Thuật So
FPT
3.5.1 Kết quả đạt được
về thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty, đầu tiên về nội dung trách nhiệm pháp lí, Công ty đã thực hiện khá tốt các nội dung với điểm trung bình đánh giá 3.44. Công ty đã cung cấp các sản phẩm đến khách hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu luôn luôn thay đổi của họ. Hơn thế, Công ty còn mang lại cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm dịch vụ đạ dạng. Mang lại tiện ích tối đa nhất cho khách hàng.
Nhìn chung công ty đã được nhân viên nhìn nhận đánh gía rằng Công ty thực hiện tốt nhất trách nhiệm về pháp lí trong nội dung khuyến khích nhân viên phát hiện
và ngăn chặn hành vi sai trái với điểm đánh giá cao nhất. Các khía cạnh khác trong khía cạnh về nhân văn trong thực hiện TNXH được đánh giá là thực hiện tốt. Trung bình của mức độ đánh giá TNXH về pháp lí đạt 3.36 điểm.
Thực hiện trách nhiệm xã hội về đạo đức, FPT Retail đã thực hiện đúng những 77
mạnh là một trong những nguyên tắc chiến lược của Công ty. Tìm hiểu về nội dung này, Công ty được đánh giá với điểm trung bình 3.44.
Thực hiện trách nhiệm về nhân văn, Công ty đã lầm tốt trong nội dung tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động. Với quy mô càng mở rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực của Công ty đã góp sức cho Chính phủ hạn chế tỉ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống cộng đồng.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố: Nhận thức của chủ doanh nghiệp, quy định pháp lí, nhận
thức của người lao động và nguồn lực của doanh nghiệp.
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích được 4 khía cạnh để đo
lường mức độ thực hiện TNXH bao gồm trách nhiệm về kinh tế, pháp lí, đạo đức và nhân văn, 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty. Bao gồm: Nhận thức của chủ doanh nghiệp, quy định pháp lí, nhận thức của người
lao động và nguồn lực của doanh nghiệp.
Thông qua kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đã cho thấy các thang đo mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu đều hợp lí. Kiểm định hồi quy tuyến tính đã chứng minh các khía cạnh đều có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thực hiện TNXH của công ty. Tương ứng là chấp nhận 4 giả thuyết mà mô hình đã đề xuất. Trong đó, Nhận
thức của chủ doanh nghiệp có mức ảnh hưởng lớn nhất với hệ số góc là 0.341 nghĩa là nếu Công ty tăng 1 đơn vị về nhận thức của chủ doanh nghiệp thì mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty sẽ tăng 0.341 đơn vị. Quy định pháp lí có mức ảnh hưởng tích cực thứ 2 với hệ số góc là 0.313 nghĩa là nếu gia tăng 1 đơn vị Quy định pháp lí thì mức độ thực hiện TNXH của Công ty sẽ tăng 0.313 đơn vị. Đứng thứ
3 về tác động tới mức độ thực hiện TNXH của Công ty FPT Retail nhận thức của người lao động với hệ só góc là 0.254, nghĩa là nếu Công ty tăng 1 đơn nhận thức
của 78
tập trung vào những nội dung nào để gia tăng mức độ thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Đảm bảo thực hiện tốt TNXH của Công ty vì con người, cộng đồng và môi trường, tiến tới mục tiêu phát triển bển vững.
Theo trình bày ở nội dung trên, các biến phụ thuộc mà mô hình đề xuất giải thích được 70.075% nội dung của TNXH. Các biến độc lập mà mô hình đề xuất giải thích được 58.25% nội dung biến thiên của biến phụ thuộc là mức động thực hiện TNXH của Công ty cho thấy nhân tỗ ảnh hưởng đến nội dụng này còn những thành phần chưa xác định được hết.
3.5.2 Hạn chế tồn taị
Theo kết quả khảo sát thu được và thông qua xử lí phân tích số liệu bằng SPSS ý kiến của nhân viên tại công ty FPT Retail về thực trạng thực hiện TNXH và nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội theo cách tiếp cận của Yeh, Chen và Wu (2014) và Carroll (1999) cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty Cổ phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT có những hạn chế còn tồn tại như sau:
Nghiên cứu nội dung thực hiện trách nhiệm kinh tế cho thấy tiêu chí “Hao phí khách hàng bỏ ra sử dụng sản phẩm tương xứng với lợi ích mang lại cho họ ” có điểm trung bình đánh giá thấp nhất là 3.38 điểm. Nhận thấy các sản phẩm của Công ty dù đã đảm bảo về mặt chất lượng cũng như cam kết đối với khách hàng. Tuy nhiên mức giá các sản phẩm còn khá cao nên nhân viên Công ty đánh giá mức giá mà khách hàng bỏ ra chưa thật sự tương xứng với lợi ích mà sản phẩm mang lại.
