Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số PFT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 38)

Đa số các nghiên cứu về TNXH của DN nhấn mạnh vào khía cạnh khách hàng, tuy nhiên khía cạnh nhân viên cũng ảnh hưởng rất lớn (Lee et al., 2013). Nhận thức của nhân viên về TNXH sẽ ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp và năng lực của công

ty, do đó khía cạnh nhân viên là rất quan trọng. Bởi vì các nhân viên là bên liên quan chính trong chuỗi giá trị của bất kỳ tổ chức nào đóng góp trực tiếp vào thành công của tổ chức. Do đó, hiểu được mối quan hệ giữa nhân viên và TNXH của DN sẽ giúp tổ chức đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng này.

Lực lượng lao động là người có quyết định cuối cùng trong việc thi hành một quyết định liên quan đến TNXH của người quản lý. Hành vi của lực lượng này chính là thể hiện cụ thể các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tham gia vào các hoạt động thực hiện TNXH như: kiên quyết sản xuất sản phẩm sạch đảm bảo chất lượng, đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã đề ra, không xả thải

ra môi trường, chỉ làm trong môi trường độc hại khi có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ đi kèm và có phụ cấp độc hại, cáo giác cho các cơ quan quản lý nhà nước các hành vi gian lận, không trung thực trong sản xuất kinh doanh (gồm cả hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại),...

Theo Mooran (1991), nếu nhân viên có nhận thức tích cực về hoạt động của một

tổ chức có trách nhiệm với xã hội, nhân viên sẽ xem xét hành vi của tổ chức và sau24

Hơn nữa, trách nhiệm xã hội được thể hiện trong văn hóa tổ chức, trong đó tích hợp giá trị, niềm tin của nhân viên cũng như cách suy nghĩ và hành xử. Nhân viên sẽ xác định tốt hơn với giá trị phù hợp với riêng mình. Trong văn hóa của một tổ chức có trách nhiệm xã hội, nhận thức tích cực của nhân viên sẽ tác động liên quan đáng kể tới những nỗ lực làm việc của nhân viên. Nhận thức đó có thể hướng dẫn người lao động thực hiện các công việc có liên quan.

Các nghiên cứu của Vitel & Davis (1990) đã chỉ ra rằng người lao động nói chung đòi hỏi các tổ chức phải có đạo đức. Hoàn thành những kỳ vọng của người lao động về đạo đức của một tổ chức, đó là một khía cạnh của TNXH của DN. Những phát hiện trước đó của Gavin và Maynard (1975) cho thấy mối liên hệ quan trọng giữa mức độ mà một tổ chức thực hiện nghĩa vụ xã hội và mức độ mà nhân viên thỏa mãn công việc của họ. Nhân viên thường dựa vào nhận thức của chính họ về công lý trong việc quyết định liệu quản lý có đáng tin cậy và không thiên vị hay không. Họ kết hợp những nhận thức này vào hành vi của họ đối với quản lý. Nghiên cứu cho thấy nhận thức của nhân viên về TNXH của DN kích hoạt các phản ứng về cảm xúc, thái độ và hành vi

Lý thuyết bản sắc xã hội cho thấy rằng nhân viên tự hào nhận diện với các tổ chức có danh tiếng bên ngoài tích cực (Ashforth & Mael, 1989; Dutton, Duferich, & Harquail, 1994: Gavin & Maynard, 1975: Maignan & Ferrell, 2001); do đó, một mối quan hệ tích cực có thể xảy ra giữa các hoạt động TNXH của DN được nhận thức và sự gắn bó của nhân viên.

Các nhà nghiên cứu xác định mối tương quan tích cực giữa cam kết của tổ chức

và hiệu suất công việc trong các nghiên cứu về nhân viên bán hàng công nghiệp (Bashaw & Grant, 1994; Benkhoff, 1997). Cuối cùng, nhân viên tham gia là những người làm việc hiệu quả nhất, làm việc nhóm tốt nhất và cam kết nhất với các mục tiêu của tổ chức (Dutton et al., 1994; Turban & Greening. 1996). Do đó sự gắn bó của nhân viên ảnh hưởng tích cực đến nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số PFT,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w