Thực trạng các phương thức làm giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 39)

Nam:

4.2.1. Gian lận báo cáo tài chính:

* Các phương pháp gian lận BCTC phổ biến:

- Không khai báo thông tin đầy đủ: Khai báo thông tin thiếu sót khiến cho khả

năng đọc và phân tích BCTC của người đọc bị hạn chế. Những thông tin không được công khai trong báo cáo có thể bao gồm: Thay đổi về chính sách kế toán, các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán, thông tin về các bên có liên quan hay nợ phải trả tiềm tang,...

- Ghi nhận sai niên độ: Chi phí hay doanh thu của công ty có thể được ghi

nhận sai thời điểm mà nó phát sinh. Ví dụ như doanh nghiệp có thể ghi nhận chi phí và doanh thu của kỳ này vào kỳ sau hoặc ngược lại để điều chỉnh tăng hoặc giảm doanh thu cho phù hợp với mục đích của công ty. Vào những thời điểm nhạy cảm như chuyển giao giữa các tháng cuối niên độ này và đầu niên độ sau, tình trạng này xảy ra khá phổ biến, cũng vì vậy mà các công ty kiểm toán thường kiểm tra đặc biệt vào những thời điểm này.

- Khai khống hoặc ghi nhận doanh thu không có thật: Hành động này bao gồm

việc ghi nhận vào sổ sách những nghiệp vụ không phát sinh trên thực tế. Cách thức để thực hiện hành động này là doanh nghiệp sẽ tiến hành giả mạo chứng từ giao dịch với cách khách hàng giả mạo và vào kỳ kế toán sau, bút toán trả lại số lượng hàng hoá này sẽ được ghi nhận. Ngoài ra, khai khống doanh thu có thể được tạo ra bằng cách ghi tăng số lượng hàng hoá, giá bán trên hoá đơn hoặc khi quyền sở hữu hàng hoá hay rủi ro đối với hàng hoá chưa được chuyển giao, các điều kiện để giao dịch được diễn ra chưa được hoàn tất mà bút toán doanh thu đã được ghi nhận.

- Định giá tài sản sai: Việc này được tạo ra bằng cách không ghi nhận giảm

giá hàng tồn kho khi tài sản không còn được sử dụng do đã hư hỏng, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn và dài hạn và dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được lập. Ngoài ra, những loại tài sản thưởng khó được xác định chính xác gồm có: tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, các tài sản được mua bán qua quá trình hợp nhất kinh doanh hay việc phân loại tài sản không được chính xác.

- Che giấu công nợ và chi phí: Có thể nói đây là phương thức gian lận BCTC

khá phổ biến trên thị trường bởi nó là một cách thức dễ dàng áp dụng và thường không có dấu vết gì để lại. Mục đích của phương pháp này là để khai cao mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Lúc này, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng một lượng tương đương với công nợ và chi phí bị giấu đi. Các cách thông thường để che giấu chi phí và công nợ:

+ Vốn hoá chi phí.

+ Hàng bán bị trả lại không được ghi nhận - các khoản giảm trừ và chi phí bảo hành không được trích trước.

+ Công nợ và chi phí không được ghi nhận, đặc biệt là các khoản dự phòng không được trích lập đầy đủ.

* Giai đoạn trước 2015:

Có thể nói, kết quả hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là trong những tháng gần nhất là cơ sở để NĐT quyết định đổ vốn vào một doanh nghiệp. Vì vậy mà các doanh nghiệp thường lợi dụng BCTC làm một công cụ hữu ích để nâng cao uy tín,

thổi phồng lợi nhuận cho phù hợp với mục đích để thu hút sự chú ý của NĐT. Các doanh nghiệp thường chọn cho mình những chiêu thức khác nhau để qua mặt các NĐT hay trong nhiều trường hợp, công ty còn qua mặt được cả công ty kiểm toán hay UBCKNN, trong đó, chiêu thức che giấu công nợ để làm chi phí giảm xuống là một cách thức phổ biến.

Trong khoảng 2006 - 2007, nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư tài chính. Công ty Cổ phần Kinh Đô cũng tham gia vào trào lưu này bằng việc đầu tư vốn vào Ngân hàng Eximbank (Mã cổ phiếu: EIB). Tuy nhiên, khi TTCK gặp khó khăn sau đó, công ty vẫn báo lãi 142 tỷ đồng. Chỉ sau khi báo cáo kiểm toán được công bố ra, Công ty Cổ phần Kinh Đô mới bị phát hiện lỗ 62 tỷ. Doanh nghiệp đã giải thích cho sự cố này bằng việc khẳng định rằng doanh nghiệp đã quên không trích lập dự phòng cho khoản đầu tư tài chính nói trên.

