Thứ nhất, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy... hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm. Chính vì vậy, các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu đó phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao,
hàm lượng nội địa thấp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hàng hóa không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, sẽ không được hưởng C/O ưu đãi thuế quan. Trong tương lai, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng quyết định đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, nâng cao năng suất, tăng tỉ lệ nội địa hóa, tăng tỉ lệ tận dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ hai, các tổ chức, các hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu cần đẩy mạnh marketing quốc tế để tăng giá trị thương hiệu hàng hóa của Việt Nam. Nếu một doanh nghiệp Việt Nam đơn lẻ làm marketing, doanh nghiệp sẽ không đủ tài chính cũng như uy tín, sức nặng để thu hút khách hàng quốc tế. Nếu các tổ chức, các hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu lên kế hoạch marketing cho từng loại mặt hàng ở từng thị trường một cách hợp lý, thông qua các kênh xúc tiến thương mại như báo đài, hội chợ thương mại,... hàng hóa Việt Nam được nâng cao giá trị thương hiệu, có vị thế trong thương mại quốc tế.
Thứ ba, các hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam cần tham gia nhiều hơn diễn đàn kinh tế, hiệp hội trên thế giới, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn tự nguyện. Khi tham gia các diễn đàn, hiệp hội trên thế thới, hiệp hội doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ phần nào được cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp,. Song song với việc tham gia các hiệp hội kinh tế thế giới, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cũng xây dựng và đưa vào thực thi các tiêu chuẩn xuất xứ tự nguyện, tiêu chuẩn kĩ thuật tự nguyện, nâng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng, những hạn chế và nhìn ra nguyên nhân của việc chưa tận dụng hiệu quả C/O hưởng ưu đãi thuế quan ở chương 2, Chương 3 đưa ra mục tiêu, định hướng, từ đó đề xuất các giải pháp đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền nói chung cũng như giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, để tận dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan một cách có hiệu quả nhất trong tương lai gần.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng cũng như lợi ích mà nó mang lại cho những đối tượng sử dụng chúng. Bên cạnh đó, C/O không chỉ thể hiện xuất xứ của hàng hóa mà còn giúp các Chính phủ, doanh nghiệp nhìn ra xu thế kinh tế từ các quan hệ đơn phương, song phương, đa phương giữa các quốc gia, khu vực.
Các bài nghiên cứu trong và ngoài nước về Giấy chứng nhận xuất xứ trước đây chỉ tiếp cận trên cơ sở lý thuyết về C/O và FTA. Việt Nam đang hội nhập kinh tế sâu rộng, xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế với các quốc gia, khu vực khác thông qua việc kí kết, tham gia các hiệp định thương mại tự do hay tận dụng các ưu đãi đơn phương GSP. Cùng với đó, việc tận dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan là một trong những mục tiêu quan trọng để hàng hóa, sản phẩm Việt Nam tìm kiếm cho mình một chỗ đứng trong thị trường kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của khóa luận chỉ ra rằng, vấn đề sử dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam vẫn chưa làm tốt, tỉ lệ tận dụng C/O ưu đãi còn thấp, kim ngạch tận dụng C/O ưu đãi chưa cao, cơ cấu mặt hàng tận dụng C/O ưu đãi không đa dạng; những chính sách, chiến lược của cả Chính phủ, các tổ chức có thẩm quyền cùng doanh nghiệp đều tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, Nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền cùng doanh nghiệp cần nhìn thẳng vào thực trạng, nhìn ra những cái mình chưa làm được, tìm ra nguyên nhân và những vấn đề còn tồn tại, từ đó có những giải pháp, bước đi phù hợp hơn. Trong tương lai, nếu như Nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền cùng doanh nghiệp thực thi những chính sách, chiến lược phù hợp, tối đa hóa tận dụng C/O hưởng ưu đãi thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa mang chất lượng và thương hiệu Việt Nam, hàng hóa, sản phẩm Việt Nam sẽ có một vị thế nhất định trong thương mại toàn cầu.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2011): Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.
2. Bộ Công thương (2015): Thông tư số 28/2015/TT-BCT thực hiện thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi các nước ASEAN
3. Chính phủ (2018): Nghị định số 31/2018/NĐ-CP “Quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa”
4. Bộ Tài chính (2018): Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
5. Bộ Công thương (2018): Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của liên minh châu âu, na uy, thụy sỹ và thổ nhĩ kỳ
6. Bộ Công thương (2018): Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.
7. VCCI (2011): Cẩm nang C/O.
8. Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TPHCM (2014): Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia.
9. Nguyễn Hồng Hạnh (2018): Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam - bài đăng trên Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.
10. Bộ Công thương (2018): Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017. 11. Bộ Công thương (2019): Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018.
12. Khoa Kinh doanh quốc tế HVNH (2019). Tài liệu học tập: Chính sách và nghiệp vụ hải quan.
13. Bộ Công thương (2019): Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 ngành Công thương.
14. Lê Thị Bích Lệ (2019): Nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.
15. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) (2017, 2019): Danh sách nhà xuất khẩu đủ điều kiện của các nước tham gia Dự án thí điểm số 2 về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN.
