Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 34 - 39)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang được tái lập từ năm 1997, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo quốc lộ 1A về phía Bắc, gồm tiểu vùng miền núi, trung du xen kẽ đồng bằng; khí hậu phân biệt 4 mùa rõ rệt.

Là tỉnh có số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 76,58% tổng số lao động toàn tỉnh, đất đai lại hạn chế, vốn đầu tư ít. Do vậy, trong nông nghiệp, tỉnh chủ trương phải phát huy nội lực là chính, đồng thời định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn, trên cơ sở khai thác mọi lợi thế sẵn có, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Để làm được điều này, tỉnh đã có nhiều chính sách giúp đỡ bà con nông dân cả về vốn lẫn tổ chức, như: bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các dự án sản xuất trồng nấm, bông, chuyển giao kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản...đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhờ có các mô hình làm thí điểm thành công mà khắc phục dần tư tưởng ngần ngại, sợ rủi ro của người nông dân trong việc tiếp thu giống mới và công nghệ mới và phát triển sản xuất hàng hóa. Đến nay, mỗi xã của Bắc Giang đều có 2 cán bộ khuyến nông; có hệ thống thú y hoàn chỉnh để giúp bà con đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh xác định và có chính sách cụ thể hướng dẫn, giúp đỡ bà con nông dân tập trung phát triển chủ yếu vào 4 loại cây, 3 loại con như sau:

- Lúa vẫn được coi là cây quan trọng nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Tỉnh chủ trương chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong trồng lúa theo hướng tăng trà xuân muộn trong sản xuất vụ chiêm xuân và tăng trà mùa sớm trong sản xuất vụ mùa vừa nhằm tránh được các đợt rét đậm, rét hại, vừa tạo ra

năng suất cao, đồng thời mở rộng diện tích trồng vụ đông; tăng cường đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Vì vậy, năng suất lúa mấy năm qua đã tăng bình quân 4,6%/năm, sản lượng tăng 9,1%/năm. Một số nơi trong tỉnh, bà con nông dân trồng lúa hàng hóa, chuyển đổi sang trồng các giống lúa thơm để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Lạc, đậu tương là những loại cây công nghiệp ngắn ngày được phát triển với tốc độ nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng nhờ việc chọn giống phù hợp với đất đai, cho năng suất cao hoặc kéo dài mùa vụ. Nếu năng suất lạc trước đây là 13-14 tạ/ha, thì nay đạt 17,1 tạ/ha, đậu tương đạt 13,9 tạ/ha. Nông dân đã sáng tạo trong việc cơ cấu vụ lạc đông để sản xuất lạc giống cung cấp cho các địa phương khác, nhờ đó giá trị kinh tế của mỗi kg lạc cũng tăng lên đáng kể.

- Bắc Giang có nhiều vùng có thể trồng được cây ăn quả rất đa dạng, phong phú như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, dứa, bưởi. Đây lại là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, do đó được khuyến khích phát triển. Năm 2006, tổng diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh ước đạt 50.778 ha (trong đó vải thiều 40.010 ha). Các huyện điển hình phát triển trồng cây ăn quả là Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế...Thương hiệu vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang đã trở nên nổi tiếng trong nước và ngoài nước.

- Cây rau màu thực phẩm rất được chú ý phát triển bởi sản phẩm có thể cung cấp được cho các tỉnh lân cận và chế biến xuất khẩu, như: ngô bao tử, ớt ngọt, cà chua bi, dưa chuột bao tử, khoai tây, su hào, bắp cải... Hiện toàn tỉnh có diện tích trồng rau các loại ước đạt 18.866 ha, đậu các loại ước đạt 2.410 ha.

Cùng với những chuyển dịch trong cơ cấu trồng trọt, Bắc Giang rất chú trọng đến phát triển, chuyển dịch trong chăn nuôi, đồng thời gắn kết giữa chăn nuôi với trồng trọt, tạo nên thế đứng vững vàng về kinh tế hộ gia đình. Số hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ giảm mạnh, trong khi số hộ chăn nuôi lớn, theo

hướng công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng mở rộng. Cơ cấu đàn gia súc thay đổi với việc tăng tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, giảm gia súc phục vụ cày kéo. Tăng tỷ trọng đàn lợn siêu nạc, lợn lai F1. Hiện đàn bò của tỉnh có 140.988 con (tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2005), đàn lợn có 1.034.732 con (tăng 11,5% so với cùng kỳ); đàn gia cầm đạt trên 10.000.000 con.