Trong giai đoạn đầu TTCK, nhiều vụ gian lận BCTC đã xảy ra. Trong đó sự việc gian lận lớn nhất phải kể đến vụ việc của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (Mã chứng khoán: DVD). Vụ gian lận BCTC vủa công ty này rất tinh vi đến mức thậm chí còn qua mặt được cả công ty kiểm toán lớn là Ernst & Young cũng như UBCKNN. Mặc dù doanh nghiệp này được nhiều CTCK lớn trên thị trường đánh giá cao nhưng các đối thủ trong ngành dược lại không hề nể trọng. Dựa trên những thông tin và số liệu được doanh nghiệp đưa ra công chúng, các CTCK đã tiến hành phân tích, tính toán và dự báo EPS dự phóng của DVD sẽ là một trong những con số cao nhất trong ngành. Hai năm trước khi cổ phiếu của doanh nghiệp được niêm yết, lợi nhuận của công ty tương ứng là 18,5 và 25,5 tỷ đồng nhưng ngay sau khi cổ phiếu được lên sàn vào năm 2009, mức tăng trưởng về lợi nhuận đã tăng đột biến lên 109 tỷ đồng. Điều đặc biệt là doanh thu không được ghi nhận từ những thu nhập bất thường như chuyển nhượng vốn hay thanh lý tài sản mà là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty - ông Lê Văn Dũng đã thông đồng với nhiều cá nhân khác để lập ra những công ty đứng tên những cá nhân này. Sau đó, ông này tiếp tục thực hiện những hoạt động kinh doanh theo vòng tròn, làm giả chứng từ, hoá đơn giao dịch với các doanh nghiệp nói trên nhằm tạo ra doanh thu, lợi nhuận ảo cho DVD mặc dù trên thực tế hoạt động bán hàng không hề phát sinh. Việc công khai những sai lệch về mặt thông tin

về doanh thu, hợp đồng có giá trị lớn nhằm mục đích tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm của đông đảo NĐT, thuận lợi cho việc chào bán cổ phiếu ra công chúng và việc đăng ký niêm yết trên sàn HoSE.

Quý 3 năm 2010 là thời kỳ mà đa phần các CTCK trên thị trường đều làm ăn thua lỗ nhưng theo BCTC của CTCK VNDirect (Mã cổ phiếu: VND), doanh nghiệp này thu được 53 tỷ đồng, là một mức lợi nhuận ấn tượng so với các CTCK khác trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vào quý sau khi thị trường dần hồi phục trở lại, trong khi các công ty chứng khoán khác kiếm lời thì VNDirect lại báo lỗ 117 tỷ đồng. Mặc dù ban lãnh đạo khẳng định mức thua lỗ của doanh nghiệp trong tình trạng hầu hết các công ty khác đều lãi là do biến động của thị trường, các nhà phân tích lại cho rằng thông tin công ty thu được lợi nhuận so với các doanh nghiệp cùng ngành vào quý 3 nhằm mục đích trở thành thông tin hỗ trợ cho đợt phát hành tăng vốn của doanh nghiệp vào cuối năm từ 500 tỷ đồng lên gấp đôi. Với cách công bố lợi nhuận ấn tượng trước đợt phát hành, doanh nghiệp sẽ có thể có cơ hội tốt hơn trong đợt phát hành mới.

Mặc dù hoạt động của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (Mã cổ phiếu: TRI) đã có dấu hiệu xuống dốc từ năm 2008 nhưng vào quý 2 năm 2010, công ty bất ngờ công bố lợi nhuận 44 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên kể từ năm 2008 doanh nghiệp có lãi đột biến. Lợi nhuận của doanh nghiệp này bị nghi ngờ có liên quan đến việc thanh lý những tài sản khả nghi. Năm 2010, công ty này đã tiến hành chuyển nhượng cổ phần của mình tại Tribeco Bình Dương cho một cổ đông lớn khác là Uni - President vào ngày kết thúc quý II. Kết quả là việc chuyển nhượng vốn đã giúp doanh nghiệp lãi được 44 tỷ đồng trong quý 2 năm 2010. Vì công ty này đã lỗ vốn trong một khoảng thời gian nên việc thanh lý bớt tài sản có thể là một phương thức để cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng thua lỗ kéo dài đặc biệt là nếu như việc thanh lý này xảy ra vào giai đoạn nhạy cảm như thời điểm kết thúc một chu kỳ kế toán thì hành động này có khả năng cao là đã được tính toán trước. Sau khi công ty công bố lãi quý 2, giá của cổ phiếu TRI đã tăng mạnh ngay sau đó. (Giang Thanh & Hà My, 2012).

