C/O cấp theo Hiệp định thương mại tự do

Một phần của tài liệu Sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 38)

Ve vấn đề tận dụng C/O cấp theo Hiệp định thương mại tư do, không phải ngẫu nhiên mà có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề sử dụng C/O tại Hàn Quốc. Là một quốc gia với định hướng xuất khẩu nhưng quá trình triển khai kí kết FTA ở Hàn Quốc diễn ra tương đối chậm so với mặt bằng chung của thế giới. FTA đầu tiên của Hàn Quốc là Hàn Quốc-Chile FTA kí kết vào tháng 04/2014. Tuy nhiên đến nay, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Hàn Quốc là nền kinh tế châu Á duy nhất đã ký kết các FTA với cả ba thị trường lớn nhất thế giới là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tính đến hiện nay, Hàn Quốc đã kí kết và có hiệu lực 14 FTA với 14 quốc gia và khu vực: Chile, EU, Úc, Singapore, Peru, New Zealand, EFTA, Mỹ, Việt Nam, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ản Độ, Canada, 3 FTA đang trong quá trình đàm phán.

Hàn Quốc sử dụng 3 tiêu chí để xác định xuất xứ: tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa CTH, tiêu chí GTGT (tỉ lệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá bán ra), tiêu chí tiêu chuẩn vận hành sản xuất hoặc chế biến cụ thể (nguyên liệu thô được xử lý trong khu vực theo quy trình do Hiệp định xác định, sẽ có xuất xứ khu vực đó). Hàn Quốc có hai hình thức cấp C/O: C/O do cơ quan có thẩm quyền cấp (Hải quan hoặc Phòng Thương mại Hàn Quốc), và C/O tự chứng nhận (do nhà sản xuất, xuất khẩu).

Hàn Quốc đã thiết lập hệ thống FTA với 52 quốc gia đối tác, chiếm khoảng 60% trong nền kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2018 xếp thứ 5 thế giới với tổng kim ngạch hơn 605 tỉ USD (theo Trademap.org). Ba thị trường Hàn Quốc xuất khẩu chủ lực vào đều là các quốc gia Hàn Quốc có kí kết hiệp định thương mại tự do: Trung Quốc (tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 162 tỉ USD), Mỹ (tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 73 tỉ USD), Việt Nam (tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 48,6 tỉ USD).

Mặc dù thiết lập một mạng lưới FTA rộng khắp, nhưng tỷ lệ sử dụng FTA thấp: tỉ lệ sử dụng FTA trên 70% đối với Hàn Quốc - US FTA và EUTA - Hàn Quốc FTA,

tuy nhiên tỷ lệ sử dụng FTA với ASEAN là 38.5% và Ấn Độ là 43%. Nguyên nhân cho tỉ lệ sử dụng FTA thấp được một số bài nghiên cứu đưa ra là FTA không hấp dẫn, thuế quan ưu tiên thấp (chênh lệch giữa thuế MFN và FTA nhỏ), thiếu thông tin, quy tắc xuất xứ khắt khe, lạ lẫm với doanh nghiệp, chi phí hành chính,...

Trước thực trạng đó, Chính phủ Hàn Quốc đã có những động thái đúng đắn và hợp lý. Chính phủ nỗ lực thúc đẩy các FTA với các nền kinh tế lớn. Hàn Quốc thành lập Cơ quan điều chỉnh chính sách và xúc tiến FTA (FTAPPAA) để nghiên cứu, hình thành các gói trợ cấp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng FTA. Chính phủ Hàn Quốc kết hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức các chương trình, hội thảo tư vấn, cung cấp thông tin về các FTA. Không chỉ vậy, công cuộc đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng góp phần rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tận dụng C/O ưu đãi từ FTA. Hiện nay, Hàn Quốc đang bước đầu thành công với việc hướng đến chiến lược Mega FTA (FTA với quy mô lớn), mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu: ví dụ như nhập khẩu hạt cà phê miễn thuế theo FTA với Việt Nam, Trung Quốc; rang xay, chế biến tại Hàn Quốc, sau đó xuất khẩu các sản phẩm cà phê sang các quốc gia hoặc khu vực khác mà Hàn Quốc đã tham gia các FTA, như Hoa Kỳ, Canada và Liên minh Châu Âu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Giới thiệu khái quát các vấn đề lý luận về Xuất xứ hàng hóa: khái niệm, vai trò, quy tắc xuất xứ, các tiêu chí chuyển đổi căn bản và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: khái niệm, đặc điểm, phân loại, mục đích; tìm hiểu C/O ưu đãi theo hai loại chính là C/O ưu đãi theo GSP và C/O ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do; cùng với tìm hiểu vấn đề sử dụng C/O ưu đãi của Ản Độ (C/O ưu đãi theo GSP) và Hàn Quốc (C/O ưu đãi theo FTA).

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2019

Trong cương vị là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn, đã tham gia đàm phán và ký kết 17 FTA cũng như được hưởng ưu đãi theo Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đang tận dụng lợi thế đó như thế nào, liệu tỉ lệ doanh nghiệp tận dụng C/O ưu đãi thuế quan hay kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi có cao không, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có kèm theo C/O ưu đãi có đa dạng không? Nếu Việt Nam chưa tối ưu hóa, hiệu quả hóa khi sử dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan, vậy đâu là những vấn đề còn tồn đọng? Chương 2 sẽ phân tích thực trạng cũng như hạn chế của việc tận dụng C/O ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam để trả lời cho câu hỏi này.

Một phần của tài liệu Sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w