Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 90 - 93)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần

Nghị quyết IX của Đảng (4/2001) đã xác định “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHXN, cùng nhau phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh trang lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân”.

Trước năm 1986, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta chủ yếu là hai loại hình: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ đó lạc hậu và trì trệ, năng suất sản lượng thấp, VN phải nhập khẩu từ nước ngoài. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 cho đến nay, nền kinh tế nước nhà đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Tham gia vào hoạt động kinh tế nông thôn gồm: Thành phần kinh tế quốc doanh. Kinh tế tập thể. Kinh tế tư nhân. Kinh tế hộ và trang trại. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: Kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế

hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông, sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân. Chính nhân tố này đã tạo điều kiện không chỉ cho kinh tế nói chung mà trong ngành nông nghiệp cũng có bước tiến rõ rệt. Trên địa bàn huyện, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển với các loại hình như: công ty trách nhiệm hữu hạn (7 công ty); 15 công ty tư nhân sản xuất chế biến dong riềng; 8 công ty cổ phần không có vốn của nhà nước, còn lại là kinh tế hộ và trang trại với 4050 đơn vị. Các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế khác đã tham gia tích cực vào khâu phân phối sản phẩm tại các xã vùng sâu, vùng xa; sức cạnh tranh từng bước được nâng lên góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, từng bước khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Qua số liệu bảng trên cho thấy chủ thể sản xuất chính trong nông nghiệp hiện nay vẫn là các hộ gia đình, giá trị mà thành phần này tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2014 chiếm 82% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành. Theo xu thế phát triển tất yếu, loại hình kinh tế hộ và trang trại này đang phát triển độc lập, tự chủ và qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại và xuất hiện các hộ nông dân làm ăn giỏi. Ngoài ra còn có các thành phần kinh tế khác như tư nhân, cá thể chủ yếu tập trung hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vật tư cho sản xuất, dịch vụ thu gom, tiêu thụ sản phẩm.

Hệ thống các ngân hàng đảm bảo các nguồn vốn vay cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế của các hộ nghèo và đối tượng chính sách. Trong 5 năm qua, doanh số cho vay của các ngân hàng đạt hơn 630 tỷ đồng, tổng dư nợ ước đến năm 2015 là hơn 410 tỷ đồng, so năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 224%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong những năm qua tiếp tục được triển khai sâu rộng, nhân dân cơ bản đã nắm được nội dung, ý nghĩa của chương trình và hưởng ứng tích cực.

Bảng 3.14: Số lượng, giá trị và cơ cấu GTSX của các thành phần kinh tế huyện Na Rì

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) I. Số lượng (đơn vị) 3.865 3.917 3.968 4.008 4.080 Công ty TNHH 5 8 9 9 7 8,78

Kinh tế tư nhân 20 20 22 24 15 -6,94

Kinh tế hộ và trang trại 3.835 3.883 3.931 3.969 4.050 1,57

CTCP không có vốn nhà nước 5 6 6 6 8 12,47

II. Giá trị sản xuất (tr.đ) 434.656 434.720 442.213 507.194 508.200

Công ty TNHH 13.236 12.604 2.636 6.258 25.296 17,58

Kinh tế tư nhân 42.148 80.058 90.152 90.001 61.231 9,79

Kinh tế hộ và trang trại 371.149 333.602 341.271 402.071 416.701 2,94

CTCP không có vốn nhà nước 8.123 8.456 8.154 8.864 4.972 -11,55

HTX

III. Cơ cấu giá trị (%) 100 100 100 100 100

Công ty TNHH 3,05 2,90 0,60 1,23 4,98

Kinh tế tư nhân 9,70 18,42 20,39 17,74 12,05

Kinh tế hộ và trang trại 85,39 76,74 77,17 79,27 82,00

CTCP không có vốn nhà nước 1,87 1,94 1,84 1,76 0,98

HTX

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Na Rì)

Tóm lại: Việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế thực sự tạo được những điều kiện giải phóng mỏi sức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và tăng trưởng kinh tế. Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn là việc hình thành và hoàn thiện cả ba loại cơ cấu nói trên theo hướng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng và phát triển nông thôn toàn diện, vững chắc trên cơ sở công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện na rì tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)