Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 69 - 90)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành

3.2.2.1. Ngành nông nghiệp

Với mục tiêu:”Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - lâm nghiệp - công nghiệp và dịch vụ, …; tích cực chỉ đạo phát triển các cây trồng có lợi thế của huyện thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân” Đảng bộ và nhân dân huyện Na Rì đã xác định rõ cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH, trong đó đặt trọng tâm vào công tác đổi mới về quản lý và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.

Với đặc điểm là huyện miền núi, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành của huyện. Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp, nên ngành nông của Na Rì phát triển khá toàn diện. Trong năm 2010 giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm 85 % giá trị sản xuất xuất của toàn huyện, đến năm 2014 tỷ trọng nông nghiệp có giảm nhẹ, xuống mức 82%. Tuy nhiên, xét về tổng thể tỷ lệ này cho thấy nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu mang lại thu nhập cho nhân dân.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng

BQ (%) Nông nghiệp Tỷ đồng 371.149 333.602 402.037 402.071 416.701 Trồng trọt Tỷ đồng 226.123 202.158 280.369 262.258 240.179 1,52 Chăn nuôi Tỷ đồng 83.557,9 37.577,8 8.205,9 16.560,4 50.944 -11,64 Lâm nghiệp Tỷ đồng 61.464 93.862 113.458 123.302 125.575 19,56 Thủy sản Tỷ đồng 4,1 4,2 4,1 4,6 4,0 -0,62

Cơ cấu giá trị sản xuất %

Trồng trọt % 60,93 66,60 69,74 65,23 57,64

Chăn nuôi 22,50 11,26 1,29 4,12 12,24

Lâm nghiệp % 16,56 28,13 28,22 30,67 30,14

Thủy sản % 0,001 0,001 0,001 0,002 0,001

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Na Rì và kết quả tính toán của tác giả)

Kết quả tính toán ở bảng 3.5 cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Na Rì liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt 371.149 tỷ đồng, năm 2011 là 333.602 tỷ đồng, năm 2012 là 402.037 tỷ đồng, năm 2013 là 402.071 tỷ đồng, năm 2014 là 416.701 tỷ đồng. Mức tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn đạt 2,93%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn vừa qua do ngành nông nghiệp huyện Na Rì đã khai thác và tận dụng triệt để quỹ đất hiện có vào hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, trong đó tập trung gieo trồng các loại cây trồng truyền thống của địa phương như lúa, ngô, đậu tương, dong riềng và mở rộng các bãi chăn thả gia súc như trâu, dê, ngựa. Bên cạnh đó, nhờ tư duy đổi mới về nông nghiệp và nông thôn thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mà giá trị gia tăng trong nông nghiệp tạo ra ngày càng cao. Hoạt động cải tạo đất trống, đồi núi trọc, sử dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc được hộ nông dân hưởng ứng mạnh và sự lan tỏa của các hoạt động này ngày càng rộng khắp.

Song song với sự tăng trưởng giá trị sản xuất trong nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn. Trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, cơ cấu ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 65%, sau đó là chăn nuôi 22%, lâm nghiệp 16,56% và thấp nhất là thủy sản, chỉ chiếm 0,001% (năm 2010). Đến năm 2014, cơ cấu các ngành trên có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi và tăng tỷ trọng lâm nghiệp. Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp tăng lên qua các năm khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp với đặc thù địa hình là vùng núi. Kết quả trên đã cho thấy chính sách đúng đắn của nhà nước trong việc giao đất giao rừng cho hộ nông dân, qua đó giúp hộ nông dân tăng thu nhập thông qua việc khai thác các nguồn lợi từ rừng. Tuy nhiên, xét về tổng thể cơ cấu nông nghiệp chưa thực sự hợp lý, hoạt động dịch vụ nông nghiệp (giống,

thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…) tuy đã được quan tâm phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh đó do diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết (mùa hè nhiệt độ nóng bất thường; mùa mưa lũ quét và sạt lở đất, mùa đông sương muối và lạnh) và tình hình dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát đã có tác động rất lớn đến hoạt động chăn nuôi. Do đó, sự chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi có sự suy giảm đáng kể trong giai đoạn 2010-2014, trong khi nhu cầu của người dân về thịt, trứng, sữa không ngừng gia tăng. Nếu như năm 2010 đạt 83.557,9 tỷ đồng, chiếm 22,5 % thì đến năm 2014 giảm xuống còn 50.944 tỷ đồng, chiếm 12,24%.