Nghiên cứu nội dung thực hiện trách nhiệm pháp lí của Công ty cho thấy tiêu chí về “Hoạt động kinh doanh của Công ty được thực hiện đúng với quy định của pháp luật đối với người lao động, chất lượng sản phẩm, khách hàng, đối tác...và các văn bản quy định pháp luật khác” có điểm đánh giá thấp nhất trong thang đo với 3.45 điểm. Thực hiện TNXH của Công ty đối với các bên liên quan vẫn chưa mang tính toàn diện, cũng như các văn bản thể hiện rõ nội dung, quan điểm của Công ty.
Kết quả tìm hiểu về thực trạng thực hiện trách nhiệm đạo đức của Công ty có tiêu chí “Các sản phẩm của Công ty đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn như cam kết và không độc hại với môi trường. ” có điểm trung bình đánh giá thấp nhất trong thang đo 3.42 điểm. Đặt ra yêu cầu công ty cần tăng cường thực hiện những cam kết về sản phẩm cũng như đảm bảo được sự thân thiện đối với môi trường.
79
Ket quả tìm hiểu về thực trạng tực hiện trách nhiệm về nhân văn của Công ty có tiêu chí “Công ty tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện và khuyến khích nhân viên tham gia” có điểm đánh giá thấp nhất trong thang đo với trung bình đánh giá 2.86. Nôi dung này đang khá mâu thuân thuẫn với thực trạng thực hiện tại Công ty. Đặt ra vấn dề thống yêu cầu thống nhất giữa đánh giá của nhân viên và kết quả thực hiện được của Công ty.
Nghiên cứu nhận thức của chủ doanh nghiệp là nhân tố có tác động mạnh nhất đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty với hệ số ảnh hưởng β=0.341 dựa trên 6 tiêu chí . Kết quả khảo sát và phân tích đã cho thấy tiêu chí về “Tổ chức và tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội là thực hiện TNXHC có điểm đánh giá chưa cao (Biến CDN1). Căn cứ của nhận định này là biến có thang điểm đánh giá trung bình là 3.32, thấp nhất trong các tiêu chí đo lường. Cho thấy nhận thức về vấn đề tổ chức các hoạt động phúc lợi xã hội là thực hiện TNXH của công ty vẫn chưa thật sự được đánh cao.
Nghiên cứu nhân tố quy định pháp lí là nhân tố tác động mạnh thứ hai trong số 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty với hệ số ảnh hưởng β= 0.313 dựa trên 5 tiêu chí. Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy tiêu chí về “Nhà nước là người giám sát thực hiện TNXH của Công ty" có điểm trung bình đánh giá thấp hơn trong số 6 tiêu chí (Biến PL1). Nhận định căn cứ vào việc biến có thang điểm đánh giá trung bình 3.27, thấp hơn điểm của các tiêu chí trong thang đo. Có thể thấy rằng, ngoài các công cụ của mình nhằm khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện TNXH thì việc Nhà nước cần thiết nâng cao vai trò giám sát các doanh nghiệp thực hiện TNXH . Nghiên cứu nhận thức của người lao động là nhân tố tác động mạnh thứ ba trong số 4 nhân tố đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty với hệ số ảnh hưởng
β= 0.254 dựa trên 6 tiêu chí. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chí về
“Mức độ thỏa mãn sẽ cao hơn khi làm việc tại Công ty thực hiện tốt TNXH ” (Biến NLĐ2) với thang điểm đánh giá trung bình 3.08. Thể hiện nhận thức của người lao động về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc Công ty thực hiện trách nhiệm xã hội đối với chính bản thân họ chưa cao. Mức độ thỏa mãn của người lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà doanh nghiệp cần thiết phải tìm hiểu rõ.
80
Nghiên cứu về nguồn lực của doanh nghiệp là nhân tố tác động thấp nhất trong số 4 nhân tố đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty với hệ số ảnh hưởng β= 0.182 dựa trên 5 tiêu chí. Kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng tiêu chí về
“Công ty thực hiện các hoạt động từ thiện, đầu tư cho sáng kiến về TNXH đòi hỏi có thêm về chi phí. ” với điểm đánh giá trung bình là 3.12 thấp hơn so với các tiêu chí còn lại trong thang đo. Cho thấy nhân viên đánh giá chưa cao vai trò của tiềm lực doanh nghiệp trong quá trình thực thi TNXH của Công ty..
81
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XA HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KĨ THUẬT SỐ FPT