quả bởi Ban điều hành của doanh nghiệp sẽ lên tiếng đính chính ngay không để danh tiếng cũng như giá cổ phiếu của mình bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, NĐT trong nước chưa có niềm tin đủ vào thị trường, hiểu biết cũng chưa nhiều, tâm lý chưa vững chắc và dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Hơn nữa, NĐT trên thị trường chủ yếu là các NĐT cá nhân, thiếu điều kiện để tiếp xúc, đối thoại trực tiếp để có cái nhìn sâu hơn về công ty là rất hạn chế. Hơn nữa, mặc dù nhiều NĐT có niểm tin vào doanh nghiệp nhưng khi thị trường gặp khó khăn, cá nhân những NĐT cũng không thể chống lại thị trường. Về phía các doanh nghiệp, Ban điều hành của công ty cũng đã thể hiện sự lo lắng về những tin tức hỗn loạn trên thị trường gây ảnh hưởng đến danh tiếng và giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp.
4.3. Thực trạng các biện pháp ngăn ngừa hành vi thao túng trên TTCKViệt Nam: Việt Nam:
4.3.1. Quy định hiện hành:
* Theo quy định hiện hành, hành vi thao túng giá chứng khoán trên thị trường sử dụng hình thức lập nhiều tài khoản chứng khoán ở nhiều CTCK khác nhau dưới tên các cá nhân khác nhau nhằm tạo thanh khoản giả và cung - cầu ảo cho thị trường được áp dụng khung hình phạt theo quy định tại “điểm b Khoản 1 Điều 3 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 1 và
Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.”
Theo điểm b khoản 1 điều 3: “Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này là 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật nhưng không vượt quá 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 6 và khoản 2 Điều 16 Nghị định này là 05 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không vượt quá 2.000.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Mức phạt tiền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11, khoản 1a và khoản 3 Điều 24, khoản 4 Điều 26 Nghị định ngày chỉ áp dụng xử phạt đối với cá nhân.”
Căn cứ theo khoản 3 điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP: “ Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 1.200.000.000 đồng đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.”
Ngoài ra, trong một vài trường hợp, nếu UBCKNN hay các cơ quan chức năng thu thập được bằng chứng về khoản lợi bất chính mà cá nhân hay doanh nghiệp thu được do thao túng giá gây ra thì sẽ xử phạt bổ sung bằng cách thu hồi khoản lợi nhuận đó.
* Tính minh bạch và hấp dẫn của TTCK còn phụ thuộc vào việc công khai tin tức minh bạch, kịp thời, chân thực của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 3 điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp công bố thông tin muộn hơn thời hạn hay không đúng với quy định sẽ bị xử “phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm về công bố thông tin.” Hơn nữa, nếu trang thông tin điện tử của doanh nghiệp không được thiết lập theo yêu cầu, không xác nhận hoặc đính chính thông tin đúng thời hạn, không công bố thông tin theo đúng quy định của UBCKNN, đặc biệt là công bố thông tin sai sót sẽ bị “xử phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 điều 3 theo Nghị
định số 108/2013/NĐ-CP.”
* Đối với hành vi giao dịch nội gián, căn cứ theo Điều 27, 28 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt hành chính, có 2 hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm theo hình thức này và tổ chức giao dịch nội gián sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung sẽ là thu hồi toàn bộ khoản lợi nhuận từ hành vi giao dịch bất hợp pháp của cá cá nhân, tổ chức vi phạm.
4.3.2. Phương pháp giám sát:
Trên TTCK Việt Nam hiện nay, công tác giám sát các hoạt động giao dịch trên thị trường được thực hiện bởi 3 lớp giám sát đó là UBCKNN, SGDCK và CTCK.
Trong đó, SGDCK là cấp thứ nhất, làm nhiệm vụ phát hiện và sàng lọc ra và phân tích sơ bộ những giao dịch có dấu hiệu bất thường. Theo quy định trong Luật Chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch có quyền ban hành những quy chế về giao dịch, niêm yết và công bố thông tin trên thị trường. Trong trường hợp có những vi phạm hay bất ổn xảy ra, Sở giao dịch có quyền tạm dừng, đình chỉ hay thậm chí là huỷ bỏ giao dịch để đảm bảo quyền lợi cho NĐT.