Bảng 3.6: Cơ cấu diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm huyện Na Rì năm 2014 Loại sản phẩm 2010 2014 Diện tích (1.000 ha) CC (%) Diện tích (1.000 ha) CC (%) Lúa 3,473 43,42 3,943 43,60 Ngô 3,467 43,34 3,521 38,93 Khoai lang 0,105 1,32 0,097 1,07 Sắn 0,289 3,61 0,364 4,03 Dong riềng 0,153 1,91 0,455 5,03 Rau màu 0,512 6,40 0,664 7,34 Tổng diện tích 7,999 100,00 9,044 100,00

Bảng 3.6 cho thấy rằng có sự khác biệt về cơ cấu diện tích đất dành cho gieo trồng các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Na Rì. Cơ cấu diện tích trồng cây lúa chiếm tỷ trọng cao nhất là 3,943 nghìn ha chiếm tỷ trọng 43,6% trong tổng diện tích gieo trồng, tiếp theo là diện tích trồng ngô chiếm 38,93%. Trong khi diện tích lúa và ngô chiếm tỷ trọng cao thì diện tích trồng khoai lang và sắn chiếm tỷ trọng thấp nhất là 4,03 và 1,07%. Do

đặc thù về điều kiện khí hậu thời tiết và địa hình cùng với chủ trương về phát triển những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nên trong thời gian qua huyện đã tập trung nguồn lực như vốn, giống, phân bón và đặc biệt là quỹ đất để tập trung phát triển cây lúa và cây ngô. Còn đối với cây sắn và cây khoai lang, mặc dù có sự gia tăng về năng suất qua các năm từ 28,38 tạ/ ha năm 2010 tăng lên 55,98 tạ/ha năm 2014 đối với cây khoai lang và 28,9 tạ/ha năm 2010 tăng lên 36,4 đối với cây sắn, nhưng do sản phẩm làm ra có giá trị kinh tế thấp, bên cạnh đó do nhu cầu tiêu dùng và chế biến không nhiều nên hai sản phẩm này rất khó tiêu thụ trên thị trường mà chủ yếu bán ra thị trường ngoài tỉnh nên diện tích đất dành cho việc trồng cây sắn và khoai lang chiếm tỷ trọng thấp.

Trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm, cây rau màu các loại chiếm tỷ trọng thứ 3 sau diện tích trồng lúa, ngô và diện tích có xu hướng ngày càng mở rộng qua các năm: Năm 2010 là 512 ha chiếm 6,4%, đến năm 2014, diện tích đã tăng lên 664 ha, chiếm 7,34 % trong cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm của huyện Na Rì. Diện tích gieo trồng cây rau màu tăng lên là do nhu cầu của người dân trong huyện và thành phố Bắc Kạn về sản phẩm ngày càng gia tăng, đặc biệt là những loại rau màu trồng không sử dụng hóa chất. Một vài mô hình trồng rau sạch đã và đang triển khai nhân rộng ở một số xã giáp với thị trấn như: xã Kim Lư, Lạng San, Cường Lợi... mô hình rau sạch không những giúp cho bản thân các hộ trồng rau nâng cao thu nhập mà còn có tác dụng giảm thiểu tác hại về môi trường thông qua việc không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

* Đối với cây công nghiệp

Bảng 3.7: Diện tích và cơ cấu cây công nghiệp - cây ăn quả huyện Na Rì Nhóm cây Năm 2010 Năm 2014 DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 201 100,00 393 100,00 1. Chè 30 14,9 54 13,7

2. Cây ăn quả 143 71,1 327 83,2

(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp huyện Na Rì)

Giai đoạn 2010-2014, diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ đạt 0,46% tổng diện tích đất nhưng đã tăng khá rõ so với năm 2010 (năm 2010 là 201ha bằng 0,24% diện tích đất). Một số loại cây ăn quả đang được địa phương trồng như mận, cam và quýt, thanh long. Trong đó, quýt là một trong những sản phẩm khá nổi tiếng được người dân trong vùng và các tỉnh lân cận biết đến. Nhìn về tổng thể, diện tích đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có chiều hướng tăng qua 4 năm. Trong đó, sự gia tăng mạnh nhất phải kể đến đó là diện tích đất trồng cây ăn quả. Nếu như năm 2010, diện tích đất trồng cây ăn quả là 143ha, đến năm 2014, diện tích này đã tăng lên là 327 ha tăng 61,4%. Đối với cây chè cũng đã có sự phát triển khá tốt năm 2010 là 30 ha thì đến năm 2014 là 54 ha, tăng80%. Sự mở rộng nhanh chóng diện tích cây chè, cây ăn quả là do hiệu quả từ 2 loại cây này đã được khẳng định qua một số hộ gia đình thực hiện thành công cộng với sự định hướng của cấp uỷ chính quyền trong những năm qua. Về quỹ đất trồng dành cho việc trồng cây ăn quả được lấy từ hai nguồn chủ yếu: Thứ nhất là do chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trồng cây màu, cây mía và diện tích đất ở các khe, bãi ven sông suối.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp thì cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển nhằm tạo ra vùng hàng hoá đặc trưng của các vùng, miền huyện Na Rì. Riêng cây Mía diện tích trồng giảm xuống mạnh mẽ. Nhiều vùng hầu như đã bỏ hẳn việc trồng Mía... còn các loại cây công nghiệp khác chỉ trồng chủ yếu để tận dụng diện tích đất nông nghiệp, được trồng xen, gối vụ để tận dụng tối đa hệ số sử dụng ruộng đất.

