Tăng cường hệ thống giám sát:

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71)

Trên thực tế, việc giám sát và phối hợp giám sát giữa các cơ quan như SGDCK, UBCKNN và các CTCK còn nhiều thiếu sót, nhiệm vụ cho mỗi cơ quan

giám sát còn chung chung nên việc giám sát còn chồng chéo nhau, chưa đạt được hiệu quả. Công tác giám sát thị trường đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thị trường hoặt động công bằng, minh bạch, hiệu quả. Để khắc phục vấn đề trên, cần:

- Phân tách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan để tránh trường hợp chồng chéo.

- Một cơ quan chuyên môn hoá, chịu trách nhiệm chính về việc theo dõi thường xuyên, giám sát thị trường cần được thành lập.

- Bên cạnh đó, quy trình, quy định, hệ thống các tiêu chí về giám sát cũng cần được ban hành cụ thể, rõ ràng.

4.6.4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán:

Một trong những nguồn thông tin quyết định đối với NĐT là BCTC của doanh nghiệp. Để đạt được sự minh bạch, xác thực, hệ thống kiểm toán, kế toán cần phải được bổ sung, hoàn thiện và cải tiến. Nhằm đạt được mục tiêu nói trên:

- Tiêu chí đánh giá công ty kiểm toán nên chi tiết, đầy đủ và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chất lượng kiểm toán nội bộ của công ty đại chúng cần phải được cải thiện và nâng cao.

- Trình độ, phẩm chất của đội ngũ kiểm toán viên cũng cần được chú trọng.

4.6.5. Nâng cao chất lượng thông tin:

Chất lượng của thông tin trên thị trường có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định cũng như là quyền lợi của NĐT. Căn cứ trên những nguồn thông tin được công bố mà các NĐT sẽ tiến hành mua bán chứng khoán để thu lợi nhuận. Nếu những thông tin mang tính xác thực cao sẽ tạo dựng được niềm tin, thu hút NĐT còn nếu không NĐT sẽ rút vốn khỏi TTCK và tìm kiếm môi trường đầu tư khác. Một số giải pháp có thể áp dụng được như:

- Thành lập những doanh nghiệp chủ yếu cung cấp, tìm kiếm thông tin về thị trường rồi bán lại. Tuy nhiên, hoạt động của công ty này cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thông tin được cung cấp chính xác, khách quan nhất cho những người chơi trên TTCK.

- Hệ thống công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết cần phải được quy định chặt chẽ hơn để tránh những gian lận.

- Đẩy mạnh quá trình giám sát thông tin trước và sau khi được đưa ra.

- Hệ thống công bố, cung cấp thông tin của các trung gian giám sát như CTCK, Uỷ ban Chúng khoán cần được bổ sung, nâng cấp cũng như là hoàn thiện hơn.

4.6.6. Nâng cao nhận thức của NĐT:

Việc nâng cao hiểu biết cho những người chơi trên TTCK là thiết yếu bởi nó có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư chính xác của họ và vì vậy, để nhận được những thông tin xác thực, NĐT cần phải có kiến thức sâu rộng về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô cũng như là thị trường Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, cần:

- Tăng cường truyền tải những kiến thức sở đẳng về thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự chú ý của NĐT.

- Chương trình giảng dạy về Chứng khoán tại các trường Đại học cần được cập nhật liên tục và chuẩn hoá theo quy chuẩn quốc tế.

- Công khai thông tin minh bạch, nhanh chóng, trung thực qua các phương tiện thông tin đại chúng để NĐT được cập nhật thông tin.

- Để nâng cao chất lượng của nguồn lực làm việc trong môi trường Chứng khoán và nâng cao hiểu biết cho NĐT, cần tận dụng sự giúp đỡ của các nước đã thành công trong lĩnh vực Chứng khoán, các nước phát triển cũng như là các tổ chức quốc tế.

4.7. Một số kiến nghị khác:

4.7.1. Hệ thống giám sát:

Hệ thống giám sát nên được tăng cường, bổ sung thêm 1 lớp giám sát thông tin, các hoạt động giao dịch của NĐT trên thị trường thay vì 3 lớp giám sát như hiện tại. Trên thực tế, hoạt động giám sát của 3 lớp là SGDCK, UBCKNN và CTCK còn bộc lộ nhiều hạn chế.

