Giao dịch nội gián:

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 44)

* Giao dịch nội gián là hành vi khá phổ biến trên TTCK Việt Nam. Cụ thể là những người điều hành doanh nghiệp, cá nhân có liên quan thường có được lợi thế về thông tin so với công chúng đầu tư. Vì vậy, họ thường lợi dụng sự mất cân đối về mặt thông tin mà trong đó họ có ưu thế để quyết định đầu tư để thu lợi.

* Đặc điểm của hành vi giao dịch nội gián trên TTCK:

- Tính nguy hại cho xã hội: Tính nguy hại thể hiện dưới các khía cạnh sau đây: + Gây thiệt hại cho nhà đầu tư, cổ đông, những người đã và đang là chủ sở hữu đầu tư vào công ty đại chúng hay quỹ đầu tư.

+ Ảnh hưởng đến niềm tin và sự phát triển bền vững của TTCK. NĐT sẽ phải

đối diện với những rủi ro liên quan đến các danh mục đầu tư và các quyết định kinh doanh. Mặt khác, công ty sẽ mất đi uy tín và điều này cũng khiến cho việc huy động vốn của doanh nghiệp gặp bất lợi.

- Tính trái pháp luật: Hành vi này đe dọa đến sự công bằng và tính trong sạch

của thị trường cũng như là quyền lợi của NĐT.

- Tính có lỗi: Hành vi có thể mang lỗi cố ý thông qua việc lợi dụng những

thông tin nội bộ để mua bán trục lợi, tiết lộ thông tin cho người khác hay là lỗi vô ý để lộ thông tin nội bộ cho bên thứ ba.

- Tính chịu trách nhiệm pháp lý: Chủ thể thực hiện hành vi giao dịch nội gián

sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình. Các chủ thể đó bao gồm: + Cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của công ty) nắm quyền kiểm soát;

+Những người nắm quyền quản lý trong Công ty đại chúng, quỹ đại chúng như thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc của Công ty đại chúng, thành viên ban đại diện của quỹ đại chúng.

+ Các chủ thể khác: Tổ chức kiểm toán, Công ty kiểm toán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Người hành nghề chứng khoán.

* Giai đoạn trước 2015:

- Giao dịch nội gián là một hành vi tồn tại trên TTCK từ những ngày đầu khi thị trường còn sơ khai bởi nó đem lại khoản lợi về kinh tế không nhỏ cho những người thực hiện. Trong giai đoạn thị trường mới thành lập, TTCK gặp không ít khó khăn trong quá trình phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. Với chế tài xử phạt, khung pháp lý chưa được rõ ràng, hoàn thiện, hệ thống giám sát chưa chặt chẽ khiến hành động này ngày càng phổ biến trên thị trường. Hơn nữa, việc xác định hành vi mua bán nội gián cũng rất khó khăn bởi có hàng chục ngàn giao dịch được thực hiện hàng ngày. Việc mua bán cũng thường được diễn ra qua trung gian là chủ yếu, hiếm khi có cá nhân trực tiếp tiến hành lệnh mua bán. Theo Hiệp hội các Nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, nguyên do chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do những kẽ hở trong chính sách:

- Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công bố thông tin, tuy nhiên trước đó thông tư 38 chưa quy định cụ thể nghĩa vụ của tổ chức niêm yết phải công bố những loại thông tin nào lên trang web của doanh nghiệp cùng lúc với việc gửi các loại BCTC cho SGDCK. Thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp mới chỉ công bố thông tin cho các SGDCK và UBCKNN theo đúng thời hạn như quy định của pháp luật, còn việc cung cấp thông tin trên trang web của doanh nghiệp thì thường muộn hơn hoặc thậm chí là không được công bố.

- Sau đó, cổ phiếu của một số doanh nghiệp biến động bất thường với biên độ lớn trong vài phiên sau khi thông tin được các SGDCK công bố (trong khi tại trang web của doanh nghiệp không đưa tin hoặc chậm đưa tin so với Sở). Trong những trường hợp này đã có tình trạng kinh doanh thông tin nội gián từ 1 số nhân viên tại các SGDCK.

