Theo A.B Carroll (2000), trách nhiệm kinh tế đề cập đến đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp là một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, mặc dù việc tạo ra lợi nhuận không phải là mục đích của hoạt động kinh doanh (từ góc độ xã hội), nó là điều cần thiết như một động lực và phần thưởng cho những cá nhân gặp rủi ro thương mại. Mặc dù có vẻ kỳ quặc khi coi đây là trách nhiệm "xã hội", nhưng thực tế nó là như vậy. Hệ thống xã hội học gọi doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế phù hợp, và tạo ra lợi nhuận là một tổ chức kinh tế. Mặc dù chúng ta có thể nghĩ về sự thay đổi sinh thái của định nghĩa TNXH của DN, nhưng rõ ràng nó được truyền hoặc chuyển sang
13
phải được đặt lên hàng đầu vì nó góp phần làm biến đổi xã hội, gia tăng sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở cách thức phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ
mà xã hội cần với chất lượng và giá cả hợp lí. Tất cả các nguồn lực đều mang tính giới hạn. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức không chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt
mà bỏ quên đi những đe dọa trong trong tương lai, do đó cần đảm bảo cách thức phân
bổ các tài nguyên hiệu quả nhất, nhằm tối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành sản phẩm
để cung cấp sản phẩm dịch vụ hợp lí.
Theo Carroll (1999), TNXH của doanh nghiệp về mặt kinh tế cũng được thể hiện trên đối tượng nhân viên. Theo đó, hoạt động kinh doanh của tổ chức ngoài việc tạo ra lợi nhuận, cần đảm bảo góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống của nhân viên.
Để vận hành hệ thống kinh doanh của mình, cũng như việc tạo ra được giá trị cho tổ chức, không ai khác chính là người lao động của công ty. Do đó, nhân viên cần phải được đảm bảo và cải thiện đời sống mới có thể tạo được động lực, niềm tin và sự gắn
bó của tổ chứ. Bên cạnh đó, khía cạnh kinh tế đối với người lao động, còn được thể hiện ở doanh nghiệp góp phần giải quyết vấn đề việc làm, trả thù lao tương xứng cho nhân viên, và đảm bảo an toàn lao động.
Khi khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp làm thỏa mãn,
đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Khi doanh nghiệp làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên cũng như chất lượng cuộc sống của họ, phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi,... chính là doanh nghiệp đã góp phần tăng thêm phúc lợi xã hội. Ở khía cạnh này, doanh
nghiệp cần đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng nhiều tiện ích,14
hàng bỏ ra để được sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phải tương xứng với những tiện ích mà sản phẩm đó mang lại. Neu doanh nghiệp chưa đáp ứng tốt nhu
cầu tiêu dùng ngày càng phát triển của khách hàng có nghĩa là doanh nghiệp chưa thực hiện tốt trách nhiệm về kinh tế trong vấn đề thực hiện TNXH. Lợi ích của khách
hàng là quyền chính đáng được lựa chọn sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Trách nhiệm về kinh tế của doanh nghiệp còn bao gồm việc doanh nghiệp không
ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu luôn
thay đổi của khách hàng tiềm năng. Tóm lại, trách nhiệm xã hội về kinh tế của doanh nghiệp được thể hiện dưới những nội dung sau:
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Doanh nghiệp phân bổ nguồn lực có hiệu quả để tạo ra sản phẩm dịch vụ với giá cả hợp lí.
- Hoạt động kinh doanh của Công ty góp phần tăng chất lượng cuộc sống của nhân viên, đảm bảo trả lương tương xứng, an toàn trong lao động,..
- Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
- Hao phí mà khách hàng bỏ ra tương ứng với lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại.
1.3.2 Trách nhiệm pháp lí
Theo A.B Carroll (2000), ngoài trách nhiệm kinh tế, các doanh nghiệp cũng phải coi trách nhiệm pháp lý cũng như một phần của toàn bộ trách nhiệm xã hội của công ty. Xã hội đã cho phép doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ và bán chúng
với lợi nhuận, nó cũng đặt ra một số quy tắc cơ bản nhất định về luật pháp theo đó doanh nghiệp dự kiến sẽ theo đuổi vai trò kinh tế của mình. Luật phản ánh một loại "đạo đức được mã hóa" trong xã hội theo nghĩa nó thể hiện các khái niệm cơ bản về sự công bằng. Vì sự đúng đắn trong kinh doanh, ít nhất là theo thỏa thuận của các nhà
nào những cá nhân này tiếp tục là công cụ kiểm soát hệ thống pháp luật của chúng ta,
mọi thứ có thể sẽ trở nên có tính tranh chấp hơn là ít hơn. Các yếu tố trong môi trường xã hội như sự sung túc, giáo dục và nhận thức sẽ tiếp tục tạo ra những kỳ vọng
đang gia tăng, một tâm lý có quyền, phong trào quyền. Nghĩa vụ pháp lý trong TNXHDN là doanh nghiệp đó phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính
thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự.
