Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 57 - 65)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội

* Dân số

Hiện nay toàn huyện Na Rì có 40.418 người, trong đó dân số nam có 20.253 người, chiếm 50,1% dân số toàn huyện, dân số thành thị có 3.337 người, chiếm 8,26 % dân số toàn huyện.

Bảng 3.1: Hiện trạng dân số huyện Na Rì năm 2014 Tên đơn vị hành chính Hiện trạng năm 2014 Dân số (người) Số hô (hộ) Tổng số Thành thị Nông thôn Toàn huyện 40.418 3.337 37.081 4.101 Thị trấn Yến Lạc 3.402 3.337 875 Xã Vũ Loan 1.738 1.738 377 Xã Lạng San 1.892 1.892 413 Xã Lương Thượng 1.976 1.976 412 Xã Kim Hỷ 1.653 1.653 363 Xã Văn Học 985 985 226 Xã Cường Lợi 1.906 1.906 418 Xã Lương Hạ 1.714 1.714 360 Xã Kim Lư 2.567 2.567 555 Xã Lương Thành 964 964 223 Xã Ân Tình 1.072 1.072 250 Xã Lam Sơn 2.001 2.001 436 Xã Văn Minh 1.246 1.246 624 Xã Côn Minh 2.518 2.518 657 Xã Cư Lễ 2.214 2.214 484 Xã Hữu Thác 1.542 1.542 342 Xã Hảo Nghĩa 1.490 1.490 328 Xã Quang Phong 1.551 1.551 358 Xã Dương Sơn 1.748 1.748 361 Xã Xuân Dương 2.284 2.284 477 Xã Đổng Xá 2.699 2.699 575 Xã Liêm Thủy 1.326 1.326 263

Mật độ dân số bình quân của huyện là 47 người/km2, phân bổ không đồng đều. Trên địa bàn huyện gồm có các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,..., tốc độ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2010 đến 2014 là 1,1%. Trong thời gian qua có chương trình đình canh định cư, ổn định sản xuất đã có nhiều kết quả đáng kể, song vẫn còn nhiều hộ sống theo kiểu tiện canh, tiện cư, ít quần tụ, làm cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dân cư như điện, đường giao thông, trường học và các loại địch vụ công khác gặp không ít khó khăn.

* Lao động việc làm

Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 22.068 người, chiếm 59% tổng dân số toàn huyện. Nhìn chung số lao động tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa thật sự hợp lý. Nguồn lao động dồi dào song số lao động qua đào tạo chưa cao. Tình trạng không có việc làm đối với thanh niên học sinh mới ra trường cũng là vấn đề bức súc cần giải quyết, đặc biệt là trong khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối nặng nề về sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển chậm gây hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác nguồn nhân lực của huyện.

Bảng 3.2: Lao động, cơ cấu lao động huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2010 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Lao động làm việc

trong nền kinh tế Người 22.068 22.387 23.313 23.275 24.544 Khu vực I Người 20.003 20.127 20.814 20.802 21.674 Khu vực II Người 1.423 1.493 1.657 1.643 1.686

Khu vực III Người 642 695 842 830 1.184

Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100

Khu vực I % 90,64 89,9 89,3 89,4 88,3

Khu vực II % 6,44 6,67 7,1 7,06 6,9

Khu vực III % 2,9 3,1 3,6 3,6 4,8

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn năm 2010, 2014).

* Mức sống: Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, theo kết quả rà soát xác định hộ nghèo của huyện thì năm 2010 toàn huyện còn 4137 hộ nghèo, chiếm 45,90%, đến năm 2014 còn 17,98%. Để công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả, từ đầu năm huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các xã, thị trấn; đồng thời tích cực chỉ đạo, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chính sách hồ trợ, tín chấp vay vốn phát triển sản xuất.

* Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của huyện với diện tích 421,45 ha, chiếm 0,50% diện tích tự nhiên của huyện. 3.337 người, chiếm 8,3 % dân số toàn huyện., bình quân diện tích đất đô thị là 792 người/km2. Trong đó: đất ở đô thị có 21,52 ha, tương ứng với bình quân diện tích đất ở mỗi hộ là 165,54 m2; đất nông nghiệp trong đô thị còn 289,49 ha, đất xây dựng đô thị có 56,28 ha.