Đặc biệt những năm gần đây tỉnh chú trọng phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Diện tích nuôi thả cá của tỉnh ước đạt 10.198 ha, sản lượng cá thịt ước đạt 15.700 tấn. Đã thực hiện chuyển đổi được trên 3.000 ha diện tích đồng trũng, một vụ, cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản và có những mô hình nuôi các loại thủy - đặc sản như ba ba, ếch Thái Lan, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá chép lai... đem lại giá trị kinh tế cao.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình, đến nay tỉnh đã có 1.769 trang trại được cấp giấy phép, 20.808 mô hình kinh tế trang trại vườn đồi có diện tích từ 0,5 ha trở lên, khoảng 5.000 ha diện tích đất có giá trị thu hoạch trên 50 triệu đồng, 7.800 hộ gia đình đạt tiêu chí thu nhập 50 - 100 triệu đồng/năm, duy trì 130.000 ha đất đã có rừng, chuyển đổi rừng theo hướng tăng diện tích rừng kinh tế, sản xuất lâm nghiệp.

Từ thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thông ở 2 tỉnh trên đây có thể thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả nếu có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình về nông nghiệp, nông thôn và đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương cần xác định và lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để tập trung chuyển dịch. Đa dạng hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở sản xuất hàng hoá, gắn vùng nguyên liệu với cơ sở sản xuất chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Hữu Lũng là huyện miền nú i phía Nam của tỉnh La ̣ng Sơn. Phía Đông Nam và Tây Nam giáp với các huyê ̣n La ̣ng Giang, Lục Nga ̣n, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Tây Bắc giáp huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông Bắc giáp huyện Chi Lăng. Hữu Lũng có quốc lô ̣ 1A và tuyến đường sắt Hà Nô ̣i - Lạng Sơn cha ̣y qua; có đường tỉnh lộ nối huyê ̣n Yên Thế (Bắc Giang) với huyện Võ Nhai (Thái Nguyên); có sông Trung chảy từ Thái Nguyên hợp với sông Thương từ Chi Lăng ngay tại thi ̣ trấn và chảy về Bắc Giang. Đây chính là những tuyến giao thông quan trọng để Hữu Lũng phát triển thương ma ̣i - di ̣ch vụ, công nghiê ̣p bên ca ̣nh ngành kinh tế chủ đa ̣o nông - lâm nghiê ̣p theo hướng sản xuất hàng hóa, vì thế nông - lâm nghiê ̣p được xác đi ̣nh là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đa ̣o của huyện Hữu Lũng, chiếm tỷ tro ̣ng cao trong GDP, giải quyết việc làm, ta ̣o thu nhâ ̣p và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho xã hô ̣i.

Trên cơ sở xác định vai trò của ngành nông - lâm nghiê ̣p, Hữu Lũng đã phát huy mo ̣i nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực. Diện tích các loa ̣i cây công nghiê ̣p, cây ăn quả, cây lâm nghiê ̣p đem la ̣i hiệu quả kinh tế cao và bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tâ ̣p trung. Đến năm 2003, tổng diê ̣n tích gieo trồng đạt 14.284 ha, tổng sản lượng lương thực có ha ̣t đạt 36.665 tấn, bình quân lương thực đầu người đa ̣t 325 kg. Để nâng cao giá tri ̣ sản xuất nông nghiê ̣p, ngoài viê ̣c đẩy ma ̣nh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền Hữu Lũng cò n hoa ̣ch định chiến lươ ̣c hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cây ăn quả, vùng ngô, vùng thuố c lá,... Đă ̣c biệt, Hữu Lũng là một trong những huyện dẫn đầu toàn tỉnh về trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến cuố i năm 2003, diê ̣n tích cây ăn quả toàn huyện đạt hơn 7.000 ha và trải rộng ở tất cả các xã với các loa ̣i cây như: vải thiều, nhãn, hồ ng, na dai,... Các cây dưa hấu, cây dâu tằm đang được bà con một số xã đưa vào thâm canh, phá bỏ thế đô ̣c canh cây lúa.