Trong những năm đầu của TTCK, một trong những vụ việc giao dịch nội gián lớn nhất phải kể đến sự việc của công ty bánh kẹo Bibica (Mã cổ phiếu: BBC). Vào năm 2002, khi công ty này đang dính vào lùm xùm về gian lận trong BCTC, một thành viên của HĐQT đã nhanh chóng thoát hàng một lượng lớn cổ phiếu, cụ thể là 40.000. Đến tháng 6/2003, ông Lâm Vĩnh từ chức và thôi chức vụ Uỷ viên HĐQT, đúng với nghi ngờ trước đó của các NĐT rằng thành viên này đã biết được tình hình của doanh nghiệp và đã tháo chạy kịp thời.

Vào tháng 10/2006, trên thị trường tồn tại một thông tin được các NĐT lớn quan tâm đó là một công ty xây dựng lớn đang chuẩn bị tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên gấp bốn lần và sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông sở hữu một tỷ lệ hấp dẫn. Ngay khi có thông tin này, giá cổ phiếu liên tục tăng mạnh mẽ lên gấp 2,5 lần từ 200.000 đồng/cổ phiếu lên 500.000 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 25/12/2006. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà những thông tin chính thức về cổ phiếu thưởng cũng như là việc tăng vốn điều lệ được công khai. So với những thông tin rò rỉ từ trước, thông tin chính thức được doanh nghiệp thông báo khá chính xác chỉ trừ một điểm là tỷ lệ cổ phiếu thưởng là 1:3 thay vì 1:4 như thông tin rò rỉ ban đầu.

Tại thời điểm tháng 3/2007, thông tin về mức giá cổ phiếu ưu đãi mà nhân viên Ngân hàng Vietcombank được mua cũng là thông tin thu hút các NĐT. Có những cá nhân chờ đợi để thu được thông tin từ phía NHNN hay thậm chí là còn tiếp cận nhân viên ngân hàng Vietcombank nhằm mua lại mức ưu đãi này.

Việc để lộ ra những thông tin bí mật của công ty có thể là từ HĐQT, những cá nhân phụ trách điều hành doanh nghiệp. Bằng việc nắm được lợi thế về mặt thông tin, những người này sẽ lập tức thông báo cho những người thân quen để giao dịch kiếm lời trước khi những thông tin này được thông báo rộng rãi đến các NĐT. Ngoài ra, trung tâm giao dịch chứng khoán cũng là một địa điểm khiến thông tin dễ bị rò rỉ. Điều này là do trước khi thông tin được công khai cho NĐT, chúng sẽ được truyền qua các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp trước (VnEconomy, 2007).

Có thể nói, ở giai đoạn đầu của TTCK tại Việt Nam, giao dịch nội gián đã xuất hiện và trở nên phổ biến dần. Trong giai đoạn thị trường còn non trẻ, các cơ quan quản lý còn thiếu kinh nghiệm, nhiều cá nhân lợi dụng ưu thế về mặt thông tin và những thiếu sót trong khâu quản lý của các CTCK cũng như những lỗ hổng trong hệ thống pháp lý để trục lợi cá nhân. Nhờ những hoạt động này, nhiều người đã thu được món lợi khổng lồ một cách bất hợp pháp.

Trung bình mỗi năm, trong giai đoạn 2010 - 2012, mỗi năm có khoảng 173 sự việc vi phạm bị xử phạt trên TTCK với tổng tiền phạt là hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, phần lớn các vụ vi phạm đều là do việc công bố thông tin trái với quy định còn rất hiếm khi thấy các hành vi giao dịch nội gián. Tuy vậy, theo Ths. Nguyễn Thị Phương Luyến, Phó chủ nhiệm Bộ môn Chứng khoán Học viện Ngân hàng, “số lượng giao dịch nội gián trên báo cáo không phản ánh đúng thực trạng và số lượng vụ vi phạm theo báo cáo còn quá nhỏ so với thực tế.” Hành vi này ở Việt Nam được xem là khá nhiều nếu so với TTCK ở các nước phát triển. Trái ngược với TTCK Việt Nam, hệ thống giám sát chặt chẽ và có sự phối hợp của nhiều cơ quan kết hợp với chế tài xử phạt đầy đủ, rõ ràng nên ở các quốc gia này, vi phạm được hạn chế khá tốt. Ở Việt Nam, các công ty đại chúng không coi việc công bố thông tin là nghĩa vụ của doanh nghiệp mà là món quà cho NĐT. Với niềm tin này, việc xảy ra giao dịch nội gián trên thị trường là tất yếu.

