5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh củaNgân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Maritime bank Thái Nguyên là một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Mặc dù, trong thời gian qua, Ngân hàng kinh doanh trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn xong hiệu quả kinh doanh vẫn luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trƣớc. Dƣới đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Maritimebank Thái Nguyên năm 2012- 2014.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 1. Tổng tài sản có Tr.đ 251.990 297.730 348.980 2. Tổng nguồn vốn huy động Tr.đ 235.170 292.990 314.330 3. Dƣ nợ tín dụng Tr.đ 249.276 157.836 149.110 4. Nợ xấu Tr.đ - Tổng nợ xấu Tr.đ 3.930 0 0 -Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ tín dụng % 1,62 0 0
5. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.610 5.160 7.960
6. Mạng lƣới
- Số lƣợng chi nhánh Chi nhánh 1 1 1
- Số lƣợng quỹ tiết kiệm Quỹ 2 2 2
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Thái Nguyên trong giai đoạn 2012-2014, có thể dễ nhận thấy, doanh số dƣ nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên có xu hƣớng giảm dần theo từng năm, từ 249 tỷ đồng năm 2012, còn 157 tỷ đồng năm 2013 (giảm 92 tỷ đồng, tức chỉ bằng 63% so với năm 2012), và còn 149 tỷ đồng năm 2014 (giảm 8 tỷ đồng, tức bằng 95% so với năm 2013). Số liệu này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng hoạt động của Maritime Bank trong những năm gần đây là An toàn - Hiệu quả - Bền vững, phát triển tín dụng trên nguyên tắc có chọn lọc và hiệu quả, nâng cao chất lƣợng danh mục sẵn có, giảm thiểu rủi ro. Có lẽ, cũng chính nhờ vậy, mà dù trong hoàn cảnh nền kinh tế vẫn còn ảm đạm, các doanh nghiệp trƣợt dài trong khó khăn và thua lỗ, Maritime Bank vẫn kiểm soát đƣợc nợ xấu ở mức rất thấp (0% năm 2013, 2014).
Tuy dƣ nợ tín dụng có giảm, nhƣng Maritime Bank Thái Nguyên vẫn có số liệu tổng tài sản, tổng huy động và lợi nhuận khá khả quan, tăng dần theo các năm, cho thấy hiệu quả hoạt động tốt. Tổng tài sản năm 2014 là 349 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tức bằng 117% so với năm 2013, lợi nhuận cũng tăng, đạt 8 tỷ đồng, bằng 154% so với năm ngoái. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên Maritime Bank Thái Nguyên trong chiến dịch tăng hiệu quả chi phí hoạt động, tối ƣu hóa mạng lƣới nhân viên và chi nhánh trong khi vẫn đảm bảo một nguồn ngân sách đáng kể cho đầu tƣ củng cố hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực chủ chốt.
Để đạt đƣợc những kết quả này, Maritime Bank Thái Nguyên đã xây dựng đƣợc định hƣớng kinh doanh phù hợp với những đặc điểm cụ thể về điều kiện tự nhiên, dân cƣ và kinh tế của tỉnh. Cụ thể, trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh có những đặc điểm sau:
- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Maritime Bank Thái Nguyên là phục vụ nhóm SME, hộ gia đình, cùng với khách hàng cá nhân, là nhóm khách hàng với số lƣợng lớn, giao dịch nhỏ, nhóm khách hàng tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính trên địa bàn.
- Hệ thống các sản phẩm dịch vụ kinh doanh đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ am hiểu quy trình nghiệp vụ, nắm vững tính năng sản phẩm, nhiệt tình, do luôn đƣợc đào tạo bài bản cả về kĩ năng giao tiếp ứng xử lẫn chuyên môn, vì vậy mang đến cho khách hàng những tƣ vấn hữu ích, niềm tin và sự hài lòng.
- Hệ thống kênh phân phối, điểm giao dịch, hệ thống máy rút tiền của Maritime ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.
3.1.2.1. Hoạt động cấp tín dụng
Bảng 3.2: Cơ cấu tín dụng tại MSB Thái Nguyên Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ cho vay 249.276 100 157.836 100 149.110 100 I. Bằng VND 249.276 100 157.836 100 149.110 100 1. Theo thành phần Dƣ nợ cá nhân 24.188 9,7 38.041 24,1 40.627 27,2 Dự nợ SME 0 0 1.000 0,7 DN lớn 225.088 90,3 119.795 75,9 107.483 72,1 2. Theo kì hạn Dƣ nợ ngắn hạn 237.203 95,2 139.817 88,6 114.098 76,5 Dƣ nợ trung dài hạn 11.984 4,8 18.019 11,4 35.012 23,5 II. Ngoại tệ 0 0 0 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,62
(Nguồn: Bảng cân đối tài chính của MSB Thái Nguyên năm 2012- 2014)
Hoạt động tín dụng hiện nay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nói chung, thƣờng chiếm tới trên 75% trong tổng nguồn thu. Mang lại lợi nhuận lớn và rủi ro cao khiến hoạt động này luôn đƣợc quan tâm, chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hiện tại tại Maritime Bank Thái Nguyên tổng dƣ nợ tín dụng lại không cao, do trƣớc đó mảng tín dụng bán lẻ chƣa đƣợc Maritime Bank nói chung và tại Maritime Bank Thái Nguyên chú trọng. Nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của khu vực bán lẻ, hiện nay Maritime Bank Thái Nguyên đang nỗ lực xây
dựng mục tiêu hoạt động của mình, triển khai phát triển lại mảng tín dụng cho vay cá nhân.
