Những thành tựu đạt được:

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 31)

TTCK Việt Nam đã vượt qua không ít khó khăn, thách thức để đạt đuợc những thành quả nhất định cũng như là lớn mạnh hơn trong suốt 20 năm hình thành và phát triển. Trong đó phải kể đến những thành tựu nổi bật sau:

Thứ nhất, một thể chế thị trường tương xứng với quy mô, trình độ phát triển của Việt Nam đã được hình thành, là tiền đề để từ đó tiếp tục phát triển để đáp ứng các chuẩn mực trong khu vực cũng như trên toàn cầu.

Thứ hai, TTCK đã được coi là một kênh huy động vốn hiệu quả đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Cụ thể là Nhà nước và doanh nghiệp đã huy động được một lượng vốn là 2,5 triệu tỷ đồng trong vòng 4 năm từ 2013 - 2017 chỉ tính riêng từ TTCK. Ngoài ra, NHTM cũng được hưởng lợi từ thị trường bằng cách huy động được 300 nghìn tỷ đồng.

Thứ ba, hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách từ Luật đang dần dần được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm thông tin được công khai, trung thực nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi của các cơ quan chức năng. Điều này tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam tiếp tục lớn mạnh hơn, phù hợp qua các thời kỳ, hội nhập với các thị trường trong khu vực nói riêng cũng như quốc tế nói chung. Nhiều đề án quan trọng đã được xây dựng và trình Thủ tướng ban hành như Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020; mô hình tổng thể TTCK; đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đề án chống khủng hoảng; đề án tái cấu trúc TTCK...

Thứ tư, hoạt động của TTCK cũng nhằm thúc đẩy việc xây dựng khu vực tư nhân cũng như cổ phần hoá các DNNN. Thị trường đóng vai trò quan trọng trong

15

việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giúp các NHTM tăng tổng vốn điều lệ một cách đáng kể. Cụ thể là từ 20,6 nghìn tỷ đồng lên 278,6 nghìn tỷ đồng (Gấp khoảng 13,5 lần).

Hình 4.1: Hoạt động cổ phần hoá DNNN từ 2005 - 2016

Nguồn: UBCKNN Thứ năm, TTCK đã tăng trưởng vượt bậc về quy mô vốn hoá thị trường so với thời điểm đầu khi TTCK mở cửa giao dịch với 2 mã cổ phiếu, vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Theo số liệu của UBCKNN, tính đến 2/2019, trên cả 2 Sở giao dịch có 754 doanh nghiệp niêm yết và trên sàn UPCoM có 811 doanh nghiệp đăng ký trên SGDCK.

Nguồn: Số liệu thu thập từ UBCKNN và Tổng cục Thống kê

Hình 4.2: Tỷ trọng TTCK vôn hoá so với GDP qua các năm

Thứ sáu, TTCK Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn được đông đảo sự quan tâm cũng như dòng vốn đầu tư của không chỉ của các NĐT Việt mà còn từ các NĐT nước ngoài, đặc biệt là kể từ cuối tháng 9/2018 khi FTSE Russell - một trong những tổ chức cung cấp chỉ số uy tín toàn cầu đưa Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng từ thị trường từ cận biên lên mới nổi.

Hình 4.3: Quy mô tài khoản của các NĐT nước ngoài từ 2000 - 2016

Nguồn: UBCKNN Thứ bảy, hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có những chuyển biến mạnh mẽ như là: tái cấu trúc về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và áp dụng công nghệ thông tin với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Một hệ thống các trung gian tài chính bao gồm các CTCK, tổ chức lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán, các trung tâm tài chính đã hoàn thành

tốt nhiệm vụ môi giới, bảo lãnh phát hành, cung cấp thông tin cũng như tư vấn đầu tư, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như khách hàng tổ chức.

Thứ tám, hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi đã được tăng cường, góp phần giữ vững ổn định, tính minh bạch của TTCK đặc biệt là quyền lợi hợp pháp của NĐT được bảo vệ. (Vũ Bằng, 2017).

4.1.3. Hạn chế và yếu kém:

Sau 20 năm hoạt động, thị trường Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn nhiều điểm yếu kém cần được cải thiện và khắc phục, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả của thị trường và lợi ích của NĐT.

Thứ nhất, mặc dù đã có hệ thống pháp lý, cơ sở pháp Luật nhưng hệ thống này đến nay vẫn chưa theo kịp diễn biến thị trường, cung cầu giao dịch, đặc biệt phải kể đến TTCK Phái sinh chưa có khung pháp lý hoàn thiện để đảm bảo sự công bằng, minh bạch.

Thứ hai, tốc độ phát triển của hoạt động quản trị tại các CTCK, CTQLQ chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng với nhu cầu và đòi hỏi cao của thị trường khiến cho hoạt động của các tổ chức này còn nhiều vấn đề. Hệ thống các NĐT tăng lên nhanh và đáng kể đặc biệt là về quy mô, số lượng khách hàng cá nhân khiến cho sự thiếu chuyên nghiệp ở các khâu giao dịch, quản lý trở nên lỏng lẻo và thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng không ít các công ty gặp khó khăn về mặt tài chính, nhân sự hay thậm chí là thua lỗ.