16. Bộ Công thương (2020): Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019.
II. Tiếng Anh
1. UNCTAD (2014): Generalized System of Pr eneralized System of Preferences: HANDBOOK ON THE SCHEME OF SWITZERLAND.
2. Inkyo Cheong (2015): To improve the Use of FTA: Lessons learned from Korea”.
3. UNCTAD (2015): Generalized System of Preferences: HANDBOOK ON THE SCHEME OF THE EUROPEAN UNION.
4. UNCTAD (2018): List of beneficiaries countries and teritories.
5. Erlinda M. MEDALL và Jenny BALBOA (2009): ASEAN Rules of Origin: Lessons and Recommendations for Best Practice.
6. UNCTAD (2018): GSP Newsletter.
III. Website
1. trademap.org: Bilateral trade between United States of America and India. Truy cập ngày 25/04/2020
https://trademap.org/Bilateral TS.aspx?nvpm=1%7c842%7c%7c699%7c%7cT OTAL%7c%7c%7c2%7c1%7c1%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1%7c
2. Invest Korea: Why Korea (FTA). Truy cập ngày 26/04/2020 http://www.investkorea.org/en/business/fta.do
3. trungtamwto.vn: Xuất khẩu hàng hóa theo thị trường năm 2019. Truy cập ngày 25/04/2020
http://trungtamwto.vn/download/ 19196/xuat-khau-hang-hoa-theo-thi-truong- 2019.pdf?fbclid=IwAR1b61FoLVqWNotTLkaHkK7 x0F804NL4-
ctCvpy86h90ey5iLC kfV0OrM
4. trungtamwto.vn (2019): Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định thương mại của Việt Nam qua các năm. Truy cập ngày 25/04/2020
http://trungtamwto.vn/download/18449/Bang%20tan%20dung%20uu%20dai% 20FTAs%20qua%20tung%20nam%20-%20VN%20(updated%202018).pdf
5. vinanet.vn (04/02/2020): Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc năm 2019 đạt gần 117 tỷ USD. Truy cập ngày 27/04/2020
http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/kim-ngach-xuat-nhap-khau-viet-nam-trung- quoc-nam-2019-dat-gan-117-ty-usd-724647.html
6. trungtamwto.vn (06/03/2020): Những ngành hàng nào chịu tác động trực tiếp từ rào cản thương mại Ản Độ. Truy cập ngày 28/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/15028-nhung-nganh-hang-nao-chiu-tac-dong- truc-tiep-tu-rao-can-thuong-mai-an-do
7. trungtamwto.vn (19/07/2019): Lợi thế từ nhiều FTA nhưng chỉ 47% hàng hóa Việt Nam tận dụng được ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang Hàn Quốc. Truy cập ngày 29/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/13598-loi-the-tu-nhieu-fta-nhung-chi-47- hang-hoa-viet-nam-tan-dung-duoc-uu-dai-thue-khi-xuat-khau-sang-han-quoc
8. Báo kiểm toán Nhà nước (22/04/2019): Đẩy mạnh xuất khẩu nhờ tận dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. Truy cập ngày 25/04/2020
http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/thi-truong/day-manh-xuat-khau-nho-tan- dung-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-uu-dai-140835?fbclid=IwAR2sZphTyCfbfK- k cpEccOIeBgLxYNiPak2reOLnWZZHLN1d2mgiRgexjY
9. trungtamwto.vn (01/09/2017): Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu. Truy cập ngày 29/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/9973-tan-dung-uu-dai-cua-hiep-dinh-aanzfta- de-tang-xuat-khau
10. trungtamwto.vn (16/12/2019): Việt Nam - EAEU: Bước chuyển mình tích cực sau 3 năm thực thi FTA. Truy cập ngày 25/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/14552-viet-nam--eaeu-buoc-chuyen-minh- tich-cuc-sau-3 -nam-thuc-thi-fta
11. tapchitaichinh.vn (14/01/2020): Điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định AHKFTA. Truy cập ngày 25/04/2020
http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/dieu-kien-duoc-huong-thue-suat- thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-theo-hiep-dinh-ahkfta-317868.html
12. trungtamwto.vn (08/03/2019): Nắm quy tắc xuất xứ CPTPP để tối đa lợi ích. Truy cập ngày 25/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/12803-nam-quy-tac-xuat-xu-cptpp-de-toi-da- loi-ich
13. ndh.vn (19/10/2019): Doanh nghiệp thờ ơ với CPTPP, Bộ Công Thương gửi Thủ tướng loạt kiến nghị. Truy cập ngày 26/04/2020
https://ndh.vn/vi-mo/doanh-nghiep-tho-o-voi-cptpp-bo-cong-thuong-gui-thu- tuong-loat-kien-nghi-1257222.html
14. trungtamwto.vn (06/07/2018): Doanh nghiệp sẽ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Truy cập ngày 25/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/11508-doanh-nghiep-se-tu-chung-nhan-xuat- xu-hang-hoa
15. trungtamwto.vn (10/12/2018): Quy định mới về chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP tác động thế nào tới doanh nghiệp. Truy cập ngày 25/04/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/12200-quy-dinh-moi-ve-chung-nhan-xuat-xu- hang-hoa-theo-gsp-tac-dong-the-nao-toi-doanh-nghiep
59
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn
TS. Mai Hương Giang