Bán sau đó mua lại một loại cổ phiếu hoặc một loại tương tự nhằm gia

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 52)

tăng khối lượng và giá cả (Wash trade):

* Dấu hiệu nhận biết giao dịch wash trade:

- Đồ thị kỹ thuật: Để nhận biết giao dịch wash trade, NĐT có thể quan sát biểu đồ kỹ thuật hàng ngày để từ đó nhận ra các dấu hiệu giao dịch đáng nghi ngờ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đồ thị cổ phiếu nằm ngang gần như tạo thành đường thẳng trong một giai đoạn kéo dài, không có thông tin gì đặc biệt về doanh nghiệp nhưng giá vẫn tăng hoặc giảm đều (Phong Vũ, 2017). Những hình thức wash trade hay được áp dụng gồm:

Hình 4.5: Wash trade giao dịch đi ngang và giảm giá

Nguồn: Cafef Hình 4.6: Wash trade tạo xu hướng giá tăng

Nguồn: Cafef Hình 4.7: Wash trade tạo xu hướng đi ngang, tăng giá và giảm giá

Nguồn: Cafef - Doanh nghiệp có cổ đông lớn là cá nhân: Cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này sẽ dễ dàng thao túng hơn các doanh nghiệp có cổ đông là các tổ chức lớn. Để thực hiện được cách làm này, người thực hiện phải sở hữu một lượng chứng khoán đủ lớn. Vì vậy, các NĐT sẽ phải tiến hành tiếp cận các cổ đông của doanh nghiệp để mượn chứng khoán hoặc chính các cổ đông này trực tiếp tham gia vào hoạt động làm giá cổ phiếu. Sau đó, nếu như nguồn lực tài chính không cho phép thực hiện hoạt động này, NĐT sẽ dùng cổ phiếu làm tài sản để vay các CTCK hay ngân hàng. Chính vì vậy, đối với doanh nghiệp có cổ đông lớn là cá nhân thì việc thao túng sẽ trở nên đơn giản, ít phức tạp hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp mới lên sàn cũng thường dễ bị thao túng hơn các doanh nghiệp đã niêm yết trước đó.

- Lãnh đạo doanh nghiệp hay dùng các biện pháp can thiệp vào giá cổ phiếu: Người điều hành có thể có đa dạng phương pháp tác động đến giá, ví dụ như: chia, tách, phát hành cổ phiếu mới, đưa ra các thông tin về doanh nghiệp cũng như đăng ký mua bán cổ phiếu với số lượng lớn,... Để thao túng giá theo phương pháp này, NĐT thường có mối quan hệ thân thiết với ban lãnh đạo của công ty, từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những thông tin của doanh nghiệp đánh vào tâm lý của NĐT trên thị trường để đem lại lợi nhuận cho những cá nhân này.

- Doanh nghiệp có tài sản cố định thấp: Đây là một trong những điểm để nhận biết lãnh đạo công ty thực sự đầu tư công sức, tâm huyết vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay nó chỉ là một công cụ để người điều hành thực hiện những chiêu trò kiếm lời trên TTCK. Thông thường, những doanh nghiệp chú trọng sản xuất kinh doanh sẽ có tài sản cố định lớn, lợi nhuận thu được cao bởi doanh nghiệp cần phải đầu tư vào tài sản cố định để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thường xuyên. Do vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, yếu tố tài sản cố định cũng cần phải được xem xét kỹ càng. (Phong Vũ, 2017)

* Giai đoạn trước 2015:

Từ giai đoạn đầu của TTCK, việc làm giá cổ phiếu theo dạng thức này cũng đã trở nên tương đối phổ biến, nhiều cá nhân đã tiến hành lập nhiều tài khoản tại các CTCK khác nhau, tiến hành giao dịch cổ phiếu để nhằm xây dựng cung cầu giả tạo để thao túng giá cổ phiếu trên thị trường. Chính vì vậy mà kể cả trong trường hợp

