Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu luận văn

1.2.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.5.1. Nhu cầu của con người

Nhu cầu của con người phụ thuộc trước hết là quy mô của dân số, đặc điểm tiêu dùng của dân số, mức sống, thu nhập của dân cư. Các điều kiện cư trú của con người quyết định tính chất, quy mô nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sinh sống của con người. Trong quá trình phát triển không những quy mô dân số tăng lên mà nhu cầu của con người cũng tăng lên và ngày càng đa dạng hơn. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất thông qua cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nói cách khác là chúng ảnh hưởng đến CCKT và CDCCKT.

Ngày nay, mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi tỉnh, thậm chí là mỗi quận, huyện đều có nhu cầu khác nhau. Đối với Việt Nam đều này thể hiện rất rõ nét. Trong cùng một vùng, một tỉnh thì nhu cầu của dân thành thị khác, nhu cầu của dân cư nông thôn khác. Trong cùng một thành phố, những người sống ở ngoại thành cũng khác so với những người sống trong nội thành. Tất cả những đều nói trên đều tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2.5.2. Sự tiến bộ khoa học và công nghệ

Sự tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như sự cải tiến tư liệu sản xuất tác động trực tiếp và có tính chất quyết định đến CCKT nói chung và CDCCKT nói riêng. Nó làm thay đổi toàn bộ các thành phần tạo nên cơ cấu kinh tế. Trước hết nó thể hiện ở chỗ mỗi khi khoa học công nghệ phát triển đã dẫn đến sự thay đổi về quy mô, thay đổi về chất lượng của các ngành sản xuất. Qua đây CCKT cũng thay đổi và CCKT cũng có sự chuyển dịch. Khi có tiến bộ khoa học công nghệ, các lãnh thổ được xích lại gần nhau hơn và tham gia tích cực vào quá trình sản xuất của nền kinh tế.

Hiện nay, nhờ có tiến bộ khoa học và công nghệ, các nền kinh tế dù ở trình độ cao hay thấp đều hướng vào phát triển những ngành như công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, gen, vật liệu mới, công nghệ thông tin...

1.2.5.3. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh, liên kết

Xu hướng trên trở thành hiện tượng phổ biến và có tính chủ đạo. Tự do hóa thương mại trở thành điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Xu thế trên tạo sự phát triển đan xen nhau, khai thác thế mạnh của nhau trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu biết về thị trường và đối tác mà mình muốn hợp tác. Từ đó giúp họ định hướng sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế ngày nay. Từ đó có thể khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chia lợi nhuận.

Hiện nay, xu hướng này đang phát triển nhanh và ngày càng mạnh mẽ đối với các nước phát triển và cả ở những nước đang phát triển. Các quốc gia này đã tham gia tích cực vào các quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho nhân loại trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế này, các nước thường liên kết với nhau thông qua nguyên tắc phân công lao động xã hội trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở thế mạnh về lao động của mỗi nước nhưng luôn tính đến tính chất cạnh tranh giữa các quốc gia.

Đối với nước ta, một nước đang phát triển. Khi xác định cơ cấu kinh tế và sự CDCCKT cũng phải tính đến xu hướng này. Các tỉnh các huyện lân cận nhau cần đặt tính chất này vào trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như trong xác định hướng CDCCKT

1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế, doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp tạo ra việc làm cho người lao động, tạo ra vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội, đóng góp vào GDP của đất nước đồng thời doanh nghiệp cũng tạo ra nguồn thu thuế cho nhà nước, đóng góp phúc lợi cho xã hội, góp phần làm cho xã hội tiến bộ hơn cũng như tạo ra sức cạnh tranh rất lớn về mặt kinh tế cho đất nước. Do đó, các doanh nghiệp mới xuất hiện càng nhiều và hoạt động càng có hiệu quả là nhân tố quyết định đến việc hình thành CCKT và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mỗi đất nước, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên có những tập đoàn, doanh nghiệp lớn và hoạt động hiệu quả cao thì sẽ có được một cơ cấu kinh tế mạnh.

1.2.5.5. Đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế

Là động lực đối với sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước, song không phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp

luật và các chính sách kinh tế. Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì nhà nước giảm thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế - xã hội.

Ngược lại, muốn hạn chế di dân thì phải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần tương đương như các đô thị lớn.

1.2.5.6. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là mục tiêu chiến lược kinh tế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó khi bàn về công nghiệp hoá - hiện đại hoá chúng ta cần hiểu rõ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì, từ đó có cách tiếp cận theo các góc độ khác nhau.

- “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là chiến lước phát triển kinh tế – xã hội khoa học công nghiệp trong thời gian dài”. Theo tư tưởng này công nghiệp hoá - hiện đại hoá được nhìn nhận như một chiến lược phát triển kinh tế trong đó có phương hướng và mục tiêu của nền kinh tế.

- “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển nhằm cải tiến sức lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đạt năng suất lao động xã hội cao”. Theo cách tiếp cận này nó chỉ rõ mục đích của công nghiệp hoá là nâng cao năng suất lao động xã hội, cái quyết định cho sự tồn tại của một chế độ xã hội.

Đối với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta thì các tiếp cận này là phù hợp giúp chúng ta hiểu rõ thực chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá để có những hướng đi đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước.

- “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng lao động thủ cộng là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Thực chất quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở đây là chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại và được coi là quá trình lâu dài.

* Chỉ tiêu công nghiệp hóa xét về mặt kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì là một trong những nội dung trong quá trình CNH - HĐH. Nhằm có được một tiêu chí chuẩn, để xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì, có đi đúng hướng CNH - HĐH hay không. Trong luận văn này, tác giả chỉ xin vận dụng chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến của GS. Đỗ Quốc Sam, nhưng chỉ căn cứ ở các tiêu chí về kinh tế gồm GDP bình quân đầu người, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP và tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp.

Bảng 1.1: Chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến

TT Chỉ tiêu Đơn vị Chuẩn CNH

1 GDP bình quân đầu người USD > 5000

2 Tỉ trọng nông nghiệp/GDP bngnghiệp/GDP

% 10

3 Tỉ lệ lao động nông nghiệp % <30

1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một số nước trên thế giới và địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)