5. Kết cấu luận văn
4.4.3. Đối với huyện
- Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2011 - 2020 đề ra các mục tiêu định hướng lớn trong cả thời kỳ phát triển lâu dài. Vì vậy khi thực hiện, để phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể cần được điều chỉnh, bổ sung bằng các dự án, chương trình cụ thể. - Trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội luôn coi trọng giữa phát triển kinh tế với giữ gìn môi trường, tài nguyên khoáng sản. Quản lý và bảo vệ rừng nói chung và rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim hỷ để đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong đó quan tâm phát triển kinh tế rừng là tiềm năng, thế mạnh của huyện nhưng cần có chính sách khuyến khích trồng và phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao như quế, sao, xoan, thông, lát... Đồng thời có cơ chế thu hút các tổ chức và cá nhân đầu tư trồng rừng và xây dựng nhà máy chế biến lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Na Rì đã và đang có những bước phát triển mới theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại. Sản xuất ngành nông nghiệp đã từng bước theo hướng sản xuất hàng hoá, về sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng lên khá nhanh. Kinh tế nông nghiệp phát triển giúp cho các ngành khác từng bước phát triển và điều quan trọng là nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện thoại hóa được rõ hơn, cụ thể hơn. Có được thành tựu này, là do có sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền và nhân dân trong phát triển kinh tế mà nền tảng là kinh tế nông, lâm nghiệp.
Đẩy mạnh CDCCKT theo hướng CNH - HĐH nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực và nâng cao mức sống cho người dân là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong nhiệm vụ này, phải đảm bảo làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó luận văn đã tập trung vào nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả như sau:
Thứ nhất: Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống lý luận cơ bản về cơ cấu và CDCCKT để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. CCKT là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế gồm các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội và môi trường trong những điều kiện cụ thể của đất nước, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế. CDCCKT là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt, biểu hiện gồm cơ cấu ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho từng thời kỳ
cụ thể. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu các nền kinh tế là tỉ trọng các ngành thuộc KVII, KVIII tăng lên, còn tỉ trọng của KVI thì giảm xuống, tỉ trọng của bộ phận kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước giảm, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong khi đó, các nhân tố như: vốn, nguồn nhân lực, tiến bộ khoa học công nghệ, thị trường trong xu hướng hội nhập, cơ chế chính sách là một trong những nhân tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến sự CDCCKT.
Thứ hai: Trong việc đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy huyện Na Rì có nhiều lợi thế bên cạnh những khó khăn trong việc thúc đẩy sự CDCCKT theo hướng CNH - HĐH . Trong các nhân tố đó, đường lối chính sách đóng vai trò quyết định, các nhân tố kinh tế - xã hội khác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quan trọng. Nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là cơ sở, nền tảng cho sự CDCCKT của huyện.
Thứ ba: Qua phân tích thực trạng CDCCKT của huyện Na Rì thời kỳ 2010 -2014, có thể rút ra một số nhận định về những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới là: CCKT theo ngành có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, KVI chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Về thực tế huyện hiện nay vẫn đang trong thời kỳ tìm hướng đi trong phát triển kinh tế., trong những năm tới cần phải chú trọng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp là thế mạnh của huyện, lấy kinh tế nông nghiệp làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Các ngành kinh tê khác phát triển sẽ nâng cao hiệu quả của kinh tế nông lâm nghiệp của huyện.
Thứ tư, Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kan trong thời gian tới.
Từ kết quả đã đạt được cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có vai trò quan trọng và cần thiết. Để có được một cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng huyện cần xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với sự phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch cơ cấu các ngành, nghề hợp lý và cần có thêm sự ủng hộ của Tỉnh, Nhà nước, các bộ ngành TW về cơ chế chính sách và các nguồn lực để đầu tư đó là các yếu tố quan trọng quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020 thành công.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn có những hạn chế, nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến đề tài để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Na Rì.
2. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Na Rì.
3. Chi cục thống kê huyện Na Rì, Niên giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014.
4. Đỗ Kim Chung (2009), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết TW 5 khóa IX
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Tổng kết lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đặng Kim Sơn, Phát triển một nền nông nghiệp bền vững, Hội Dự án VIE/01/021.
9. Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
10. Đặng Kim Sơn, Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB chính trị quốc gia 2008. 11. Nguyễn Danh Sơn, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, NXB khoa học xã hội 2010 12. Trần Chí Thiện, Giáo trình nguyên lý thống kê, NXB Thống kê 2013.