Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 56)

Những con số về vấn đề tận dụng C/O ưu đãi thuế quan đã nêu trên tuy không quá nổi bật nhưng đó là kết quả của cả một giai đoạn Việt Nam nỗ lực hội nhập kinh tế

quốc tế, là nỗ lực chung của cả quốc gia, đặc biệt là của Nhà nước, Bộ Công thương và của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.

a. Nỗ lực của Nhà nước và Bộ Công thương

Trước hết phải kể đến nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà nước và Bộ Công thương trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia và kí kết hàng loạt các Hiệp định thương mại song phương, đa phương. Mở đầu là sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/07/1995, bắt đầu cho việc thực thi AFTA năm 1996 (sau này là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA). Sau đó, Việt Nam tham gia hàng loạt các diễn đàn kinh tế khu vực, các tổ chức quốc tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC, Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM,... tạo bước đà cho việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức kinh tế thế giới WTO vào ngày 11/02/2007. Và trong vòng 25 năm kể từ năm 1996, Việt Nam đã tham gia đàm phán và kí kết 17 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương; đàm phán bộ quy tắc xuất xứ tương đối phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam, trong đó 13 FTA đã có hiệu lực. Công cuộc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế không chỉ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho Việt Nam mà còn mang lại rất nhiều giá trị về văn hóa, y tế, giáo dục,.

Thứ hai, năm 2019 vừa qua, Việt Nam thực hiện khá tốt công tác xây dựng hành lang pháp lý về quy tắc xuất xứ; chuyển hóa các quy định của FTA vào nội luật, hoàn thiện chính sách và thể chế để thực thi và khai thác có hiệu quả các FTA: Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan trong việc thông báo và triển khai các cơ chế như: cơ chế áp dụng lộ trình cắt giảm thuế quan, cơ chế chứng nhận xuất xứ, cấp phép xuất khẩu và mua sắm Chính phủ.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng được thực thi tốt.

Giai đoạn 2017-2019 vừa qua, Bộ Công Thương đã thường xuyên, tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, cam kết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EVFTA và các FTA khác mà Vi ệt Nam đã tham gia cho các doanh nghiệp, hiệp hội, viện trường, cơ quan nhà nước ở các địa phương trên cả nước bằng nhiều phương pháp cách thức khác nhau như tọa đàm, hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo, trả lời trực tuyến, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin

trên trang web của Bộ..., giúp cho doanh nghiệp hiểu về quy tắc xuất xứ, nắm được yêu cầu, điều khoản của các Hiệp định thương mại, để từ đó có chiến lược sản xuất, xuất khẩu phù hợp.

Thứ tư là nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến cấp C/O của Bộ Công thương. Đối với các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O ưu đãi, C/O sẽ được phân luồng, các doanh nghiệp sẽ được ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O,. Mặt khác, các tổ chức cấp C/O ưu đãi (VCCI, các phòng Quản lí XNK,...), được giảm thiểu thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm khối lượng và chi phí lưu trữ hồ sơ, chuyển dần từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thứ năm, Bộ Công thương đã ứng dụng Công nghệ thông tin vào lĩnh vực cấp C/O để tiết kiệm thời gian, chi phí.... cho doanh nghiệp. Hoạt động cấp C/O đã được Bộ Công Thương điện tử hóa vào năm 2004 thông qua Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). Năm 2014, khi Việt Nam bắt đầu triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia (VNSW) và tham gia Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW), hoạt động cấp C/O được đưa vào như những thủ tục hành chính tiên phong của Bộ Công Thương tham gia các cơ chế này. Ngày 9/12/2019, Thủ tướng Chính phủ khai trương Cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia, trong đó có dịch vụ cấp C/O.

Cuối cùng, Bộ Công Thương cũng đang tiến hành thí điểm cho phép tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tự chứng nhận đối với hàng hóa XK đi EU, Thụy Sỹ được hưởng quy chế GSP, làm quen dần đến 30/6/2020, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, Thụy Sĩ bắt buộc phải TCNXX theo cơ chế REX. Đây sẽ là bước tiến cải cách mạnh mẽ, tạo thêm nhiều thuận lợi để DN đẩy mạnh XK vào các thị trường có FTA.

b. Nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam

Để có được những kết quả đáng khích lệ trong việc tận dụng C/O ưu đãi như hiện nay, chúng ta không thể không kể đến những nỗ lực hết mình, những đóng góp mạnh mẽ, phối kết hợp của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, trong tất cả các khâu của quy trình xuất khẩu: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vận tải logistics, doanh nghiệp dịch vụ hải quan, dịch vụ làm C/O,.

Thứ nhất phải kể đến nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm hiểu

các quy tắc xuất xứ, các điều kiện, điều khoản để được hưởng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại thông qua nhiều kênh thông tin cả trong và ngoài nước. Các kiến thức về quy tắc xuất xứ, các điều kiện, điều khoản trong GSP, FTA khá hàn lâm, lý thuyết, doanh nghiệp khó có thể vận dụng luôn vào thực tiễn mà phải trải qua quá trình chủ động đào sâu, phân tích thì mới có thể tìm kiếm, nắm bắt được thông tin và vận dụng vào quá trình sản xuất.

Thứ hai, các quy tắc xuất xứ, các điều kiện điều khoản trong GSP, FTA đi vào thực tiễn nhờ sự góp sức to lớn của những doanh nghiệp sản xuất. Những doanh nghiệp sản xuất nghiên cứu, phát triển, đã tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng được các quy tắc xuất xứ khắt khe.

Thứ ba, nhờ sự góp sức của các doanh nghiệp dịch vụ hải quan, dịch vụ làm C/O, doanh nghiệp vận tải logistics, doanh nghiệp xuất khẩu, đưa hàng hóa đến thị trường quốc tế, nâng được thế cạnh tranh với sản phẩm cùng loại tại thị trường thành viên các FTA.

Một phần của tài liệu Sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w