- Để giảm thiểu hạn chế này, mỗi cơ quan cần được quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn thay vì quy định khá chung như là CTCK sẽ đảm nhận nhiệm vụ

như theo quy định của Bộ Tài chính. CTCK cần phải tận dụng hết những ưu thế về mặt thông tin trong các giao dịch bởi các công ty này nắm được toàn bộ thông tin của NĐT cũng như các chi tiết về giao dịch nên dễ dàng nhận diện được những giao dịch đáng ngờ, bất hợp pháp từ phía những nguời chơi trên thị trường. Nếu như những quy định, chế độ giám sát không được công bố cụ thể, rõ ràng, CTCK có thể sẽ cho qua những vi phạm, giao dịch nội gián hay thao túng thị trường của khách hàng. Vì vậy các chế tài xử phạt nặng đối với trường hợp các CTCK vi phạm cần được ban hành để đảm bảo sự minh bạch cho thị trường.

- Việc hợp nhất SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. HCM cần phải được tiến hành nhanh chóng để hạn chế những những kẽ hở trong hoạt động giám sát cũng như là thiếu sót trong sự phối hợp. UBCKNN cũng cần thống nhất cơ chế kết hợp giám sát liên thị trường nhanh chóng để việc thu thập dữ liệu, nhận diện hành vi vi phạm được hiệu quả.

- Luật pháp cần được sửa đổi, bổ sung yêu cầu các cá nhân, tổ chức thuộc UBCKNN thực hiện minh bạch về các giao dịch cổ phiếu, cổ phần sở hữu ở các doanh nghiệp để tránh xung đột lợi ích.

- Cơ chế giám sát chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả và quyền lực cao hơn Uỷ ban Chứng khoán như Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia cần tích cực tham gia vào hoạt động giám sát để tránh việc xung đột lợi ích, lạm quyền của các cơ quan giám sát. Việc làm này là cần thiết trong giai đoạn Uỷ ban Chứng khoán đang được đề xuất trao thêm một số quyền hạn.

- UBCKNN cần được trao quyền triệu tập, thẩm vấn các các nhân, cơ quan nghi ngờ có liên quan đến thao túng, gian lận trên TTCK và yêu cầu các cá nhân, đơn vị giải trình sự việc, thu giữ những vật chứng có liên quan, chụp lại sao kê giao dịch mua bán chứng khoán, kiểm tra số dư tài khoản tiền và chứng khoán,... Cách làm này đã được áp dụng ở các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản và đã đạt được hiệu quả cao.

4.7.2. Mở rộng phạm vi người có liên quan để ngăn ngừa giao dịch nội gián:

Nhằm ngăn ngừa tình trạng giao dịch nội gián, việc xác định rõ mối quan hệ giữa những thành viên tham gia điều hành và những người liên quan đóng vai trò quan trọng bởi nếu tập hợp những người liên quan không được quy định rõ ràng sẽ

dễ dẫn đến việc lợi dụng những mối quan hệ này để gian lận trên thị trường. Hơn nữa, ở Việt Nam các mối quan hệ gia đình, dòng họ khá phức tạp và có ảnh hưởng đến hành vi giao dịch trên thị trường. Tuy vậy, một số quy định trong dự thảo sửa đổi Luật còn gặp phải một số những điểm chưa thực sự hợp lý. Chính vì điều này, trong công văn gửi lên UBCKNN tập hợp ý kiến của các công ty và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đề xuất bổ sung thêm những người liên quan đến thành viên Ban điều hành gồm: “con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu”.

Tuy vậy, việc sửa đổi này vẫn còn tồn tại một số những kẽ hở, ví dụ như bổ sung “con dâu” nhưng lại không bổ sung “mẹ chồng, bố chồng” khiến cho con dâu là người có liên quan với bố mẹ chồng nhưng ngược lại, bố mẹ chồng lại không phải là những người có liên quan đến con dâu. Tình trạng tương tự xảy ra với quan hệ con rể với bố mẹ vợ, chị dâu với em chồng, anh rể với em vợ, em dâu với anh chị chồng,...