Trong những năm qua bộ mặt của thị trấn đã có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản đã và đang được đầu tư xây dựng. Mạng lưới giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc, bưu điện, phát thanh truyền hình... cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm địa hình và lịch sử phát triển, Na Rì là một huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống nên khu dân cư nông thôn được phát triển với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc và địa hình, mức sống của từng khu vực, với các điểm dân cư truyền thống như làng, bản. Huyện có 21 xã với diện tích 808,52 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên, với dân số là 37.081 người, bình quân 218 m2/người dân nông thôn.

Khu dân cư nông thôn được hình thành trên cơ sở các dòng họ, làng, bản phụ thuộc chủ yếu vào nông - lâm nghiệp. Quy mô làng bản cũng phụ thuộc vào dân tộc, điều kiện địa hình để có thể đảm bảo được cuộc sống của người dân. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ nhất là ở khu vực vùng sâu vùng xa. Việc bảo vệ môi trường ở các khu dân cư nông thôn còn nhiều hạn chế, chất thải (đặc biệt là chất thải gia súc, gia cầm), rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, chưa có cố định cụ thể gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường đất,...

Trong những năm qua được sự đầu tư của cấp trên hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực nông thôn ngày một cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số.

* Giao thông

Na Rì có một hệ thông giao thông đối ngoại gắn liền với các trục đường quan trọng của khu vực vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các trục này nối các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với Đồng Bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quốc lộ 3B chạy qua Na Rì và đi Lạng Sơn là tuyến đường quan trọng liên kết các Quốc lộ 1, 2 và 3 thành một hệ thống. Tỉnh lộ 279 từ phía Bắc tỉnh Tuyên Quang qua Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Đây là tuyến đường có điều kiện thuận lợi, liên kết kinh tế Na Rì các địa bàn phát triển khác, giúp huyện khai thác tốt những thế mạnh của huyện, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi rừng, du lịch và các cơ hội phát triển bên ngoài.

Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư nâng cấp và được đánh giá có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đầu tư toàn diện, đặc biệt đối với vùng định canh định cư, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đường ô tô đến trung tâm.

Bảng 3.3: Hiện trạng một sô tuyến đường trên địa bàn huyện

Tên đường Điểm đầu Điểm cuối

Chiều dài (krn)

Cấp đường

Cường lợi - Vũ Loan Km61+100

Qlộ 3B UBND xã Vũ Loan 9 Loại B

Vũ Loan - Lạng San Nà Quáng Quốc lộ 279 13

Lương Hạ - Văn Học Km58+500

QL3B UBND xã Văn Học 9 Loại B

TT. Yên Lạc - Động Nàng Tiên KM57 QL3B

Phố Cổ Động Nàng Tiên 5,5 A

Kim Lư - Lương Thành Kim Lư Quốc lộ 279 9

Kim Hỷ - Vũ Muộn Quốc lộ 279 Lùng Cà 12 Loại B

Lạng San - Thẳm Mu Quốc lộ 279 Thăm Mu 7,5 Loại B

Cư Lễ - Pác Ban Văn Minh Pác Ban 3 Loại A

Quốc lộ 279 - Khuổi Khiếu Quốc lộ 279 Khuổi Khiếu Hữu Thác 8 Loại B

Quốc lộ 3B - Hữu Thác Km37+400

QL3B UBND xã Hữu Thác 5 Loại B

Quang Phong - Đổng Xá Km 30 QL3B UBND xã Đổng Xá 13,5 Loại A

Tổng 94,5

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những tuyến đường liên xã, liên thôn, bản rất dày đặc với chiều dài 348 km. Tuy nhiên khả năng khai thác của các tuyến đường này còn nhiều hạn chế, do chất lượng đường còn xấu hạn chế việc đi lại của người dân trong huyện, đặc biệt là những tuyến đường vào các thôn, bản. Trong thời gian tới cần được đầu tư và nâng cấp để đảm bảo việc đi lại của người dân trong cả năm.

* Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi được chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đã xây dựng được những công trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân, xây dựng hồ chứa, đập dâng, kiên cố hóa kênh mương, sửa chữa những

đập bị hư hỏng, đầu tư công trình thủy lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào định canh, định cư, phục vụ tưới tiêu và chống xói mòn cho hàng trăm ha ruộng. Trên địa bàn huyện Na Rì có 108 công trình thủy lợi, trong đó có; 13 hồ chưa nước; 92 đập kênh kiên cố hóa; 03 công trình trạm bơm; với tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hóa là 125.881 m. Với các công trình thủy lợi trên thì hàng năm trên địa bàn huyện Na Rì đã có 2.264,40 ha đất nông nghiệp được tưới bằng hệ thống công trình thủy lợi trên.