* Giai đoạn 2015 - 2019:

Mặc dù đã đi vào hoạt động trong một giai đoạn dài nhưng việc phát hiện và xử lý vi phạm về giao dịch nội gián vẫn còn yếu kém và gặp phải nhiều khó khăn. Chính điều này làm cho nhiều NĐT trở nên bất bình và thiếu niềm tin vào thị trường. Giai đoạn năm 2015 là thời kì đỉnh điểm của các “trò chơi thoái vốn” của các doanh nghiệp. Cụ thể là họ đã tiến hành đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn nhiều lần so với giá cổ phiếu hiện hành để thu hút các NĐT. Tại vùng giá được coi là “đỉnh”, các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn của doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin mật để từ đó họ sẽ tiến hành bán số lượng lớn cổ phiếu tại đỉnh để thu lợi nhuận lớn.

Trường hợp của cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông dược (Mã cổ phiếu: HAI) cũng là một trong số này. Vào tháng 3/2015, giá cổ phiểu được đẩy lên mức giá là 15.000 đồng/cổ phiếu, đây là một đỉnh khác của cổ phiếu sau vùng đỉnh 58.000 đồng/cổ phiếu năm 2014. Ngay khi cổ phiếu đạt mức tăng kỷ lúc nói trên, các CEO của doanh nghiệp cũng đồng thời bán ra hàng loạt cổ phiếu với mức giá trần. Trong đó, ông Lê Thành Vinh, thành viên HĐQT đã bán ra toàn bộ 7,8 triệu cổ phiếu, tiếp đến là các thành viên khác trong HĐQT như ông Mai Trí Dũng, bà Nguyễn Thị Thu Hồng và Chủ tịch HĐQT, ông Quách Thành Đông cũng đã chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu. Tiếp đó, các cổ đông lớn của HAI cũng tiến hành thoái vốn. Sau sự việc bán tháo này, giá HAI nhanh chóng mất 50% giá trị, chỉ còn ở mức 5.500 đồng/cổ phiếu gây ra tổn thất lớn cho NĐT. (Trương Minh Huy, 2015)

Vào tháng 8/2017, giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang có mức giảm giá kỷ lục từ trước đến nay. Trước đó, cổ phiếu này được coi là cổ phiếu hấp dẫn, mức độ tăng trưởng cao và thu hút đối với NĐT. Tuy nhiên, vào ngày 22/8, SKG đóng cửa với mức giá 36.900 đồng/cổ phiếu, mất giá 30% so với giá cổ phiếu này ở thời điểm đầu năm. Điều này là do cổ đông của công ty đã nhanh chóng bán mạnh SKG trước đợt sụt giảm mạnh khi thông tin công ty bị Chi cục thuế Phú Quốc truy thu thuế 57 tỷ đồng được công bố. Theo quy định của Thông tư 155/2015 của Bộ Tài chính thì “công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ từ khi nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.” Tuy vậy, thông tin chỉ được thông báo vào ngày

14/8/2017, tức là 2 tháng kể từ khi Chi cục thuế ban hành quyết định xử phạt, cổ đông của công ty cũng không hề nhận được thông tin và nghe ban điều hành trình bày về tình hình doanh nghiệp tại đại hội thường niên của công ty. Trong khi đó, kế toán trưởng của công ty, bà Lưu Hải Anh đã nhanh chóng bán gần hết cổ phiếu ngay sau khi làm việc với Chi cục thuế. Tiếp theo đó, hàng loạt cổ đông nội bộ SKG từ các vị trí chủ chốt cho đến người nhà đã liên tục giảm nắm giữ cổ phiếu nắm giữ cổ phiếu SKG. Trong đó, Chủ tịch HĐQT đã bán ra 1,6 triệu cổ phiếu, phó TGĐ cũng bán ra 1,8 triệu cổ phiếu SKG,... Điều này làm dấy lên nghi vấn rằng các thành viên ban điều hành đã dự đoán trước được rằng sẽ có một đợt giảm giá mạnh nên đã kịp thời bán tháo cổ phiếu trước đợt sụt giảm. (Hoàng Trung, 2017).

Hình 4.4: Biến động giá của SKG từ khi lên sàn đến đợt giảm giá kỷ lục

Nguồn: Cafef

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w