Mã STB

— Từ ngày 15/2/2008 ^~¾ Đến ngày 29/2/2008 ∣ ps ∣ Xem toàn thị trướng theo phiên Ngày điều chìnhGiá đóng cửaGiá Thay đổi (+/-%) KL GD khớp lệnhGT KL GD thõa thuậnGT mỡ cữaGiá Giá cao Giá

nhát thấp nhát 29/02/200 8 .15 16 1.50 5 -0.50 (-0.96 %) * 1,126,520 0 58,166,000,00 50,000 0002,725,000, .00 52 2.00 5 .00 51 28/02/200 8 .31 16 2.00 5 -0.50 (-0.95 %) * 1,322,580 0 69,418,000,00 0 0 3.00 5 3.00 5 .50 51 27/02/200 8 .47 16 2.50 5 -0.50 (-0.94 %) 1,075,170 0 56,896,000,00 74,500 0004,135,000, .50 52 4.50 5 .00 52 26/02/200 8 .62 16 3.00 5 -2.50 (-4.50 %) ɪ 1,524,000 0 81,407,000,00 25,000 0001,450,000, .00 54 4.50 5 .00 53 25/02/200 8 .41 17 5.50 5 2.50 (4.72 %) ɪ 1,806,110 0 99,344,000,00 O 0 .50 54 5.50 5 .50 53 22/02/200 8 .62 16 3.00 5 -0.50 (-0.93 %) * 2,903,690 0 149,409,000,00 40,000 0002,180,000, .00 51 3.00 5 .00 51 21/02/200 8 .78 16 3.50 5 -2.50 (-4.46 %) * 837,8 40 0 44,824,000,00 0 0 3.50 5 3.50 5 .50 53 20/02/200 8 .56 17 6.00 5 -2.50 (-4.27 %) * 1,460,080 0 83,080,000,00 0 0 .50 58 9.00 5 .00 56 19/02/200 8 .35 18 8.50 5 -0.50 (-0.85 %) * 1,434,650 0 82,862,000,00 20,000 0001,210,000, .00 57 9.00 5 .00 57 18/02/200 8 .50 18 9.00 5 -2.50 (-4.07 %) * 2,576,520 0 151,649,000,00 0 0 .00 59 0.00 6 .50 58 15/02/200 8 .29 19 1.50 6 -0.50 (-0.81 %) 10 544,2 0 33,511,000,00 0 0 .00 62 2.00 6 .00 61

giá cổ phiếu giảm, NĐT vẫn kiếm được tiền bằng cách này hay cách khác. Đầu năm 2008, một quan chức ở UBCKNN tiết lộ rằng trên thị trường không thiếu những giao dịch nhằm thao túng giá của các tổ chức có tiềm lực lớn cũng như các NĐT nước ngoài. Tuy vậy, UBCKNN vẫn chưa công khai thông tin chính xác về những cá nhân vi phạm, hình thức xử phạt thích đáng để tạo ra một sân chơi lành mạnh dành cho các NĐT. Trên thực tế, vào năm 2008 khi nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, các NĐT lớn lợi dụng các thông tin về giá dầu, lạm phát cao, kinh tế suy thoái để ghìm giá cổ phiếu, từ đó lợi dụng mức giá hời để gom cổ phiếu.

Năm 2008, thanh tra UBCKNN đã xử phạt ông Trần Đình Khởi, một NĐT có tiềm lực tài chính đã tiến hành làm giá cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương Tín (Mã cổ phiếu: STB) 100 triệu đồng. Ông này đã vi phạm bằng cách đưa ra liên tiếp 107 lệnh bán trong vòng 3 phiên giao dịch từ 20/2/2008 đến 22/2/2008 theo vòng tròn để tạo ra cung cầu ảo nhằm ấn định mức giá mới cho cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của NĐT này lên tới hơn 1,25 triệu đơn vị, chiếm 13,32% lượng giao dịch trên thị trường. Mức giá của cổ phiếu được đặt giảm dần từ 56.000 đồng/cổ phiếu xuống 51.000 đồng/cổ phiếu để giao dịch khớp lệnh thay vì giao dịch thoả thuận bởi theo quy định của UBCKNN, với khối lượng giao dịch từ 100.000 cổ phiếu trở lên NĐT sẽ phải giao dịch thoả thuận vì nếu giao dịch khớp lệnh với lượng chứng khoán lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cổ phiếu cũng như tâm lý NĐT. Như vậy, hành vi này không chỉ khiến cho giá chứng khoán sụt giảm, NĐT hoang mang mà chỉ số Vn-Index cũng bị ảnh hưởng. Đầu năm 2008, giá STB nằm ở 64.500 đồng/cổ phiếu nhưng tính đến giữa tháng năm, cụ thể là ngày 21/5/2008, giá cổ phiếu STB đã giảm hơn 59,07%, chỉ còn 26.400 đồng/cổ phiếu.