Thêm vào đó, một số mối quan hệ họ hàng thân thiết, có huyết thống khác cũng nên được thêm vào là những người có liên quan như quan hệ giữa ông bà và cháu ruột, cô dì chú bác với cháu ruột.

Việc mở rộng phạm vi những cá nhân liên quan có thể là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi thao túng trên TTCK, tuy vậy cũng cần phải tính đến gánh nặng chi phí tuân thủ của NĐT.

Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng giao dịch nội gián của thành viên ban điều hành, HĐQT, các cơ quan giám sát cần phải áp dụng biện pháp mạnh tay hơn để giảm thiểu tình trạng giao dịch nội gián, thao túng giá như là khoá tài khoản của các thành viên này đến khi nhận được thông báo giao dịch thì những tài khoản này mới được mở cho phép mua bán. Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch cũng cần được điều chỉnh lại để kiểm soát, nhận diện cũng như là xử phạt các vụ vi phạm thao túng giá, giao dịch nội gián để xây dựng niềm tin cho NĐT đối với TTCK.

4.7.3. Học hỏi, áp dụng biện pháp xử phạt của các quốc gia trên thế giới:

Thị trường Việt Nam nên áp dụng những phương thức đã được áp dụng thành công ở các nước khác. TTCK ở nhiều quốc gia không sử dụng biện pháp xử phạt cố

định như Việt Nam mà căn cứ theo chỉ số đối với vi phạm về công bố thông tin. Đối với hành động thao túng, tác động bất hợp pháp đến giá cổ phiếu sẽ bị xử phạt tương ứng với mức độ gây thiệt hại cho các NĐT và cổ đông của doanh nghiệp.

Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, việc nhận diện những biểu hiện bất thường, đáng nghi ngờ trong giao dịch có thể dễ dàng kiểm soát, theo dõi và biện pháp xử phạt sẽ được đưa ra trong một thời gian ngắn trên TTCK ở các nước khác trong khi tại Việt Nam, việc xử phạt được tiến hành rất lâu ngay sau đó, thậm chí có trường hợp là 2 - 3 năm sau khi vi phạm, quyết định xử phạt mới được đưa ra. Tại Việt Nam, mặc dù công nghệ đã được ứng dụng nhưng quyết định xử phạt rất lâu mới được đưa ra. Nếu như áp dụng phương pháp ở quốc gia khác trên TTCK Việt Nam thì niềm tin đối với NĐT sẽ được cải thiện, thu hút được dòng vốn đầu tư vào thị trường.

4.7.4. Khung hình phạt đối với các hành vi vi phạm:

Các quy định nên được cơ quan chức năng sửa đổi theo biện pháp xử phạt hành chính chứ không phải là phạt bổ sung đối với các trường hợp thao túng giá cổ phiếu. Chẳng hạn như thay vì mức phạt cố định như hiện hành, trong tuỳ trường hợp các cơ quan chức năng có thể áp dụng mức xử phạt linh hoạt từ 3 - 5 lần mức lợi nhuận thu được từ hoạt động bất hợp pháp. Trong trường hợp khó xác định mức lợi nhuận thu được thì mức xử phạt tối đa mới nên được áp dụng. Mức độ và tính chất vi phạm trên thị trường ngày càng phức tạp, tinh vi đòi hỏi mức xử phạt lớn hơn để ngăn chặn và răn đe những hành động này bởi tính đến cuối năm 2018 thì quy mô vốn hoá thị trường đã gấp 18 lần so với năm 2006.

Việc đẩy mạnh các chế tài xử phạt nên được áp dụng theo 2 hướng. Thứ nhất là tăng cường mức xử phạt hành chính, thêm vào đó là các mức xử phạt bổ sung đi kèm để ngăn ngừa tình trạng hiện nay là cứ vi phạm rồi nộp tiền là xong, không hề có tính chất răn đe chứ chưa nói đến việc ngăn chặn hành vi này tái diễn (Nguyễn Hữu, 2018).