+ Một số tồn tại khi chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014:

Giai đoạn 2010-2014, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Na Rì đã diễn ra theo chiều hướng giảm tỷ trọng các cây trồng có giá trị kinh tế thấp, thay vào đó là các cây trồng có giá trị kinh tế cao và hướng

đến việc trồng các loại cây trồng ít sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để đảm bảo sức khỏa cho người tiêu dùng. Đây chính là hướng chuyển dịch cơ cấu theo đúng quy luật kinh tế khách quan, điều này đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về thu nhập cũng như mức sống của nông hộ. Bên cạnh kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại như:

- Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, xây dựng lịch bố trí mùa vụ chưa thực sự phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và sự phù hợp điều kiện khí hậu thời tiết.

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành trồng trọt còn thấp. Một số loại cây trồng như chè, mía, rau đậu vẫn sử dụng giống truyền thống nên năng suất chưa cao, thời gian sinh trưởng dài do đó mà giá trị sản xuất thập, hiệu quả kinh tế không cao.

- Hoạt động trồng trọt vẫn theo tính tự phát, đó là trồng những loại cây trồng mà hộ nông dân đang có sẵn, chưa chú ý đến việc trồng các loại cây trồng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Do diện tích đất manh mún, địa hình đa dạng nên gây khó khăn trong việc cơ giới hóa và tập trung hóa sản xuất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quy hoạch vùng chuyên canh gặp nhiều khó khăn và bất cập.

Bên cạnh hoạt động trồng trọt, hoạt động chăn nuôi là một trong những bộ phận quan trọng của nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của ngành chăn nuôi gồm có thịt, trứng, sữa. Đây là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi và nội bộ ngành sẽ là theo hướng hiện đại được xem như là một chỉ tiêu để đánh giá sự chuyển dịch cấu cấu ngành nông nghiệp. Giai đoạn 1975-1990, Na Rì là một trong những huyện có mức thu nhập thấp nhất so với các huyện trong cả nước, trong thời kỳ này hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào việc gieo trồng các loại cây lương thực để đáp ứng nhu cầu về tinh bột

cho người dân, giảm bớt cái đói. Giai đoạn 1990-2005, hoạt động trồng trọt đã có sự phát triển đột phá, sự gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng của ngành trồng trọt đã đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng lúa và ngô trong nhân dân. Giai đoạn 2005 đến nay, sự dư thừa về sản phẩm của ngành trồng trọt là tiền đề quan trọng để hoạt động chế biến, dặc biệt là chế biến thức ăn gia súc phát triển đi lên. Song song với đó là nhu cầu của người dân về việc nâng cao tầm vóc và thể trạng thông qua việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong đời sống hàng ngày bằng các sản phẩm như thịt, trứng, sữa. Xuất phát từ yêu cầu khách quan trên, hoạt động chăn nuôi của huyện bắt đầu có sự chuyển dịch theo chiều hướng từ đơn lẻ đến tập trung, từ hoang dã đến thuần chủng, từ ít đến nhiều. Sự chuyển dịch trong nội bộ cơ cấu ngành chăn nuôi huyện Na Rì trong thời gian vừa qua đã cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành cao và khá ổn định so với hoạt động trồng trọt. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi đã và đang được đầu tư phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 3.8: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Na Rì năm 2010 - 2014

ĐVT: nghìn con LOẠI GIA SÚC, GIA CẦM Năm Tốc độ tăng trưởng BQ (%) 2010 2011 1012 2013 2014 Trâu 13,314 10,089 8,873 8,631 9,560 -7,95 Bò 1,492 0,941 0,794 0,691 0,697 -17,33 Ngựa 0,600 0,582 0,678 0,744 0,727 4,92 Dê 0,592 0,668 0,649 1,303 1,310 17,30 Lợn 23,740 23,991 28,789 25,223 23,578 -0,17 Gia cầm 246,137 254,605 235,668 309,860 306,505 5,64

(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp huyện Na Rì)

Giai đoạn 2010-2014, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra trên diện rộng, cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết (rét đậm, rét hại) có chiều hướng gia tăng, nhưng nhìn chung hoạt động chăn nuôi vẫn có bước phát triển

cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi ngựa, dê, cừu và gia cầm với tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 4,92 % đối với ngựa, 17,3% đối với dê và cừu và 5,64 % đối với gia cầm. Hoạt động chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung với qui mô vừa, chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh theo hướng tập trung với qui mô trang trại, vừa đảm bảo vệ sinh thú y và kiểm soát được dịch bệnh, thuận lợi trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Trong khi số lượng ngựa, dê, và gia cầm tăng lên thì số lượng trâu, bò có xu hướng giảm mạnh từ 13,314 nghìn con trâu và 1,492 nghìn con bò năm 2010 xuống còn 9,560 nghìn con trâu và 0,697 nghìn con bò năm 2014. Việc giảm dần số lượng và cơ cấu gia súc trong hoạt động chăn nuôi do: (1) Việc sử dụng trâu bò kéo và làm đất đang có xu hướng giảm, thay vào đó là sử dụng máy vào hoạt động trồng trọt; (2) Do dịch lở mồm long móng diễn ra trên diện rộng nên đã làm cho số trâu, bò mắc dịch lên đến hàng nghìn con; (3) Do biến đổi khí hậu, nên hiện tượng rét đậm và rét hại ngày ảnh hưởng rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)