Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam 87

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 97 - 100)

c) Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

4.3.1. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam 87

4.3.1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh:

Hiện nay, tại Agribank Chi nhánh Đông Anh, cơ cấu tổ chức đã phần nào đó đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tăng cường kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận tham gia quy trình khi có sự tách biệt về mặt tổ chức giữa khối kinh doanh, khối tác nghiệp/hỗ trợ và khối kiểm tra kiểm soát. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế chưa cao, việc kiểm soát lẫn nhau chưa được thực hiện triệt để, đặc biệt trong hoạt động cấp tín dụng. Phòng khách hàng vừa đóng vai trò cấp tín dụng, vừa quản lý hồ sơ tài liệu khách hàng. Phòng kiểm soát nội bộ chỉ tham gia vào khâu hậu kiểm, chưa tham gia đánh giá rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng. Vì vậy, công tác thẩm định rủi ro đối với khách hàng còn mang tính hình thức, chưa được chú trọng, công tác quản trị hồ sơ cho vay khách hàng chưa chặt chẽ do chưa có bộ phận độc lập thực hiện mà giao cho phòng khách hàng.

Do đó, kiến nghị Agribank tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các phòng tại Chi nhánh theo hướng:

+ Thành lập phòng quản trị rủi ro có chức năng phê duyệt, kiểm tra, thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống, tiếp nhận hồ sơ khách hàng do bộ phận quản lý chuyển sang để xử lý về mặt tác nghiệp; chỉ thị cho bộ phận thanh toán thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng, lưu trữ hồ sơ, chứng từ giải ngân, khế

ước nhận nợ gốc, thực hiện giám sát, theo dõi lập thông báo các khoản nợ đến hạn…

+ Phòng kiểm soát nội bộ bên cạnh công tác hậu kiểm cần tích cực tham gia rà soát kết quả thẩm định, đánh giá mức độ rủi ro và lợi ích của khoản vay để có đề xuất quyết định.

+ Phòng quan hệ khách hàng thay vì ôm đồm nhiều khâu thì tập trung thực hiện công tác tiếp thị khách hàng, thu thập thông tin, hồ sơ về khách hàng, thực hiện thẩm định ban đầu và lập phiếu đề xuất cho vay.

Việc phân chia trách nhiệm này đảm bảo được các nguyên tắc quản lý rủi ro cơ bản của một ngân hàng hiện đại theo thông lệ là phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, uỷ quyền và phê chuẩn. Do mọi công việc đều có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận, có sự tách rời giữa tiếp xúc với khách hàng và quyết định phê duyệt nghiệp vụ, đảm bảo không có bộ phận nào đảm nhiệm hai nhiệm vụ có sự xung đột về lợi ích, ngân hàng có thể ngăn ngừa sự thông đồng giữa các bộ phận với nhau và giữa cán bộ với khách hàng hòng trục lợi.

4.3.1.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tín dụng :

Hiện nay, Agribank đang tích cực tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng, nhưng chủ yếu là áp dụng trong hoạt động thanh toán. Cụ thể, thời gian qua, Agribank đã đưa ra các các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích mới ứng dụng công nghệ thông tin như tiền gửi trực tuyến qua Internet Banking, các tiện ích trên Agribank E-Mobile banking, QRpay… đáp ứng nhu cầu giao dịch điện tử tăng nhanh, trợ giúp khách hàng giao dịch 24/24 giờ, giảm nhiều thủ tục để khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian đi lại, thủ tục giấy tờ hành chính.

Việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ công tác quản lý khoản vay như đề xuất, thẩm định, phê duyệt tín dụng, giải ngân, thu nợ… còn hạn chế, chưa được đầu tư thích đáng. Do đó, kiến nghị Agribank cần nghiên cứu, chú trọng hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong hoạt động tín dụng nhằm cải thiện công tác quản lý các khoản vay tại Chi nhánh và trong toàn hệ thống.

Ngoài ra, trụ sở của Chi nhánh nay đã xuống cấp nhiều do đã được đưa vào sử dụng từ rất lâu, đã hết khấu hao. Vì vậy, kiến nghị Agribank cũng cần quan tâm, có chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở mới cho Chi nhánh. Việc xây dựng trụ sở mới giúp Chi nhánh có bộ mặt khang trang, hiện đại, tạo không khí động lực cho cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả, gắn bó với Chi nhánh hơn.

4.3.1.3 Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định, quy trình về tín dụng

Các văn bản, quy trình, quy định về hoạt động tín dụng của Agribank căn cứ trên các quy định của Nhà nước là tương đối đầy đủ. Mặc dù vậy Agribank cần tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế, trong nước và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn trong quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo để đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả.

4.3.1.4. Hỗ trợ chi nhánh trong công tác thu hồi, xử lý nợ xấu

Tại Chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn có xu hướng tăng cao, kết quả thu hồi nợ xấu thấp so với kế hoạch đề ra trong những năm gần đây mặc dù Chi nhánh đã rất nỗ lực, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp. Do đó, kiến nghị Agribank cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, quan tâm sát sao, hỗ trợ,

tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho Chi nhánh để đẩy nhanh tiến độ quá trình xử lý nợ. Trường hợp cần thiết, Agribank có thể thực hiện luân chuyển, thay thế cán bộ lãnh đạo, cử các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ xuống Chi nhánh để cải thiện kết quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)