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc đề xuất tăng mức xử phạt hành chính từ 2 tỷ lên 3 tỷ đồng đối với tổ chức và từ 1 tỷ lên 1,5 tỷ đồng đối với các cá nhân là vẫn còn thấp so với tình hình của thị trường hiện tại. Vì vậy mà các cơ quan có

thẩm quyền nên xem xét để có thể nâng mức phạt này lên 10 tỷ và trong tương lai khi thị trường phát triển cao, việc thao túng tinh vi hơn nữa thì nếu vi phạm nghiêm trọng hơn diễn ra có thể tăng mức phạt lên cả trăm tỷ để răn đe hành vi này bởi những hành động này gây ảnh hưởng lớn đến thị trường cũng như là quyền lợi của NĐT.

Ngoài tăng cường mức xử phạt hành chính đối với hành vi thao túng giá, luật sư Sơn cũng đề xuất việc áp dụng các biện pháp xử phạt khác nghiêm khắc hơn ngoài phạt tiền. Cụ thể là Luật Chứng khoán mới có thể sử dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như là đưa cổ phiếu và doanh nghiệp niêm yết vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, cảnh cáo toàn thị trường, đình chỉ giao dịch có thời hạn,....

“Với tư duy mới, việc thiết kế hệ thống chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm cần thiết kế theo các cấp độ: Phạt cảnh cáo toàn thị trường; đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát đặc biệt; không cho giao dịch cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định tùy theo tính chất và mức độ vi phạm; phạt tiền (với mức cao hơn so với hiện tại); khởi tố hình sự để điều tra vi phạm.”, luật sư Sơn cũng nói thêm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ phân tích thực trạng làm giá chứng khoán trên, ta có thể thấy rằng TTCK Việt Nam còn non trẻ so với các nước láng giềng nói riêng cũng như các nước trên thế giới nói chung. Do vậy ngoài những thành quả gặt hái được, TTCK Việt Nam vẫn còn không ít điểm yếu như: Khung pháp lý còn chưa hoàn thiện, thông tin chưa được công bố kịp thời và trung thực, công tác quản lý giám sát chưa chặt chẽ cũng như là hệ thống kế toán, kiểm toán còn nhiều thiếu sót,.. .Chính những điểm này đã tạo điều kiện cho tình trạng làm giá, giao dịch nội gián, rò rỉ thông tin trở nên ngày càng phổ biến hơn. So với giai đoạn mới hình thành, các vi phạm trên thị trường giai đoạn 2015 - 2019 tinh vi, phức tạp hơn và khó để nhận biết hơn trước. Các cá nhân thường tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện hành vi làm giá. Với mức xử phạt chủ yếu là xử phạt hành chính còn nhẹ, chưa mang tính răn đe, những vi phạm trên TTCK ngày càng dày đặc. Hình thức xử phạt chủ yếu hiện nay chỉ là xử phạt hành chính, ngoài ra rất ít trường hợp sử dụng hình phạt bổ sung. Trong vòng gần 20 năm hoạt động, trên TTCK chỉ có vài trường hợp bị khởi tố do thao túng giá chứng khoán.

Với xu thế phát triển hiện nay, để đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là hấp dẫn nguồn vốn nước ngoài, còn rất nhiều biện pháp cần phải được thực hiện nhằm nâng cao tính trung thực của thị trường và khắc phục tình trạng làm giá. Để làm được như vậy, trong ngắn hạn, hệ thống giám sát, hoạt động tái cấu trúc cũng như là hệ thống luật pháp cần phải được sửa đổi cho phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường vào thời điểm hiện tại. Cùng với đó, việc áp dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động giám sát, công bố thông tin để TTCK phát triển theo đúng lộ trình đề ra. Có thể nói, hệ thống giám sát và cơ sở pháp lý có vai trò đặc biệt trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành động bất hợp pháp nên trong dài hạn hơn, hệ thống pháp lý, hình thức xử phạt cần phải được hoàn thiện cho đầy đủ hơn, mang tính răn đe cao, xử phạt nghiêm minh vi phạm và hệ thống kế toán, kiểm toán cần được chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, các biện pháp khác như mở rộng phạm vi người có liên quan, tăng cường thêm một lớp

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w