UBCKNN là lớp giám sát thứ hai, nhận nhiệm vụ kiểm tra và phân tích cụ thể những trường hợp nói trên từ Sở giao dịch rồi sẽ chuyển tiếp cho Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán để xử lý nếu có vi phạm quy định xảy ra. Nhằm mục đích hoàn thiện, toàn diện và chuyên môn hoá hoạt động giám sát theo quy chuẩn quốc tế, vào năm 2008, UBCKNN đã thành lập Vụ Giám sát TTCK để phân tích, đánh giá các giao dịch bất thường sau đó tổng hợp, báo cáo lại cho Chủ tịch Uỷ ban để từ đó những biện pháp phù hợp và kịp thời sẽ được tiến hành. Ngoài ra, Vụ Giám sát còn kết hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng khác để làm nhiệm vụ giám sát các doanh nghiệp, công ty niêm yết, công ty đại chúng, các cá nhân cũng như tổ chức,... có khả năng liên quan hoặc tham gia trực tiếp vào những hoạt động phạm pháp trên thị trường như: Giao dịch nội gián, thiết lập cung cầu giả để làm giá và các hành vi vi phạm khác. Kể từ năm 2012, công tác giám sát của Vụ Giám sát đã được hỗ trợ bởi Hệ thống Giám sát giao dịch. Hệ thống này hỗ trợ phân tích, thống kê dựa trên việc sử dụng mạng neutral đưa ra nhiều chỉ báo về khối lượng, mức giá, khung thời gian,
các mô hình phân tích kỹ thuật, lý thuyết và xác suất thống kê cho NĐT. Vì vậy, MMS tập trung các cơ sở dữ liệu về khách hàng và giao dịch một cách đầy đủ, phục vụ công tác quản lý, giám trên thị trường hiệu quả hơn. Trong bối cảnh thị trường phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tổ chức nước ngoài và các NĐT cá nhân, các thủ đoạn thao túng trên thị trường ngày càng trở nên phức tạp, khó lường và tinh vi nên hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại giúp cơ quan giám sát dễ dàng nhận diện, phân tích và xử lý vi phạm hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hơn so với trước đây. Trước đây, hệ thống giám sát bao gồm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và xử lý vi phạm hoàn toàn theo phuơng pháp thủ công.
Theo quy định mới từ năm 2018, tuyến giám sát thứ 3 là các CTCK đuợc thêm vào hệ thống giám sát để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra minh bạch hơn, phần nào sẽ giúp ngăn chặn các vi phạm về hoạt đông làm giá trên thị trường. Cụ thể, CTCK sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho 2 tuyến giám sát là UBCKNN và SGDCK. CTCK có nghĩa vụ thực hiện việc giám sát theo quy định của Bộ Tài Chính. Các công ty này là đơn vị cung cấp dịch vụ đầu tư, giao dịch thường xuyên với các NĐT nên có thể dễ dàng nhận biết cũng như kiểm soát được tín hiệu từ các giao dịch đáng ngờ của NĐT.
Ngoài ra, trong “Hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên” được tổ chức bởi Thời báo Kinh tế Việt Nam vào ngày 12/3, ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đã khẳng định rằng Uỷ ban sẽ theo sát thị trường, đánh giá các biến động kinh tế vĩ mô để từ đó kịp thời xử lý các rủi ro, thiết lập các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm chứng khoán và thị trường cũng sẽ được tái cơ cấu nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh.
4.3.3. Biện pháp xử phạt:
TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hấp dẫn được các NĐT trong nước cũng như là các tổ chức, NĐT nước ngoài. Tuy vậy, cùng sự phát triển của TTCK là sự gia tăng mạnh mẽ của các hành động vi phạm, thao túng thị trường và đặc biệt là những thủ thuật gian lận này ngày càng trở nên tinh vi hơn. Tính đến tháng 10/2018, trên thị trường có 5 trường hợp vi phạm về làm giá và đây cũng là năm kỷ lục trong xử lý vi phạm từ trước đến nay. Cả 5 vụ vi phạm này chỉ
bị phạt tiền 550 triệu và các hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo kết quả kiểm tra các tài liệu, hồ sơ đánh giá cho thấy không có lợi nhuận bất chính được tạo ra nên cơ quan giám sát không tiến hành thu lại khoản lợi nhuận bất hợp pháp. Đại đa số các vụ vi phạm trong thời gian gần đây, UBCKNN đều áp dụng khung hình phạt theo quy định tại “điểm b Khoản 1 Điều 3, Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) được sửa đổi tại Khoản 1 và Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.” Đây cũng là mức xử phạt hành chính lớn nhất đối với việc làm giá chứng khoán trên thị trường. Điều đáng chú ý là đối những trường hợp trên, UBCKNN đều tuyên bố là không có lợi nhuận thu được từ hành vi bị cấm gây ra sau khi rà soát các tài liệu trong hồ sơ. Mặc dù các vụ vi phạm đều được xử phạt theo đúng luật hiện hành, tuy vây, một chuyên gia chứng khoán lại cho rằng trên thực tế, không có hành vi vi phạm bằng cách thao túng giá nào lại không mang lại lợi nhuận bất hợp pháp. Cơ quan quản lý sẽ tiến hành xác định dòng tiền mang lại bằng việc tính toán dòng tiền ra vào tại tài khoản mà người thao túng sử dụng. Tuy vậy, người thực hiện hành vi thao túng không thể một mình thực hiện nhưng việc cơ quan quản lý xác định xem những ngưởi liên quan có thu được tiền từ hoạt động giao dịch này hay không là rất khó khăn.
