Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Để nghiên cứu, đề tài sử dụng 3 cách tiếp cận, đó là tiếp cận từ trên xuống, tiếp cận hệ thống và tiếp cận liên ngành. Cụ thể:

Tiếp cận từ trên xuống: Cách tiếp cận từ trên xuống với sự tham gia của cán bộ chủ chốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã tại địa bàn nghiên cứu.

Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp câ ̣n này dựa trên những phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Mối quan hệ về tỷ lệ giữa các chỉ tiêu này trong một tổng thể và sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo tính bao quát và hệ thống trong phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Tiếp cận lịch sử: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được xác định qua thời gian. Có thể thấy rằng, quá trình này diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, gắn với không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan. Cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp kiểm tra và phân tích vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá khứ, xác định các mô hình nhân quả đã ảnh hưởng đến vấn đề trên nhằm cung cấp "tầm nhìn" về những vấn đề của hiện tại và dự đoán tương lai.

Hướng phân tích đề tài đặt trọng tâm vào phân tích quá trình biến đổi của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ nông nghiệp và mối

tương quan của sự biến đổi này trong tiến trình phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi cần phải tổng hợp nhiều vấn đề khác nhau trong điều kiện thực tế của huyện Na Rì. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận hệ thống và lịch sử sẽ được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài.

2.2.1.1. Quan điểm hệ thống

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau đồng thời cũng là bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội. Trong CDCCKT của huyện Na Rì cũng vậy, nó có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH. Sự CDCCKT có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ngược lại. Do đó phải xem CDCCKT như là một hệ thống luôn vận động và phát triển không ngừng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu sự CDCCKT của huyện, luôn phải tính đến các nhân tố ảnh hưởng và xem xét mối tương quan đối với CDCCKT của tỉnh và cả nước.

2.2.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Cơ cấu lãnh thổ kinh tế huyện Na Rì là một thể tổng hợp hoàn chỉnh. Trong đó các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động chi phối lẫn nhau tạo thành những thế mạnh riêng cho từng vùng trong huyện, từ đó tạo nên thế mạnh đặc trưng cho huyện. Do vậy, phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự CDCCKT huyện Na Rì. Để từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển có tính đồng bộ, tổng hợp nhằm khai thác tối đa những tiềm năng, những lợi thế của huyện.

2.2.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Quá trình phát triển kinh tế và CDCCKT, có sự chuyển biến theo thời gian và không gian. Để thấy được những nguyên nhân phát sinh, diễn biến của các nhân tố kinh tế trong một giai đoạn, trong khoảng thời gian và không gian cụ thể, chúng ta cần vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào trong nghiên cứu. Qua đó, mới có được những đánh giá chính xác về hiện trạng trong hiện tại và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai.

2.2.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cần phải được vận dụng trong quá trình nghiên cứu những vấn đề về KT - XH, đặc biệt là CDCCKT. Vì phát triển bền vững đã và đang trở thành mục tiêu phát triển KT - XH ở hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Phát triển KT - XH phải gắn liền với việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Phải có sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)