Theo A.Carroll (1999) Luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn
về sự an toàn của sản phẩm. Điển hình về các luật bảo vệ người tiêu dùng là những quy định giám sát chặt chẽ về quảng cáo và an toàn sản phẩm. Mặc dù công nhận trách nhiệm tự bảo vệ và tự thông tin của mọi đối tượng và người tiêu dùng, luật pháp
vẫn cố gắng bảo vệ người tiêu dùng qua việc nhấn mạnh tinh chất khác nhau về trình độ nhận thức và khả năng tham gia khi ra quyết định tiêu dùng của các đối tượng khác nhau, trong đó người sản xuả và người quảng cáo có trình độ cao hơn hẳn và năng lực gần như tuyệt đôi so với những đối tượng khác. Ngoài ra, luật pháp cũng bảo vệ những người không phải đối tượng tiêu dùng trực tiếp.
Luật pháp bảo vệ người lao động trước tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt
có thể là vì tuổi tác, giới tính, dân tộc, thế cha, luật pháp thừa nhận quyền của các công ty, tổ chức trong việc tuyên dụng những người có năng lực nhất vào những vị trí công tác khác nhau theo yêu câu trong bộ máy đỏ chức. Tuy nhiên, luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện, bật hợp lý. Luật pháp bảo vệ quyền của người lao động được hưởng một môi trường làm việc an toàn, không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại mà16
này một khi đã được thể chế hoá thành luật để áp dụng rộng rãi đối với mọi đối tượng,
các trường hợp vi phạm đạo đức sẽ trở thành vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ranh giới giữa chuẩn mực đạo đức và pháp lý thường rất khó xác định, nhất là đối với những người quản lý ít được đào tạo về kỹ thuật. Hành vi sai trái bị phát hiện càng chậm, trách nhiệm hay vị trí của những người có hành vi sai trái càng cao, hậu quả càng nặng nề. Xử lý càng thiếu nghiêm minh, hành vi sai trái càng lan rộng, hậu quả càng nghiêm trọng và càng khó khắc phục. Phát hiện sớm những hành vi sai trái hay dấu hiệu sai trái tiềm tàng có thể giúp khắc phục có hiệu quả và giảm thiểu hậu quả xấu. Theo Ferrell (2004) khía cạnh pháp lí về TNXH còn được thể hiện doanh nghiệp luôn huyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Nghĩa vụ pháp lý trong TNXH của DN cũng là một trong những cơ sở nền tảng
để từ đó xây dựng các hoạt động của DN. Và nếu như không thực hiện nghĩa vụ pháp
lý một cách nghiêm chỉnh, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ.Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện một cách nghiêm túc nghĩa vụ pháp lý của mình. Bên cạnh đa số những doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh ở Việt Nam đã thực hiện khá tốt nghĩa vụ pháp lý, thì vẫn có một số doanh nghiệp nước ngoài vi phạm nghiêm trọng vấn đề này. Trong số đó, phải kể đến đầu tiên là Vedan, một công ty của Đài Loan, với việc doanh nghiệp này đã xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến sức khỏe của cộng đồng. Tìm hiểu trách nhiệm về pháp lí trong TNXH của doanh
nghiệp được thể hiện dưới các nội dung sau:
- Hoạt động kinh doanh của tổ chức được thực hiện đúng với quy định của pháp luật đối với các bên hữu quan và các văn bản quy định khác.
- Công ty cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm dịch vụ, luôn bảo vệ người tiêu dùng.
