a. Hiệp định thương mại tự do
Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về FTA cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên. Ngày nay, FTA còn có cả các nội dung mới xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường.
Phạm vi và các điều khoản trong mỗi FTA sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích cũng như quá trình đàm phán của các thành viên FTA, nhưng nhìn chung, cũng theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau:
- Thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. - Thứ hai, quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại.
- Thứ ba, quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm.
16 - Thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, tính đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 FTA, trong đó có 13 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực, 1 FTA đã ký kết và chờ phê chuẩn (EVFTA), 3 FTA đang đàm phán.
1 AFTA ( nay là ATIGA)
Có hiệu lực từ 1993 ASEAN
2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc
3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc
4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản
5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản
6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ
7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc,New Zealand
8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê
9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc
10 VN - EAEU FTA
Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus,
Amenia, Kazakhstan,
Kyrgyzstan 11 CPTPP (Tiền
thân là TPP)
Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019
Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia
12 AHKFTA Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào,
Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/6/2019
ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)
13 Hiệp định
thương mại
Ký kết vào 9/11/2018, có hiệu lực từ 01/04/2020.
mới Việt Nam - Cuba
14 EVFTA Ký kết vào 30/6/2019, Chính phủ Việt Nam phê chuẩn vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Việt Nam, EU (28 thành viên)
15 RCEP Khởi động đàm phán tháng
3/2013, hoàn tất đàm phán văn kiện
ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ản Độ, Úc, New Zealand
16 Việt Nam - EFTA FTA
Khởi động đàm phán tháng
5/2012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ,
Na Uy, Iceland,
Liechtenstein) 17 Việt Nam -
Israel FTA
Khởi động đàm phán tháng
12/2015 Việt Nam, Israel
STT FTA Mẫu C/O
1 AFTA C/O mẫu D, TCNXX
2 ACFTA C/O mẫu E
3 AKFTA C/O mẫu AK
4 AJCEP C/O mẫu AJ
5 VJEPA C/O mẫu VJ
6 AIFTA C/O mẫu AI
7 AANZFTA C/O mẫu AANZ
8 VCFTA C/O mẫu VC
9 VKFTA C/O mẫu KV
10 VN - EAEU FTA C/O mẫu EAV
11 CPTPP C/O mẫu CPTPP, TCNXX
12 AHKFTA C/O mẫu AHK
13 EVFTA C/O mẫu EUR 1, TCNXX
(Nguồn: Bộ Công thương)
Nhìn vào bảng trên, một quốc gia đang phát triển và đang nỗ lực hội nhập quốc tế như Việt Nam lại là thành viên hoặc kí kết thành công hàng loạt các FTA song phương, đa phương. Các FTA này đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, tiếp cận thị trường toàn cầu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong tương lai, khi EVFTA có hiệu lực cũng như 3 FTA đang trong quá trình đàm phán là RCEP, VN-EFTA FTA, VN- Israel FTA được kí kết, nền kinh tế Việt Nam sẽ hứa hẹn phát triển vượt trội.
Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết, các FTA Việt Nam tham gia phân thành FTA truyền thống và FTA thế hệ mới. “FTA truyền thống là các FTA được đàm phán, kí kết trong giai đoạn đầu, thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa thấp, chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, một số ít có thêm cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh.”. FTA thế hệ mới (VKFTA, VN - EAEU FTA, CPTPP, EVFTA) là bản nâng cấp, đổi mới so với FTA truyền thống. Các FTA thế hệ mới được đàm phán trong thời gian gần đây, có mức độ tự do hóa sâu, phạm vi cam kết rộng, nhiều cam kết về thể chế, và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa,... Và dù phân thành FTA truyền thống hay FTA thế hệ mới, thì những cam kết trong các FTA vẫn là những cơ hội tốt để Việt Nam tận dụng và phát triển.
b. C/O cấp theo Hiệp định thương mại tự do
Với mỗi FTA, để có thể được hưởng các ưu đãi thuế quan mà các thị trường cam kết dành cho nhau, hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ và có chứng nhận xuất xứ phù hợp với yêu cầu của FTA đó, các FTA thế hệ mới có xu hướng chấp nhận C/O TCNXX thay vì C/O đặc trưng của từng FTA (trừ AFTA).
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu của Bộ Công thương)