35

MaAMV Từ ngày 25/7/2010 ⅛¾ Đến ngày 30/7/2010 I⅛ Xe

m Xem toàn thị trường theo phiên

Ngày Giá Giá Thay đổi (+/-%) GD khớp lệnh GD thỏa thuận Giá Giá Giá Gi

điều chinh đóng cửa KL GT K

L GT tham chiếu cửamớ cao nhất thấp nhất 30/07/20 10 9.80 2 .20 31 2.36 (8.18%) " 136,900 4,254,250,000 0 ũ .84 28 30.80 40 32. .0030 29/07/20 10 8.84 2 .20 30 1.65 (5.76 %) * 281,200 8,533,640,000 0 ũ .55 28 27.9 90 31. .9027 28/07/20 10 8.55 2 .90 29 -0.76 (-2.46 %)* 2,000 59,800,00 0 0 0 .66 30 29.90 90 29. .9029 27/07/20 10 0.66 3 .10 32 -0.85 (-2.57%)* 17,100 548,910,000 0 0 .95 32 32.1 10 32. .1032 26/07/20 10 2.95 3 .50 34 -0.07 (-0.21 %)* 500 0 17,250,00 29,600 1,021,200,000 .57 34 34.50 50 34. 34.50 1 Nguồn: Cafef Tiếp theo, từ ngày 1/7/2010 đến ngày 31/8/2010, có 2 NĐT là ông Võ Văn Trường và ông Phạm Đình Phú đã kết hợp với nhau tiến hành các hoạt động giao dịch nhằm thao túng giá cổ phiếu của Công ty Dược và Thiết bị y tế Việt Mỹ (Mã cổ phiếu: AMV). Trong khoảng thời gian nói trên, 2 NĐT này đã cấu kết với nhau, trong đó, ông Võ Văn Trường đã sử dụng 2 tài khoản cá nhân và 10 tài khoản của nhiều cá nhân nữa để tiến hành mua bán cổ phiếu, đẩy giá chứng khoán lên. Trong thời gian nói trên, giá cổ phiếu AMV đã dao động mạnh mẽ, từ 16.000 đồng/cổ phiếu lên gấp đôi vào cuối tháng 7/2010. Tháng 11/2010, UBCKNN đã quyết định xử phạt đối với hành vi này, áp dụng khung hình phạt gần cao nhất đối với 2 NĐT là 250 triệu đồng mỗi người (Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP, khung phạt cao nhất là 300 triệu đồng).

Bảng 4.7: Giá cổ phiếu AMV giai đoạn đầu tháng 7/2010

Nguồn: Cafef

36

Nguồn: Cafef Hình 4.8: Lịch sử biến động giá cổ phiếu AMV từ tháng 6 đến tháng 10/2010

Nguồn: Cafef Từ khi lên sàn ngày 30/12/2009, cả hoạt động kinh doanh và diễn biến giá cổ phiếu này đều không có gì quá nổi bật. Trước khi tăng kịch trần trong 9 phiên liên tiếp, giá AMV chỉ dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu trong một thời gian khá dài. Ngày 12/11/2010, UBCKNN quyết định xử phạt 2 cá nhân thao túng giá cổ phiếu này bằng cách tiên phong áp dụng mức xử phạt mới cao hơn gấp 4 - 6 lần so với khung hình phạt cũ.

Có thể nói, trong giai đoạn đầu của TTCK, việc quản lý lỏng lẻo của cá cơ quan chức năng cùng với khung hình phạt quá thấp đã tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm tiếp diễn ngày càng nhiều. Trước đó, khung hình phạt theo Nghị định 36 được công chúng đầu tư cho là không có tính răn đe và hiệu quả thấp. Ví dụ như quyết định xử phạt đối với sự việc gần nhất trước khi ban hành quy định mới là vụ

làm giá cổ phiếu SHI vào ngày 28/10/2010 bị xử phạt 50 triệu đồng. Trong khi đó số tiền phạt là không đáng kể so với món lợi khổng lồ mà các NĐT thu được từ việc thao túng giá trên thị trường.

* Giai đoạn 2015 - 2019:

Khi TTCK bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ thì mật độ các vụ thao túng giá chứng khoán lại xảy ra càng dày đặc. Mặc dù cơ quan quản lý đã áp dụng khung hình phạt ngày càng tăng, nhiều trường hợp bị xử lý hành chính kịch khung, thậm chí truy thu lợi nhuận thu được nhưng nhiều cá nhân vẫn tiếp tục vi phạm để kiếm lời.