Bảng 4.2: Biến động giá TRI giai đoạn 30/6/2010 - 08/07/2010

Nguồn: Cafef * Giai đoạn 2015 - 2019:

Tháng 2/2016, Công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành (Mã cổ phiếu: TTF) đã dính vào vi phạm gian lận BCTC trên TTCK. Công ty này đã thực hiện thao túng bằng hình thức khai khống doanh thu và lợi nhuận trên BCTC. Với cách làm này, doanh nghiệp có nhiều mục tiêu khác nhau nhưng trong đó bao gồm hy vọng doanh nghiệp sẽ trở nên uy tín, hấp dẫn hơn trong mắt các NĐT và vì thế mà giá cổ phiếu sẽ trở nên cao hơn. Hành vi của công ty Gỗ Trường Thành thực chất không nằm trên khoản mục hàng tồn kho như doanh nghiệp công bố mà là trong gần 10 năm, doanh nghiệp đã dùng biện pháp để khai khống doanh thu lên nhiều lần, sau đó chuyển hết khoản khai khống này vào hàng tồn kho, khiến hàng tồn kho có giá trị khổng lồ, lên tới 2,200 tỷ đồng. Khi hành vi này bị phát hiện ra, không phải hàng tồn kho có giá trị 1,000 tỷ đồng biến mất mà nguyên nhân là do công ty đã kê khai doanh thu cao hơn thực tế trong một giai đoạn khá dài. Phương pháp này được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và đòi hỏi người đọc BCTC phải có am hiểu sâu sắc về cấu trúc sở hữu, đặc điểm ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh cũng như là hiểu biết về các mô hình định lượng. Sau khi sự việc bị phát hiện ra, giá cổ phiếu lập tức giảm mạnh, nhiều NĐT bị thiệt hại nặng nề, họ dần trở nên bi quan, mất niềm tin về tính minh bạch trên TTCK.

Trước đó, BCTC của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã cổ phiếu: JVC) vào năm 2015 cũng có nhiều điểm đáng nghi ngờ. Doanh nghiệp trên được kiểm toán bởi KPMG, một trong bốn Công ty Kiểm toán hàng đầu. Theo kết quả kiểm toán, công ty này có 465,787 tỷ đồng tiền mặt vào ngày 31/3/2015. Khoản

2. Cic khoan phái Ihu Igii hạn

Tes khách hàng TaiJlzOnoi?

VND

τ⅞i 01,01/2014 VND

Benh V iên Chin Cuu 10147002.500

Henh viên Iim Ila Nội 14 131 530.000

WB Đỏng Ihip 5.119245.000

BOLdu án NgIiiaDaJI 4.695.000.000

Các dời tinmg khác 616 5O⅜.T⅞.3⅜5

Cộng 650.601555JU5 407.40M71852

mục Tiền và tương đương tiền bao gồm các khoản mục nhỏ hơn, gồm: tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng, tiền đang chuyển và tiền mặt tại quỹ. Tuy nhiên, theo thuyết minh BCTC thì khoản tiền này nằm ở tại quỹ của doanh nghiệp. Tình trạng này không phải mới xuất hiện mà thực chất 1 quý trước đó, tiền mặt tại quý đã ở mức 128,823 tỷ đồng. Tuy vậy, khoản mục này ở những giai đoạn trước lại thấp hơn nhiều lần. Lượng tiền mặt tại quỹ vào thời điểm đầu năm 2014, cuối quý 2 và cuối quý 3/2014 lần lượt là 15,7 tỷ, 39 tỷ và 46 tỷ đồng. Việc tiền mặt tăng với một tốc độ nhanh chóng và bất thường, chiếm một tỷ lệ tương đương 41,4% vốn điều lệ của doanh nghiệp như vậy khiến không ít nghi vấn được đặt ra. Bởi theo nhận định của các chuyên gia, tiền mặt tại quỹ là một nhân tố có thể dễ dàng điều chỉnh tăng giảm để bù đắp cho khoản đã mất. Cách thức đơn giản nhất để thực hiện hành vi này là đi vay mượn nguồn tiền mặt từ các doanh nghiệp khác trong thời gian kiểm toán rồi sau đó trả lại. So với nhiều doanh nghiệp nổi tiếng về lưu trữ lượng tiền mặt lớn như Vinamilk, Thế giới Di động, và FPT, khoản tiền này tại JVC cũng lớn hơn tương đối nhiều. Lương tiền mặt tại các doanh nghiệp này vào thời điểm 31/3/2015 lần lượt là 1,354 tỷ, 108,8 tỷ và 47,7 tỷ đồng.