Do phù hợp với điều kiê ̣n thổ nhưỡng, vải thiều là loa ̣i cây ăn quả đang đươ ̣c trồng nhiều nhất ở Hữu Lũng với khoảng 6.000 ha (chiếm 90% diện tích cây ăn quả toàn huyện), tâ ̣p trung ở các xã Minh Sơn, Hòa Thắng, Hòa Sơn, Nhật Tiến,... Sản lượng trung bình đa ̣t khoảng 5.000 tấn/năm (năm 2004 ước đa ̣t 10 nghìn tấn). Nhiều hô ̣ gia đình ở Hữu Lũng đã trở nên giàu có nhờ cây vải. Hiệu quả kinh tế từ cây vải là không nhỏ, nhưng nghi ̣ch cảnh "đươ ̣c mùa mất giá, được giá mất mù a", thiếu thị trường tiêu thu ̣ đang là nỗi lo của lãnh đa ̣o và người nông dân huyê ̣n Hữu Lũng. Trước thực tế đó, Hữu Lũng đang từng bước thành lập ban chỉ đạo tiêu thu ̣ vải, xây dựng các chợ đầu mối và không ngừng đẩy mạnh quan hệ giao dịch, ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n cho khách hàng đến mua vải. Bên ca ̣nh đó, các cấp chính quyền ở đi ̣a phương còn đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm chỉ đa ̣o, tổ chức tiêu thu ̣, kinh nghiê ̣m sơ chế, bảo quản,... ở một số vùng vải nổi tiếng như Thanh Hà, Lu ̣c Nga ̣n,... Hữu Lũng đã mạnh da ̣n ứng du ̣ng các tiến bô ̣ khoa ho ̣c - kỹ thuâ ̣t vào khâu chế biến vải thiều, xây dựng được 2 lò sấy vải bằng năng lươ ̣ng mă ̣t trời, 5 lò sấy bằng than. Trong thời gian tới, huyện sẽ phố i hợp với Sở Khoa ho ̣c - Công nghê ̣ Lạng Sơn thực hiê ̣n đề tài thu hoa ̣ch vải dãn vu ̣ nhằm tránh tình tra ̣ng thu hoạch ồ ạt trong cùng thời điểm.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, 3 lâm trườ ng quốc doanh sản xuất gỗ tru ̣ mỏ củ a huyện đã liên kết trồng rừng với nhân dân đi ̣a phương nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời từng bước chuyển di ̣ch cơ cấu từ thuần nông sang nghề rừ ng. Hàng năm, diện tích trồng rừng mới đa ̣t 1.200 - 1.500ha.

Vớ i nhâ ̣n thức kết cầu ha ̣ tầng là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hô ̣i, trong nhiều năm qua, Hữu Lũng rất coi tro ̣ng phát triển kết cầu ha ̣ tầng. Bằ ng hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm", huyê ̣n đang thực hiện các dự án quan tro ̣ng như: chương trình làm đường bê tông xi măng đã triển khai ở 6 xã với 28km đường, trong đó vốn đối ứng mà nhân dân góp đa ̣t 42%; chương trình kiên cố hóa kênh mương đã thực hiê ̣n được 56,5/281,8km,

vớ i tổng số vốn đầu tư trên 37 tỷ đồ ng, trong đó nhân dân đóng góp 1,7 tỷ đồng. Các chương trình điê ̣n lưới, giao thông nông thôn, xây dựng các trung tâm cụm, trường ho ̣c, thông tin - liên la ̣c,... cũng được huyê ̣n đầu tư thỏa đáng vớ i tổng số vốn đầu tư xã hô ̣i đa ̣t 100 - 120 tỷ đồng/năm.

Nhờ vâ ̣y, Hữu Lũng đã đầu tư, nâng cấp hàng chu ̣c km đường và sửa chữa hàng trăm km đườ ng liên thôn, liên xã, các xã trong huyê ̣n đều có đường giao thông đi la ̣i được 4 mùa.

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiê ̣p đi ̣a phương, kết cầu ha ̣ tầng được đầu tư đú ng mức là yếu tố quan trọng thu hút các doanh nghiê ̣p đến đầu tư, tạo không khí sôi động trong hoạt đô ̣ng sản xuất - kinh doanh ở Hữu Lũng. Giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiê ̣p của huyê ̣n ngày càng đươ ̣c nâng cao, các ngành nghề chủ yếu như: sản xuất vâ ̣t liê ̣u xây dựng, khai thác đá, cát, sản xuất xi măng, phân bón,Ặ với những tên tuổi điển hình như: Công ty Xi măng 78, Công ty Trách nhiệm hữu ha ̣n Phú Thi ̣nh; Công ty Cổ phần Hóa chất Vĩnh Thi ̣nh,... đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng của công nghiệp - tiểu thủ công nghiê ̣p Hữu Lũng.

Nằm giữa cung đường Hà Nội - La ̣ng Sơn, Hữu Lũng có nhiều điều kiện thuận lơ ̣i để kinh doanh, phát triển di ̣ch vu ̣ ăn uống, nhà nghỉ, nhà hàng với các món ăn đặc sản của đi ̣a phương như thi ̣t gà, rau rừng,... Do ̣c tuyến quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện đã có hàng trăm nhà hàng được xây dựng phục vụ khách đường dài Nam - Bắc. Trong tương lai, huyê ̣n sẽ đẩy ma ̣nh kết hợp dịch vụ ăn uố ng vớ i các sản phẩm truyền thống, các điểm du li ̣ch nổi tiếng như đền Bắc Lệ, hồ Cấm Sơn, hang Dơi, hang Long Động,... của đi ̣a phương nhằm thu hút và giữ chân được nhiều du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)