Cuối năm 2017, một cá nhân đã bị xử phạt vì hành vi làm giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đá Spilit (Mã cổ phiếu: SPI). Bà Đỗ Thị Cẩm Thuý đã mở sử dụng 1 tài khoản cá nhân và 28 tài khoản do 15 người khác đứng tên để mua bán chứng khoán, nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao và từ đó thu lợi 9,3 tỷ đồng. Những giao dịch của bà Thuý đã đẩy giá cổ phiếu tăng gấp 5 lần. Cụ thể là vào ngày 18/2/2016, giá cổ phiếu này thấp, chỉ ở mức 2.700 đồng/cổ phiếu nhưng đến ngày 30/5/2016, giá SPI đã chạm đến mức kỷ lục là 14.500 đồng/cổ phiếu. Sự việc vi phạm của NĐT này đã bị UBCKNN ra quyết định xử phát 600 triệu đồng tiền vi phạm và thu hồi lại gần 10 tỷ lợi nhuận từ phi vụ nói trên. Sự kiện này đã làm cho công chúng đầu tư không khỏi bất ngờ bởi đây là hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính nặng nhất từ khi TTCK đi vào hoạt động đến cuối tháng 12/2017. (Linh Linh, 2017)

Hình 4.9: Biến động giá SPI đầu năm 2015 và giai đoạn bị làm giá

Nguồn: VietstockFinance

Tiếp theo, năm 2018 vừa qua, số lượng các vụ vi phạm về thao túng giá bị UBCKNN xử phạt đã đạt mức kỷ lục. Trong năm 2018, có đến 9 trường hợp vi phạm do thao túng giá và số tiền phạt chiếm 25% tổng số tiền phạt vi phạm trong năm nhưng chỉ có 1 trường hợp phải nộp lại món lợi thu được từ giao dịch phi pháp. Ông Bùi Ngọc Bút đã tiến hành sử dụng 38 tài khoản để giao dịch cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (Mã cổ phiếu: IBC). Sau khi tiến hành điều tra, UBCKNN đã quyết định xử phạt ông này 550 triệu và thu hồi 150 triệu thu được nhờ hoạt động giao dịch này. (Chí Kiên, 2018)

Hình 4.10: Biến động giá cổ phiếu IBC giai đoạn 2017 - 2018

Nguồn: VietstockFinance Ngoài ra, 1 cá nhân khác cũng bị xử phạt do sử dụng 24 tài khoản để hình thành cung cầu giả tạo nhằm kiếm lời từ cổ phiếu của Công ty Cổ phần May Phú Thành (Mã cổ phiếu: MPT). Hành vi này của ông Nguyễn Quang Dũng đã bị xử phạt 550 triệu đồng theo quy định tại “Điểm b Khoản 1 Điều 3 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi tại Khoản 1 và Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.” (Hoàng Xuân, 2018)

Năm 2018 lại tiếp tục chứng kiến vụ thao túng giá cổ phiếu AMV của bà Nguyễn Thị Nhung. Bà Nhung đã dùng đến 18 tài khoản để gian lận giá cổ phiếu AMV. UBCKNN đã xử phạt hành chính 550 triệu đối với bà Nhung.

Mặc dù cơ quan quản lý đã tích cực kiểm soát, phối hợp với các cơ quan công an để tiến hành điều tra, áp dụng các mức xử phạt ngày càng tăng nhưng số lượng NĐT vi phạm không hề giảm đi mà ngược lại còn tăng lên. Vì vậy, những biện pháp xử phạt, răn đe mạnh mẽ hơn cần phải được áp dụng để đảm bảo một sân chơi lành mạnh cho các NĐT chân chính trên thị trường. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhận xét rằng, “những vụ vi phạm gian lận trăm tỷ đồng nhưng chỉ xử phạt 1-2 tỷ đồng liệu có đủ sắc răn đe? Với số tiền xử phạt như vậy người vi phạm còn xung phong nộp phạt trước khi cơ quan quản lý có quyết định.” Hiện tại, thao túng giá chứng khoán cũng chỉ bị phạt tiền là chủ yếu, trong đó mức xử phạt hành chính cũng ở mức thấp so với khoản lợi thu được từ hành động phạm pháp. Ngoài ra, rất ít trường hợp vi phạm bị thu hồi lại khoản lợi bất hợp pháp do hành vì này gây ra bởi theo bà Vũ Thị Chân Phương, Phó chủ tịch UBCKNN, nhiều trường hợp NĐT mới chỉ mua bán chứng khoán theo vòng tròn để tạo thanh khoản giả cũng như khối lượng cho cổ phiếu chứ chưa kịp thu lợi nhuận. Ngoài ra, từ việc vi phạm đến xử phạt hành chính cũng là một quá trình dài bởi để xử phạt cần phải có thời gian điều tra, thu thập bằng chứng rồi từ đó mới có thể ra quyết định chính xác.

Một phần của tài liệu Thao túng giá trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w