Tập trung phát triển nông lâm nghiệp đảm bảo ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Tập trung phát triển nông lâm nghiệp đảm bảo ổn định

canh tác hiện nay, nâng cao năng suất, sản lượng, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao

Thực hiện trồng trọt, chăn nuôi theo quy hoạch từng tiểu vùng của huyện, xây dựng các vùng trọng điểm thâm canh sản xuất nông sản hàng hoá. Thực hiện đảm bảo khung thời vụ và cơ cấu giống, chuyển đổi diện tích đất lúa không chủ động nước; ổn định diện tích gieo trồng hằng năm, áp dụng khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng. Quy hoạch hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản, lựa chọn các cây trồng có giá trị kinh tế, vật nuôi chất lượng tốt tập trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nắm thông tin, dự báo thị trường để gắn sản xuất với nhu cầu, yêu cầu về hàng hóa, tiếp

tục nghiên cứu, khuyến khích phát triển cây thuốc lá, cây ăn quả; thực hiện thâm canh diện tích cây dong riềng đạt 600 ha/năm chủ yếu tại các xã phía Nam huyện và các xã Kim Lư, Cường Lợi, nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất miến dong tại huyện. Phát triển 500- 700 ha cây cam đường canh, cam Xã Đoài, cây ăn quả khác tại các Thị trấn Yến Lạc, Lương Hạ, Cường Lợi, Kim Lư, Liêm Thuỷ, Văn Học, Văn Minh, Lam Sơn… và các xã khác trên địa bàn huyện. Chủ động nắm, dự báo tình hình dịch, bệnh trên cây trồng, vật nuôi, kịp thời hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, trừ hiệu quả, không để dịch lây lan trên diện rộng.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn mới, chuyển đổi một số diện tích đất lúa không chủ động nước sang trồng cây trồng sử dụng ít nước để giảm bớt rủi ro trong sản xuất; tiếp tục thực hiện các mô hình sản xuất đạt hiệu quả và từng bước nhân rộng; mở rộng diện tích đồng cỏ phát triển đàn gia súc theo hướng bán chăn thả; xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại để phát triển đàn trâu, bò, dê, ngựa; khuyến khích các trang trại liên kết với nhau tạo thành hợp tác xã để tập trung sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Quản lý chặt chẽ việc cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng độ che phủ rừng, phấn đấu mỗi năm trồng mới trên 500 ha rừng; lập dự án, đề án phát triển kinh tế rừng, trong đó tập trung hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trồng rừng theo hướng tập trung để thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng, chăm sóc, khai thác. Trong thời gian tới tập trung phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy MDF của tỉnh, cây quế và các cây gỗ lớn khác có giá trị kinh tế cao tại các xã Quang Phong, Đổng Xá, Cư Lễ, Kim Lư, Liêm Thuỷ, Vũ Loan, Văn Học…

Triển khai, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách của tỉnh và Trung ương về đồng bào dân tộc. Thực hiện các chương trình khuyến nông - khuyến lâm phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào; ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đường lâm nghiệp, đường sản xuất; thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng mô hình hóa và từng bước nhân rộng. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản tại huyện, tỉnh và khu vực.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu bằng việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển giao thông nông thôn và thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)