Được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và từ các nguồn vốn khác, tỉnh đã chỉ đạo xây dụng, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lương thực trên địa bàn huyện. Nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Nguồn vốn thuộc chương trình 135, 120 đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cho những diện tích đất nông nghiệp trước đây chỉ sản xuất 1 vụ lên 2 vụ, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống đồng bào vùng cao.

* Giáo dục đào tạo

Công tác giáo dục ngày càng được quan tâm và chú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Qua các chương trình, dự án cùng với sự đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thống trường học đã được hoàn thiện một bước. Trong năm 2010 toàn huyện có: có 20 trường mầm non, 2.111 cháu, 140 phòng học; 13 trường tiểu học, 2.368hs, 248 lớp; 14 trường THCS , 2.604 hs, 144 lớp; 1 trường THPT, 1.241 hs, 19 phòng học. Đến năm 2014, toàn huyện có 62 trường, 448 lớp học và 8.442 học sinh, so với đầu nhiệm kỳ tăng 370 học sinh, trong đó bậc Mầm non 22 trường, Tiểu học 15 trường, THCS 13 trường, THCS Bán trú 02 trường; PTCS 07 trường, Phổ thông Dân tộc nội trú 01 trường, THPT 01 trường và 01 Trung tâm GDTX. Toàn huyện có 20/22 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập cho trẻ em 05 tuổi đạt tỷ lệ 59,09%; 22/22 xã, thị trấn đạt

chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ huy động học sinh đều đạt và vượt so với mục tiêu Đại hội, trong đó: Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào bậc Mầm non: Nhà trẻ 42%, mẫu giáo 100%; huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 THCS đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT đạt78,73% (so với mục tiêu Đại hội đạt 92,6%, chỉ tiêu tuyển sinh THPT hằng năm được giao bởi Sở Giáo dục & Đào tạo), tỷ lệ học sinh lên lớp bậc tiểu học đạt 99%, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,2%; bậc THCS: tỷ lệ lên lớp đạt 95%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 99%; bậc THPT: tỷ lệ lên lớp đạt 96,61%, tốt nghiệp lớp 12 đạt trên 91,15%. Đến nay có 10 trường đạt chuẩn quốc gia so với năm 2010 tăng 03 trường, so với mục tiêu Đại hội đạt 3/7 trường.

* Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hoạt động y tế có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện nghiêm túc công tác khám, điều trị bệnh nhân, đặc biệt là các đối tượng chính sách; triển khai đầy đủ các chương trình y tế quốc gia; tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong 05 năm đã khám cho 395.671 lượt người, trong đó điều trị nội trú là 29.299 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 127,5%. Công tác đào tạo và đào tạo lại được quan tâm, trong nhiệm kỳ đã có 48 y, bác sỹ được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hệ thống y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn: 16/22 trạm y tế xã, thị trấn được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiến cố; số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế 15/22 xã, đạt 68,18%, vượt so với mục tiêu Đại hội; 55% số trạm y tế có bác sỹ, đạt 55% so với mục tiêu Đại hội.

Thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân trong huyện đạt 99,98%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hiện còn 14,48%; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi được uống, tiêm đủ các loại vắc xin đạt 95%. Tỷ lệ phát triển dân số bình quân 0,9%/năm; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc bình quân hằng năm đạt 98%.

* Bưu chính viễn thông

Ngành bưu chính viễn trông trong những năm qua đã có những phát triển nhất định, đảm bảo được yêu cầu lãnh đạo và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và liên lạc của nhân dân. Trong năm đã phủ sóng hòa mạng di động Vinaphone cho 07 trạm biến áp tại 07 xã. Hiện nay 22/22 xã, thị trấn đã được phủ sóng phát thanh, 9/22 xã, thị trấn đã được phủ sóng truyền hình, 22/22 xã thị trấn có trạm truyền thanh. Tính đến nay trên toàn huyện có 8.031 thuê bao điện thoại cố định, bình quân đạt 21,57 thuê bao/100 dân. Mạng lưới internet cũng từng bước được đầu tư phát triển, tính đến nay toàn huyện có 511 thuê bao.

* Năng lượng

Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển nhanh góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, điện khí hóa nông thôn. Đến nay tất cả 22/22 xã, thị trấn đã có điện, số hộ sử dụng điện, đạt tỷ lệ 95,9%.

Nhìn trung công tác triển khai mạng lưới điện trên địa bàn huyện có phát triển, số hộ dùng điện tăng đáng kể, hiện nay tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có lưới điện góp phần vào việc hình thành sự phát triển của các ngành nghề trong nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)