Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 30 - 34)

5. Kết cấu luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha, gấp 2,68 lần nước ta. Dân số có 58 triệu người, bình quân đất canh tác gấp 4 lần nước ta (3.756 m2/người), thuộc diện cao

nhất các nước trong khu vực. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su thuộc hàng đầu thế giới và đứng thứ 3 về xuất khẩu đường.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển biến rõ rệt trong khoảng 20 năm.

Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của Thái Lan từ năm 1970 đến 1991 Năm GDP nông, lâm ngư

nghiệp GDP công nghiệp chế biến GDP ngành xây dựng GDP ngành dịch vụ GDP ngành khai thác mỏ 1970 28,9 14,0 5,8 48,3 3,0 1980 26,2 19,2 5,8 45,8 3,1 1991 14,7 25,6 7,5 50,6 1,6

Tài liệu trên cho thấy GDP ngành nông nghiệp giảm xuống một nửa sau 20 năm, trong khi ngành công nghiệp chế biến đã tăng từ 14% lên 25,6% thể hiện rõ sự phát triển đa dạng hoá sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp cho xuất khẩu của Chính phủ. Trên thực tế các vùng chuyên canh lớn được hình thành, đồng thời các khu công nghiệp chế biến có trang bị hiện đại của Nhật, Mỹ và các nước phát triển khác được xây dựng để thu hút nông sản chế biến. Như vậy vừa khuyến khích nông dân, vừa chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn lại vừa tạo ra sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng. Nông sản hàng hoá xuất khẩu của Thái Lan rất được thị trường quốc tế ưa chuộng, được tiêu thụ trên 100 nước đã góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho Thái Lan.

Có được thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá nông sản phải kể đến sự đóng góp to lớn của công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm mà Thái Lan đã đầu tư ứng dụng trước một bước so với các nước trong khu vực. Vì thế, các sản phẩm của họ có sức cạnh tranh cao lại khá ổn định như chất lượng gạo xuất khẩu năm 1990 tốt hơn so với năm 1986 làm cho giá tiêu thụ tăng từ 220 USD/tấn lên 300 USD/tấn. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu, Thái Lan không chỉ có đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến nông

sản, mà còn quan tâm phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp cơ khí, điện, giao thông, công nghệ sinh học và thị trường phục vụ phát triển kinh tế nông thôn. Có thể nói Chính phủ đã mạnh dạn đi trước một bước về điện khí hoá nông thôn bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) nên đến năm 1991 đã có 94% số làng, xã nông thôn có điện, đồng thời hạ giá điện tiêu dùng của nông dân thấp hơn thành phố nên đã khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội nông thôn.

Cuối những năm 50 máy móc công nghiệp đã được đưa vào các vùng trọng điểm để phục vụ các khâu sản xuất nặng nhọc như làm đất, tưới tiêu...nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra một khối lượng nông sản phẩm hàng hoá lớn, tập trung thuận lợi cho chế biến sản phẩm xuất khẩu.

Cơ cấu kinh tế Thái Lan chuyển dịch được như vậy cũng một phần nhờ vào chính sách phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và công nghiệp nông thôn. Nhiều ngành sản xuất thủ công được duy trì phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như chế tác vàng bạc, đá quý, nghề gốm sứ cổ truyền. Còn công nghiệp nông thôn Thái Lan là các xí nghiệp vừa và nhỏ có từ 10- 30 công nhân sản xuất các máy nông cụ và động cơ cỡ nhỏ. Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Thái Lan trong những năm qua đều hướng vào xuất khẩu, vì thế các vùng trọng điểm nông nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản xuất khẩu khá lớn. Tỷ trọng hàng hoá nông sản của các trang trại nước này từ những năm 80 đã chỉ ra điều đó:

- Lúa gạo sản xuất 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 5 triệu tấn/năm.

- Cao su sản xuất ra 850.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 760.000 tấn/năm, bằng 89,4%.

- Tôm sản xuất ra 107.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 28.000 tấn/năm, bằng 26,1%.

Ngoài ra phải kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các biện pháp quản lý vĩ mô thông qua các công cụ kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Mặc dù Chính phủ đã chủ trương thực hiện cơ chế thị trường với mọi loại sản phẩm hàng hoá nhưng vẫn quan tâm đến sự ổn định giá vật tư nông nghiệp và lương thực, thể hiện là có thành lập một Uỷ ban Nhà nước về giá gạo và được vay vốn ưu đãi để mau lúa gạo với giá cao hơn giá thị trường để dự trữ hoặc nông dân được vay vốn đầu tư sản xuất với lãi suất thấp khi giá thóc rẻ, đến khi thóc đắt họ sẽ bán thóc để hoàn lại vốn vay (Năm 1990 Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan đã cho nông dân vay 1,3 tỷ USD với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất. Chính phủ coi khoản đầu tư đó là then chốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn).

Từ nghiên cứu thực tế công nghiệp hoá nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của Thái Lan trong 40 năm qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau đây:

- Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo ổn định sản xuất lương thực.

- Đầu tư kịp thời công nghệ chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm rủi ro cho nông dân, giữ được chữ tín với khách hàng.

- Cho đến giai đoạn phát triển kinh tế ở mức độ cao, trọng tâm của chính sách hiện đại hoá đất nước đã chuyển sang sản xuất sản phẩm công nghệ cao nhưng Chính phủ vẫn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn như đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và tiêu thụ nông sản (gạo, rau quả, thịt, tôm...) và hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển dưới nhiều hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)