Nhắc đến việc tận dụng C/O hưởng ưu đãi cấp theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, chúng ta không thể không kể đến Ản Độ. Ản Độ là một quốc gia đi đầu trong
việc vận dụng tốt những ưu đãi thuế quan của GSP. Ản Độ được hưởng ưu đãi thuế quan vào 10 nền kinh tế là EU, Mỹ, Liên bang Nga, Úc, Belarus, Nhật Bản, Kazakhstan, New Zealand, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kì.
Kim ngạch tận dụng C/O ưu đãi GSP của Ản Độ tăng mạnh trong giai đoạn từ 1997-2018. Ản Độ tận dụng GSP của EU. Năm 1997, tổng kim ngạch xuất khẩu của Ản Độ vào EU là xấp xỉ 10,6 tỉ USD, kim ngạch được hưởng GSP là hơn 8 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Brazil, Trung Quốc. Tuy nhiên trong cuộc họp báo 19/1/2018, Ủy ban Châu Âu cho biết theo GSP tiêu chuẩn, ba quốc gia hưởng lợi lớn nhất là Ản Độ, Việt Nam và Indonesia, tổng chiếm hơn 90% tổng kim ngạch nhập khẩu vào EU.
Bên cạnh đó, Ản Độ đứng nhất trong danh sách các quốc gia hưởng lợi từ GSP vào Mỹ. Cụ thể, năm 1997, tổng kim ngạch xuất khẩu của Ản Độ vào Mỹ xấp xỉ 7,2 tỉ USD, kim ngạch được hưởng GSP là hơn 1,7 tỉ USD. Năm 2016, kim ngạch Ản Độ được hưởng GSP của Mỹ là 4,7 tỉ USD trên tổng số 19 tỉ USD tổng kim ngạch của tất cả các nước được hưởng GSP của Mỹ, con số này tăng lên 5,6 tỉ USD vào năm 2018 (Theo Business Insider). Thêm vào đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào 07/2018, kéo dài đến hiện nay, chính quyền Mỹ áp thuế đối với nhiều loại hàng hóa thay thế từ Trung Quốc, Ản Độ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình GSP sau khi thuế quan đối với Trung Quốc tăng lên do các công ty Mỹ tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa từ các nước thuộc hệ thống GSP như Ản Độ. “Đối với Ản Độ, 97% lượng nhập khẩu GSP tăng lên trong năm 2019 là các sản phẩm thuộc Mục 301 áp lên Trung Quốc. Nhập khẩu GSP thuộc Mục 301 đã tăng 193 triệu USD (18%), trong khi nhập khẩu các hàng hóa khác chỉ tăng 7 triệu USD (2%)," theo Báo cáo của Liên minh vì GSP.
Từ một quốc gia nghèo nhưng đông dân thứ hai thế giới, Ản Độ trở thành một nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2019 với sự lớn mạnh của ngành xuất nhập khẩu và sự tận dụng tối ưu ưu đãi từ GSP. Có được sự thăng hạng kinh tế ấy là do có sự thay đổi trong thể chế chính trị, chính sách thương mại của Ản Độ. Trước đây, Chính phủ Ản Độ kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1990, Ản Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của
chính phủ đối với thương mại và đầu tư. Không chỉ vậy, Ản Độ có bước phát triển vượt bậc với khẩu hiệu “Make in India” từ năm 2014, giúp nguồn vốn FDI, nguồn vốn đầu tư gián tiếp tăng vọt, kim ngạch XNK tăng vọt, tỉ lệ thuận với việc tận dụng ưu đãi từ GSP.