hồ sơ khởi kiện ra Tòa án nhưng chưa có thông báo thụ lý. Chi nhánh cũng kiên quyết xử lý theo nghị quyết 42 của Quốc hội như khởi kiện rút gọn, xử lý tài sản… đối với các khách hàng chây ỳ, thiếu hợp tác trong việc trả nợ.

Nhờ đó, công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR, nợ bán VAMC trong năm đã có tiến triển hơn. Thu nợ đã XLRR năm 2019 đạt 52,35 tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với năm 2018.

Thứ tư, Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thông qua các kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất. Tổng số cuộc kiểm tra, phúc tra đã thực hiện trong năm 2019 là: 22 cuộc, trong đó: kiểm tra về công tác chỉ đạo điều hành; kiểm tra về công tác tín dụng; kiểm tra đột xuất trong việc chấp hành quy định, chế độ tiền tệ kho quỹ, kiểm tra về công tác kế toán ngân quỹ và thực hiện các cuộc kiểm tra khác theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh.

Chi nhánh cũng đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu các đơn vị khi để nợ xấu tăng cao, trên mức bình quân của toàn Chi nhánh. Ví dụ như năm 2018 chi nhánh xử lý kỷ luật 07 cán bộ trong đó khiển trách 06 cán bộ và kéo dài thời hạn nâng lương 01 cán bộ. Trong số cán bộ bị kỷ luật khiến trách có 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc phòng giao dịch. Lý do bị kỷ luật chủ yếu do làm sai quy trình nghiệp vụ, để tỷ lệ nợ xấu cao

Thứ năm, Chi nhánh đã chú trọng thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất hợp lý và ổn định để góp phần đáp ứng được nhu cầu cho vay khách hàng. Nguồn vốn huy động được trên địa bàn đã đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu cho vay của Chi nhánh, giúp hạn chế việc Chi nhánh phải vay vốn lãi suất cao từ Hội sở chính

tín dụng đã được ban hành tương đối đầy đủ và chặt chẽ và phổ biến rộng rãi đến cán bộ nhân viên. Các quy định chung và quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay, quyền phán quyết của các Chi nhánh và Phòng giao dịch trong hệ thống Agribank đã giúp hoạt động cho vay tại Chi nhánh được tiến hành theo đúng trình tự, tuân thủ quy định của pháp luật, tạo thuận lợi hoạt động kiểm tra giám sát, giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.

Thứ bảy, chất lượng tín dụng của Chi nhánh dưới góc độ của khách hàng qua kết quả khảo sát 120 khách hàng nhận thấy: đa số các khách hàng đều hài lòng với cán bộ nhân viên, sản phẩm dịch vụ, quy trình cấp tín dụng, vị trí cơ sở vật chất của Chi nhánh.

Cụ thể, đối với cán bộ nhân viên, 93% khách hàng được khảo sát đồng ý với đánh giá nhân viên lịch sự, cởi mở, nhiệt tình, chu đáo; 97% đồng ý với đánh giá nhân viên có tác phong chuyên nghiệp; 88% đồng ý với đánh giá nhân viên chủ động thông báo với khách hàng khi có thay đổi phí, lãi suất và các vấn đề khác.

Về sản phẩm dịch vụ, 92% khách hàng được khảo sát đồng ý rằng các sản phẩm cho vay của Chi nhánh đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng; 90% cho rằng các khoản vay có mức lãi suất phù hợp; 92% đồng ý với đánh giá thông tin về thủ tục, lãi suất, phí được cung cấp đầy đủ; 93% đồng ý rằng thời gian cho vay, mức cho vay, thời hạn trả nợ phù hợp với nhu cầu, năng lực của khách hàng; 95% đồng ý với đánh giá chi nhánh luôn thực hiện đúng cam kết với khách hàng và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của khách hàng.

Về quy trình cho vay, 93% khách hàng đồng ý rằng hồ sơ thủ tục vay vốn dễ hiểu; Chi nhánh thẩm định, trả lời đề nghị vay vốn đúng hạn; 97% đồng ý với chi nhánh giải ngân kịp thời, đầy đủ; 93% đồng ý rằng Chi nhánh định kỳ kiểm

tra sử dụng vốn vay và 95% đồng ý Chi nhánh thường xuyên thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.