Mặc dù trên thị trường từ trước tới nay cũng có những vụ khởi tố hình sự đối với hình thức vi phạm này nhưng số lượng là không đáng kể. Theo thống kê, đến nay trên thị trường mới có 4 vụ thao túng giá chứng khoán bị khởi tố. Đầu tiên là vụ việc của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (Mã cổ phiếu: DVD) vào năm 2010, vụ việc thứ 2 là vụ việc thao túng giá cổ phiếu MTM năm 2016 của nguyên Chủ tịch HĐQT của MTM và 14 người khác có liên quan bằng cách lập hồ sơ đăng ký giao dịch khống, tại cung - cầu ảo trên thị trường để lừa đảo NĐT và vụ CDO năm 2017. Mới đây nhất, vào ngày 22/3/2019, UBCKNN đã công bố thông tin thu thập từ Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội về việc khởi tố vụ việc làm giá đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận. Bà Phạm Thị Hinh - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình
Thuận đã bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 21/3/2019 để tiếp tục điều tra do thao túng cổ phiếu KSA, gây thiệt hại cho TTCK cũng như là các NĐT.
4.4. Đánh giá chung:
4.4.1. Những thành tựu đạt được:
Sau 20 năm hình thành và phát triển, các biện pháp giám sát, ngăn ngừa hành vi thao túng giá chứng khoán cũng đã đạt được nhiều thành quả tốt.
Căn cứ vào quyết định số 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007, UBCKNN đã bổ sung một đơn vị được gọi là Ban Giám sát TTCK nhằm chuyên thực hiện chức năng giám sát trên TTCK (nay được gọi là Vụ Giám sát TTCK). Qua gần 10 năm hoạt động trên thị trường, Vụ Giám sát đã khẳng định được vai trò cũng như những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực này. Nhiều vụ việc vi phạm đến quy định về công bố thông tin đã được cơ quan giám sát trên nhận biết và xử phạt kịp thời, ngăn chặn thua lỗ cho các NĐT cá nhân, nhỏ lẻ khác trên thị trường và hạn chế các hành vi thao túng trái với quy định của pháp luật. Việc giám sát được đảm bảo thực hiện tốt đã đóng góp một phần cho sự quản lý của UBCKNN trên thị trường, đảm bảo sự minh bạch, ổn định, trung thực của TTCK:
- Xây dựng văn bản pháp luật: Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động quản lý, giám sát. Khung pháp lý hoàn thiện, thích hợp để áp dụng vào thực tế thúc đẩy tính công bằng, trung thực và ổn định của thị trường tại Việt Nam. Các cơ quan giám sát, quản lý cũng không ngừng nỗ lực trong việc theo dõi, đánh giá thường xuyên tính hiệu quả của khung pháp lý hiện hành, từ đó sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Thêm vào đó, quy trình xử lý các công tác giám sát để đáp ứng quy chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cũng được chú trọng, đảm bảo tính bảo mật cũng như là hiệu quả của công tác giám sát, xử lý dữ liệu và nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, sự phối hợp giữa UBCKNN với SGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và các cơ quan chức năng cũng đã tạo ra một quy trình giám sát đồng bộ, nhất quán.
- Công cụ giám sát giao dịch:
+ Vào năm 2013, hệ thống giám sát giao dịch MSS đã được UBCKNN đưa vào
hoạt động để trợ giúp NĐT, Vụ Giám sát trong hoạt động giám sát giao dịch cùng với rút ngắn quá trình xử lý thông tin để cung cấp cho SGDCK và Trung tâm lưu ký. Hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ từ SGDCK và Trung tâm lưu ký cho phép sự giám sát và tra cứu cũng như là trích xuất dữ liệu của cán bộ. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống MMS, những thông tin và dữ liệu giao dịch này sẽ được áp dụng để xem xét, đánh giá và phân tích, nhận diện những thông tin về giao dịch bất thường trên thị trường. Từ đó, các biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi giao dịch nội gián, thao túng thị trường nhằm bảo vệ lợi ích NĐT và tính minh bạch cho thị trường. Hệ thống giám sát đến nay đi vào hoạt động đã được 6 năm, góp phần rút ngắn thời gian, nhân lực và khắc phục những hạn chế trong quá trình xử lý dữ liệu truyền thống và đặc biệt là cảnh báo sớm những giao dịch, thông tin bất thường.
+ Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình giám sát gần đây cũng có nhiều đổi mới và cải tiến. Cụ thể là đến tháng 2/2017, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đã được áp dụng, ví dụ như: Hệ thống Cổng thông tin Điện tử của UBCKNN, Hệ thống Công bố thông tin (IDS), hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý