Tận dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho doanh nghiệp. nhưng đây sẽ là cả một quá trình chứ không phải trong ngày một, ngày hai.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần tận dụng, phối kết hợp, phát triển tất cả các nguồn lực sẵn có và nhận được như nguồn nhân lực trong nước dồi dào, lành nghề, nguồn vốn vay được Nhà nước và các tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi. mối quan hệ. trao đổi thông tin với các hiệp hội, các doanh nghiệp khác trên nền tảng sẵn có là các ngành sản xuất xuất khẩu có thế mạnh. Doanh nghiệp tận dụng một cách linh hoạt, hợp lý, sẽ trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo giá thành cạnh tranh. thúc đẩy xuất khẩu. Trên cơ sở là các nguồn lực sẵn có đó. doanh nghiệp cần phải mở rộng, phát triển thêm. Với nguồn nhân lực dồi dào, doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không chỉ có tay nghề mà còn giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý. Tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu. đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc. tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam cần củng cố mối quan hệ với nhà chức trách trong và ngoài nước, thắt chặt mối quan hệ bạn hàng lâu năm với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó. giảm thiểu mức độ kiểm tra, xác minh, khiếu nại C/O cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
thức, hiểu biết nhất định về quy tắc xuất xứ, GSP, FTA,... Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin trên các nền tảng thông tin như: báo, đài, website, truyền thông,... Hoặc tích cực tham gia các buổi huấn luyện, đào tạo của Bộ Công thương, VCCI tổ chức. Hay tham khảo từ đội ngũ luật sư có chuyên môn để tư vấn, giải thích, hướng dẫn để tận dụng tối đa ưu đãi từ GSP, FTA cũng như dễ dàng hơn trong thủ tục khai báo, nộp C/O. Thêm vào đó, chủ động cập nhật những thay đổi về GSP, FTA, tiêu chuẩn xuất xứ của từng thị trường mà doanh nghiệp hướng đến,... từng ngày từng giờ giúp doanh nghiệp thay đổi cách thức sản xuất, cách thức xuất khẩu, hàm lượng chất trong sản phẩm, lên kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp,... nâng cao tỉ lệ áp dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan.
Thứ ba, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng cơ chế TCNXX để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của các thị trường cũng như để tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Đây được coi là một giải pháp cấp thiết, cần hành động nhanh và chính xác, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục XNK với các thị trường như EU, Na Uy, Thụy Sĩ,.
Thứ tư, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức kinh doanh, nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy tắc xuất xứ hàng hóa, hạn chế tối đa nhất hành vi gian lận xuất xứ, làm giả C/O.
Mọi giải pháp, nỗ lực của Nhà nước, Bộ Công thương, các tổ chức có thẩm quyền sẽ là vô nghĩa nếu không có sự tự giác chung tay, xây dựng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.