Giấy chứng nhận xuất xứ hiện nay được xem như giấy thông hành, “cuốn hộ chiếu” cho hàng hóa muốn nhập khẩu vào một nước nào đó. Tuy C/O không phải là một chứng từ thương mại mang tính bắt buộc nhưng với những lợi ích to lớn mà nó mang lại, các doanh nghiệp, các quốc gia có xu hướng thêm C/O vào bộ chứng từ của lô hàng.
Hoạt động cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi 2 cơ quan là Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; trong đó tất cả các loại C/O ưu đãi theo các Hiệp định Thương mại tự do do Bộ Công Thương cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có quyền tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình khi một loạt FTA được ký kết và có hiệu lực có điều khoản về TCNXX: AFTA, CPTPP, EVFTA,...
Giai đoạn 2017-2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập hay kí kết với Việt Nam các hiệp định song phương, đa phương tăng mạnh.
Bảng 2.1: Kim ngạch và các thị trường XK của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đvt: Tỷ USD
Nhật Bản 148 18,85 144
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương)
Tổng hợp từ Báo cáo XNK Việt Nam 3 năm 2017, 2018 và 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đều, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng tăng trưởng đều là: EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đây đều là những thị trường yêu cầu rất khắt khe về quy tắc xuất xứ và cũng là những nền kinh tế đối tác của Việt Nam theo GSP hay FTA. Điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng C/O, đặc biệt là C/O ưu đãi ngày càng nhiều hơn cũng như thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tối ưu việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ để có thể xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia, khu vực này.
Trong giai đoạn này, số lượng C/O doanh nghiệp sử dụng cũng tăng đều. Tính riêng số lượng C/O cả ưu đãi và không ưu đãi được cấp qua Internet, trong Báo cáo XNK Việt Nam 3 năm 2017, 2018 và 2019, năm 2017, hệ thống cấp C/O điện tử đã tiếp nhận, xử lý 806.137 bộ hồ sơ, năm 2018 là 1.432.934 bộ, năm 2019 là 1.470.490 bộ. Trong 9 tháng năm 2019, VCCI cấp tổng cộng xấp xỉ 473 nghìn bộ C/O, tăng 2,36% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó chủ yếu cấp 2 loại: C/O mẫu A (áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập) và mẫu B (C/O không ưu đãi của Việt Nam) với 96,56% trong tổng lượng cấp C/O; các C/O mẫu AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III chỉ chiếm 3,44%. Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam, “số lượng cấp C/O của VCCI có xu hướng giảm mạnh do nhiều doanh nghiệp chuyển từ đề nghị cấp C/O mẫu B không ưu đãi tại VCCI sang các loại C/O ưu đãi theo các Hiệp định Thương mại tự do do Bộ Công Thương cấp”. Số lượng cấp C/O form A cũng giảm mạnh do doanh nghiệp tiến hành tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX khi xuất khẩu hàng hóa sang
Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Vì chỉ có sự chuyển đổi từ C/O mẫu này sang C/O mẫu khác nên căn bản số lượng cũng như tỉ lệ sử dụng C/O của