Bảng 4.3: Khoản mục tiền tại doanh nghiệp JVC

5. Ticn

Ti⅛nit

rɪɪir p'n Bgjiri lóng

5i∕yzo∣5 JViZZW

VND VXD

46$ 7X7 OJ? 647 ISTWJJl TgI J0 620 340.<86 40.MI 828.(41

4% W7 373.3J 56312159. M S

Nguồn: BCTC Kiểm toán hợp nhất JVC niên độ 1/1/2014 - 31/3/2015 Ngoài ra, các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng không được JVC thuyết minh rõ ràng trong thuyết minh BCTC. Chỉ có gần 45 tỷ đồng được giải thích chi tiết, 616,5 tỷ đồng còn lại chỉ được thuyết minh bằng phải thu khác. Tương tự với khoản phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2014. Tổng các khoản phải thu là 685,458 tỷ đồng, trong đó 638,87 tỷ đồng là khoản phải thu khác.

25

Vay ngân han

Vay dái hạn (Icn hạn tra

Tại ngây 31.rO3',2O15 VND

231.101.924.381 38 2S4.977.235

Tại ngáy Ol/01/2014 VND 347.330 048 445 ___________269.359.901.616 ________ 368.450.048.445 Trong đỏ Ngjn hàng I 152444.298.976 262 084 572 846 Ngjn hãng 2 29.338.832.931 30 242.020.136 Ngán háng ỉ 3.732.000000 Ngản háng 4 34.259.000.0 00 Ngân háng $ 59S.000.000 I7.0I2.45S.4 63 Ngân hàng 6 48.723.792.474 Cộeg 231.101.924381 347330.048.44 5

Nguồn: BCTC Kiểm toán hợp nhất JVC niên độ 1/1/2014 - 31/3/2015 Bên cạnh đó, danh tính của các chủ nợ cũng được doanh nghiệp che giấu. Các khoản vay nợ không được giải trình rõ ràng mà chỉ được thuyết minh trên BCTC bằng khoản vay 1, khoản vay 2,... hay ngân hàng 1, ngân hàng 2,... Việc không công khai cụ tên chủ nợ trên BCTC cũng khiến không ít các NĐT băn khoăn. (Thiên Hương, 2015).

Bảng 4.5: Khoản mục vay và nợ ngắn hạn tại doanh nghiệp JVC

Nguồn: BCTC Kiểm toán hợp nhất JVC niên độ 1/1/2014 - 31/3/2015 Ngoài việc làm đẹp BCTC để thu hút NĐT, theo quy định hiện hành của pháp

luật, nếu công ty thua lỗ trong vòng 3 năm liên tiếp sẽ bị huỷ niêm yết trên sàn giao dịch. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp thua lỗ không muốn rời khỏi thị trường nên đã tìm đến phương thức này. Theo PGS.,TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, việc gian lận trong BCTC đã trở nên thường xuyên hơn kể từ năm 2016. Hành vi thao túng thị trường này của nhiều doanh nghiệp niêm yết đã làm mất đi tính trong sạch của thị trường cũng như một số lượng lớn công chúng đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tài chính cũng như tâm lý. Kết quả là NĐT trở nên mất niềm tin vào thị trường, TTCK không còn là sân chơi hấp dẫn đối với nhiều cá nhân. Vì vậy, cần phải có nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng này để TTCK trở nên trong sạch hơn, là một thị trường đầu tư thu hút dòng vốn của nhiều cá nhân có tiềm lực tài chính tốt, hỗ trợ cho công ty huy động vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng các dự án đầu tư có hiệu quả cao.

Ngoài ra, việc đưa ra thông tin kế toán minh bạch, xác thực là nghĩa vụ của các công ty niêm yết. Theo các chuyên gia, nhiêm vụ của các cơ quan kiểm toán là nhận xét về BCTC của các doanh nghiệp dựa trên kết quả kiểm toán, vì vậy mà cơ quan kiểm toán chỉ có trách nhiệm về phần ý kiến, góp ý của họ trên BCTC của doanh nghiệp. Do vậy, các NĐT trên thị trường, đặc biệt là các NĐT cá nhân nhỏ lẻ cần

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w