Về vị trí, cơ sở vật chất, 98% khách hàng được khảo sát đồng ý với đánh giá địa điểm giao dịch thuận lợi, 85% đồng ý rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Về kết quả đánh giá chung, 97% khách hàng được khảo sát hài lòng với việc vay vốn tại Chi nhánh, và có ý định giới thiệu bạn bè, người thân vay vốn tại Agribank chi nhánh Đông Anh. 98% khách hàng được khảo sát đồng ý sẽ tiếp tục vay vốn, sử dụng dịch vụ của Agribank chi nhánh Đông Anh trong thời gian tới.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Đông Anh

3.3.2.1. Những tồn tại hạn chế về chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Đông Anh

Thứ nhất, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh đã cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh đi xuống từ năm 2016 đến năm 2019 khi chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn nợ xấu và tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ ở mức cao, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm, tỷ lệ thu lãi cho vay trên dư nợ sụt giảm.

Thứ hai, chất lượng tín dụng của chi nhánh suy giảm từ năm 2016 đến năm 2019 đã ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của chi nhánh do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh. Lợi nhuận của chi nhánh đi xuống từ năm 2016 và thua lỗ trong năm 2019.

Thứ ba, công tác thu hồi nợ đã XLRR, nợ bán VAMC mặc dù có tiến triển nhưng vẫn đạt thấp so với kế hoạch được giao.

Thứ tư, chất lượng tín dụng dưới góc độ của khách hàng còn tồn tại: Qua kết quả khảo sát 120 khách hàng, tuy hầu hết các khách hàng đều đồng ý về các đánh giá, nhưng điểm số trung bình chưa phải là điểm tuyệt đối 5/5 điểm. Một số đánh giá có điểm thấp nhất so với các đánh giá khác là: “Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng khang trang, hiện đại” (3,9/5 điểm), “Ngân hàng có các sản phẩm cho vay đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng” (4,2/5 điểm), “Nhân viên chủ động thông báo với khách hàng khi ngân hàng có thay đổi mức phí, lãi suất và các vấn đề khác” (4,2/5 điểm).

Điều này cho thấy Chi nhánh cũng cần phải tiếp tục cải thiện hoạt động của mình để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng hơn nữa, nhất là liên quan đến cơ sở vật chất, tương tác giữa nhân viên và khách hàng và các sản phẩm cho vay.

3.3.2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Đông Anh

a) Nguyên nhân khách quan

* Môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế

Sau giai đoạn mấp mô giữa tăng trưởng tín dụng, tăng lạm phát và tăng GDP, các yếu tố này đã tăng trưởng hài hoà trở lại từ năm 2016 – 2019 với mức GDP luôn tăng trên 6% và lạm phát dưới 4%. Tăng trưởng GDP trong năm 2019 tiếp tục trên mức 7%, đạt 7,02%, sau khi có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua là 7,08% trong năm 2018. Bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội ổn định, phát triển từ năm 2016 - 2019 đã tạo đà cho chi nhánh tiếp tục tăng trưởng về dư nợ cho vay và huy động vốn.

Mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển, song các khách hàng có nợ tiềm ẩn, nợ xấu tại Chi nhánh vẫn chưa có khả năng trả nợ do chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn trước.

Hình 3.3. Tăng trưởng GDP, lạm phát từ 2008 đến 2019

ĐVT: %

Nguồn: TCTK

Giai đoạn từ 2008 – 2015, nền kinh tế trải qua nhiều biến động mạnh. Lạm phát lên đỉnh 22,97% trong năm 2008 rồi đi xuống trong năm 2009 nhưng tăng trở lại mức hai con số 18,58% vào năm 2011. Lạm phát những năm sau đó lao dốc và về mức rất thấp 0,63% năm 2015, dấy lên lo ngại có hiện tượng giảm phát. Tuy nhiên, giảm phát đã không xảy ra khi lạm phá sau đó được kiểm soát dưới 4% cho đến năm 2019. Đi cùng những biến động lớn của lạm phát thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng suy giảm, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới 6% trong hầu hết các năm từ 2008-2015. Những biến động thất thường của nền kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này khiến tình trạng hàng tồn kho tăng cao, công nợ phải thu khó đòi gia tăng, ngân sách nhà nước nợ đọng xây dựng cơ bản, thị

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 T ăng trưởng Lạm phát

trường bất động sản ảm đạm…. đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các khách hàng tại chi nhánh.