- Công ty cần phải đảm bảo về an toàn và bình đẳng với đối tượng người lao động cũng như các bên liên quan khác.
hội mong đợi mặc dù chúng không được luật hóa. Theo A.Carroll (1999) trách nhiệm
đạo đức thể hiện mong đợi doanh nghiệp cũng sẽ hoàn thành trách nhiệm này bởi xã hội mang một loạt các chuẩn mực, tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng về hành vi phản ánh quan
tâm đến những gì người tiêu dùng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng và các bên liên quan khác coi là công bằng, đúng đắn, công bằng hoặc phù hợp với các quyền đạo đức của các bên liên quan hoặc kỳ vọng hợp pháp. Khi chúng ta chuyển sang thiên niên kỷ mới, TNXH này sẽ còn hơn thế nữa, doanh nghiệp đã nắm bắt khái niệm đạo đức kinh doanh với một mức độ nhiệt tình có ý thức trong thập kỷ qua, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Nghĩa vụ đạo đức của một DN thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố trong các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, công ty trong việc sử dụng các nguồn lực và con người để đạt đến mục tiêu sứ mệnh, những nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và những bên hữu quan..
Cạnh tranh lành mạnh là nguyên tắc, chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp: Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm, phù hợp với đạo đức kinh doanh và luôn tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt, dẫn đến có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các đối thủ khác cùng ngành thì chính bản thân doanh nghệp đó cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Lợi nhuận và thị phần đạt được từ cách thức cạnh tranh không lành mạnh không được
các doanh nghiệp trong ngành và xã hội chấp nhận.
Khía cạnh đạo đức trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với nhân viên được thể hiện ở các nhà quản lý không thể xem nhẹ trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ. Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực. Lợi nhuận của doanh nghiệp luôn có tương quan với sự đóng góp của người lao động. Doanh nghiệp kinh doanh18
SV: Hoàng Thị Mơ
nhà lãnh đạo phải thể hiện sự công bằng trong đánh giá nhân viên, tuyệt đối bỏ qua các định kiến về người lao động. Neu kết quả đánh giá nhân viên đúng, khách quan, công bằng, sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên ngân hàng có trách nhiệm hơn trong công việc và luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo A.Carroll (1999) khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội còn bao gồm
việc doanh nghiệp cam kết các sản phẩm mà mình cung cấp đảm bảo chính xác theo tiêu chuẩn và không độc hại với môi trường. Những cam kết, tiêu chẩn chỉ là những hình thức, thủ tục để doanh nghiệp hợp hóa hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, đi đôi với nó là sự cam kết mạnh mẽ của chính doanh nghiệp đối với sản phẩm mình đứng ra cung ứng. Vấn đề môi trường cũng cần phải được cọi trong khi xã hội tiêu dùng san rphaamr của doanh nghiệp. Tìm hiểu về trách nhiệm đạo đức trong TNXH của doanh nghiệp được thể hiện dưới những nội dung chính sau:
- Doanh nghiệp nắm được và tuân thủ những nguyên tắc, giá trị đạo đức được xã hội tôn trọng.
- Cạnh tranh lành mạnh là nguyên tắc chiến lược của Công ty.
- Doanh nghiệp thực hiện công khai trong tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự và đánh giá công bằng đối với nhân viên.
- Các sản phẩm của Công ty đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn như cam kết và không độc hại với môi trường.
1.3.4 Trách nhiệm nhân văn.
Khía cạnh nhân văn trong TNXH của doanh nghiệp được thể hiện qua những đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Theo A.B Carroll (2000) trách nhiệm nhân văn là một loại trách nhiệm không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy nhiên xã hội luôn luôn mong đợi doanh nghiệp sẽ tự nguyện thực hiện những hoạt động góp ích cho cộng đồng nói chung. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự thừa nhận và đánh giá cao của xã hội.
Cụ thể, doanh nghiệp tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện và khuyến khích nhân viên tham gia. Giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh
vực nhân đạo mà các công ty quan tâm. Những người bị bệnh luôn mong muốn được chữa trị, nhưng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận với các nguồn dược liệu cần thiết hay tránh khỏi bệnh tật chỉ vì họ nghèo. Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọngLớp: K18QTDNC
không chỉ đối với quốc gia hay cá nhân mỗi người dân mà còn đối với công ty trong tương lai. Đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm nhân đạo đối với các công ty mà còn được coi là “khoản đầu tư khôn ngoan cho tương
lai” của các công ty. Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái niệm được các tổ chức, công ty củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân tổ chức, công ty. Mặc dù vậy, nhân đạo chiến lược cũng bị phê phán là một công cụ chiến lược dưới vỏ bọc của các hoạt động nhân
đạo.
Công dân có sức lao động phải được làm việc để duy trì sự tồn tại của bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với những người xung quanh trong cộng đồng. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Công ty có quy mô càng lớn, đòi hỏi số lượng nhân công càng cao và từ đó phần nào doanh nghiệp đã san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ.
Đối với nhân viên, doanh nghiệp cần phải luôn chú trọng và phát triển những