Thứ ba, việc thị trường phát triển với tốc độ nhanh chóng dẫn đến số lượng các công ty niêm yết trên sàn giao dịch cũng tăng bởi TTCK là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các công ty đại chúng để phát triển những dự án nhiều tiềm năng. Bên cạnh những doanh nghiệp với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhiều tiềm lực phát triển kinh tế, vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, kém minh bạch trong số liệu tài chính cũng như kết quả hoạt động, đặt ra nhiều nghi vấn cho các NĐT. Theo công bố của HNX, trên sàn UPCoM tính đến tháng 7/2018, số lượng cổ phiếu trong diện cảnh báo đã chạm mức 97 mã,

chiếm 12,7% tổng số cổ phiếu đăng ký giao dịch. Mặc dù hiện nay sự sàng lọc các doanh nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ hàng năm nhưng vẫn làm dấy lên nghi vấn về chất lượng, tính minh bạch trong các NĐT.

Thứ tư, TTCK Việt Nam không tránh khỏi những vi phạm trong hoạt động công bố thông tin. Việc đưa tin kịp thời, chính xác, minh bạch là thiết yếu để NĐT nhận định được về tình hình doanh nghiệp. Nhờ vào đó mà các cá nhân sẽ ra quyết định đầu tư hợp lý. Tuy vậy, hoạt động công khai thông tin của các doanh nghiệp trên thị trường vẫn còn nhiều sai phạm. Thông thường, những người có liên quan đến hoạt động điều hành công ty hay là cổ đông nội bộ thường có được lợi thế về mặt thông tin và lợi dụng điều này để giao dịch kiếm lời trước khi thông tin được công bố rộng rãi. Mặc dù các cơ quan quản lý đã ban hành khung pháp lý nhằm ngăn chặn hành vi giao dịch nội gián, tuy nhiên vi phạm về công bố thông tin vẫn có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng phạm phải việc công bố thông tin, BCTC kiểm toán chậm so với quy định. Vào ngày 22/5/2018, gần 20 doanh nghiệp trên sàn UPCoM đã bị ngừng giao dịch do công bố BCTC muộn 45 ngày so với quy định. Thêm vào đó, tình trạng sai lệch lớn trong BCTC trước và sau kiểm toán cũng là một tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp trên thị trường, tác động tiêu cực đến quyền lợi của NĐT, đặc biệt là các NĐT cá nhân. Mặc dù vậy, chưa có chế tài xử phạt nào được đưa ra đối với hành động trên tính đến nay.

Thứ năm, TTCK Việt Nam vẫn chưa tạo lập được niềm tin vững chắc cho công chúng đầu tư. Điều này là do tình trạng “đội lái” thao túng giá cổ phiếu thường xuyên cùng với tung tin đồn thất thiệt khiến thị trường trở nên kém công bằng, minh bạch, lợi ích của NĐT bị ảnh hưởng tiêu cực. “Đội lái” là thuật ngữ “dành cho nhóm các nhà đầu tư có vốn chuyên câu kết, thông đồng với nhau để cùng đánh lên hoặc dìm giá cổ phiếu (tạo sóng) nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá”. Đây là vi phạm nghiêm trọng, luôn được các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ, tìm cách phát hiện và xử phạt với khung hình phạt cao, từ xử lý hành chính đến hình sự (Chungkhoan.work, 2016). Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của thị trường, tình trạng này trở nên ngày một phổ biến và nghiêm trọng. Theo thống kê, trong năm 2018 đã có 9 cá nhân bị xử phạt hành chính đối với hành vi làm giá với số tiền phạt

lên tới 5,1 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2018 vừa qua là một năm kỷ lục về xử phạt hành vi vi phạm này. Ngày 18/12/2018, UBCKNN đã áp dụng mức phạt gần kịch khung với ông Nguyễn Quang Dũng, một cá nhân đã sử dụng 24 tài khoản hình thành nên cung cầu giả tạo để làm giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần May Phú Thành (Mã chứng khoán: MPT). Cùng với đó, việc tung tin đồn thất thiệt cũng giúp cho một nhóm người nhất định đạt được mục đích, thu lợi từ thị trường. Tin đồn không căn cứ có thể giúp cổ phiếu của một công ty có tình hình kinh doanh không có gì nổi bật hay thậm chí thua lỗ, trên bờ vực phá sản tăng trần, ngược lại, tin đồn cũng có thể khiến những doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển rơi vào chuỗi giảm liên tiếp. Chính điều này đã khiến cho các NĐT rơi vào trạng thái hoang mang, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây ra thua lỗ nặng nề. Trái lại, “đội lái” hay doanh nghiệp lại có thể thu được những món lợi nhuận khổng lồ từ hành động này.

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w