- Môi trường pháp lý, chủ trương, chính sách của Nhà nước:

Việc chính sách, quy định còn thay đổi đột ngột, thiếu lộ trình, thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài, việc thực thi chính sách còn thiếu minh bạch, rõ ràng, hình thức là nguyên nhân khách quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thực hiện dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số khách hàng lớn của Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực đầu tư dự án nhà máy xử lí rác thải, sản xuất máy móc thiết bị- phương tiện vận tải, buôn bán cát, đá sỏi, vật liệu xây dựng.

Cụ thể như việc thay đổi quy hoạch, quy hoạch chậm, còn chưa minh bạch rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan là một trong những nguyên nhân khiến dự án đầu tư của doanh nghiệp bị chậm tiến độ. Một số chủ trương, chính sách dù đúng đắn nhưng do cách thực thi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như việc chấn chỉnh, siết chặt hoạt động khai thác cát, cấm các phương tiện vận tải cát đá trọng tải lớn hoạt động trên đê, chậm gia hạn giấy phép hoạt động của doanh nghiệp cũng dẫn đến nguồn thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hay việc siết chặt công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề ra khu công nghiệp cũng tác động tới các cá nhân, hộ kinh doanh tại các làng nghề.

Trong công tác xử lý nợ, Nghị quyết 42 của Quốc hội là văn bản có giá trị pháp lý rất quan trọng, khi lần đầu tiên các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành Ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội, tạo cơ chế đồng

bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi nhằm đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 còn thiếu sự hướng dẫn cụ thể của Ban, ngành có liên quan nên việc triển khai thực hiện còn chậm trễ và nhiều vướng mắc khi phối hợp với các bên liên quan. Việc khởi kiện, thi hành án mất nhiều thời gian và chi phí, việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ.

- Ngoài ra, do mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm như dịch cúm gà, dịch tả lợn châu Phi, diễn biến tiêu cực về giá cả của một số mặt hàng, công nghệ ngày càng phát triển, thương mại điện tử sôi động trong khi một số khách hàng không kịp thời thích ứng, thị hiếu của thị trường thay đổi, căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng… cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng.

* Các nhân tố thuộc về khách hàng

- Các khách hàng trên địa bàn huyện hầu hết là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân, nguồn vốn tự có thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản trị, mức độ áp dụng công nghệ, tự động hóa còn thấp, vị thế trên thị trường yếu nên trong quá trình thực thi phương án kinh doanh dễ gặp nhiều rủi ro.

- Công tác tài chính - kế toán đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa chuẩn chỉnh, các báo cáo tài chính được lập còn sơ sài, hình thức, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán còn thiếu minh bạch, rõ ràng, công tác quản trị hàng tồn kho, phải thu còn thiếu khoa học, chưa chặt chẽ. Các báo cáo tài chính đa số đều chưa được kiểm toán, báo cáo tài chính gửi cho ngân hàng thường không đúng với báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế nên để đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp là rất khó, làm tăng rủi ro khi cho vay.

- Nhiều phương án kinh doanh của khách hàng còn lạc quan, thiếu sát thực do chưa khảo sát, đánh giá đầy đủ tình hình thị trường, chưa đánh giá đầy đủ các rủi ro có thể có ảnh hưởng tới phương án, vượt quá khả năng thực hiện của khách hàng dẫn đến hệ quả khi thực hiện không đạt được hiệu quả như phương án kinh doanh đề ra, phương án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. - Một số khách hàng không trung thực, cố tình khai báo tình hình tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)