Nhƣ đã phân tích ở trên, dƣ nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên hiện đang có xu hƣớng giảm dần theo năm do rất ít doanh nghiệp chứng minh đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ. Vẫn biết đây là xu hƣớng chung do nền kinh tế khó khăn, cũng nhƣ do định hƣớng của Maritime Bank trong thời gian này, nhƣng điều này đã ảnh hƣởng nhiều đến lợi nhuận chung của chi nhánh. Với mục tiêu cân bằng cả về lợi nhuận lẫn rủi ro, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa, chủ động tiếp cận cá nhân và doanh nghiệp tốt nhằm nâng cao doanh số cho vay, tăng nguồn thu từ lãi về cho ngân hàng.
Xét về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, có thể dễ nhận thấy dƣ nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp lớn có tổng doanh thu 1 năm lớn hơn 20 tỷ đồng (thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ trên 70%). Năm 2012 đạt 225 triệu đồng, chiếm 90,3% tổng dƣ nợ tín dụng, và giảm dần qua các năm 2013, 2014. Năm 2014 dƣ nợ tín dụng ở khu vực doanh nghiệp lớn tuy đã giảm nhƣng vẫn chiếm 72,1%, đạt 107 triệu đồng. Mảng tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, chỉ từ 9,7% đến 27,2% tổng dƣ nợ tín dụng, tăng dần qua các năm 2012 đến 2014 (tăng từ 24 triệu đồng năm 2012 lên 40 triệu đồng năm 2014). Xét trong tổng dƣ nợ cho vaytrong 2 năm 2012 và 2013 thì khu vực SME (tổng doanh thu 1 năm dƣới 20 tỷ) của Maritime Bank Thái Nguyên thậm chí không có phát sinh quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ nào, riêng năm 2014 thì chỉ đạt 1 triệu đồng (chiếm 0,7% tổng dƣ nợ tín dụng năm). Cơ cấu tín dụng mất cân đối nhƣ vậy là do từ năm 2010, khi Maritime Bank triển khai chiến lƣợc mới hợp tác với McKinsey - Công ty tƣ vấn chiến lƣợc hàng đầu thế giới, Maritime bank tái cơ cấu tổ chức, thay đổi căn bản phƣơng thức quản lý điều hành kinh doanh từ hội sở chính cho đến các đơn vị kinh doanh. Trong giai đoạn đầu này, Ngân hàng đặt trọng tâm hoạt động của Ngân hàng cá nhân tập trung về huy động, ngừng cho vay cá nhân (Chỉ còn duy nhất sản phẩm vay ứng vốn đảm bảo bằng sổ tiết kiệm). Chính từ định hƣớng này mà Maritime Bank đã mất đi lƣợng lớn khách hàng vay cá nhân và cả nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm - nhân viên tín dụng cá nhân, làm sụt giảm dƣ nợ
tín dụng, ảnh hƣởng nghiệm trọng tới lợi nhuận của Ngân hàng cá nhân nói chung và tại Maritime Bank Thái Nguyên nói riêng.
Kể từ cuối năm 2012 trở lại đây, Maritime Bank lại bắt đầu từng bƣớc đƣa ra các sản phẩm tín dụng bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu về vốn cho khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm chƣa đa dạng, chỉ triển khai áp dụng tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Hồ Chí Minh, nên chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Dƣ nợ tín dụng bán lẻ toàn hàng vẫn rất thấp. Năm 2013, đánh dấu sự hình thành phân khúc khách hàng đại chúng với đối tƣợng khách hàng ban đầu là tiểu thƣơng, buôn bán sạp chợ. Các món vay này thƣờng nhỏ lẻ trung bình khoảng 50 triệu/món vay. Hết năm 2013, với mảng khách hàng này, Maritime Bank Thái Nguyên giải ngân đƣợc gần 15 tỷ đồng với số lƣợng hơn 250 khách hàng. Sang năm 2014, Maritime Bank đẩy mạnh hơn nữa tín dụng bán lẻ, với sự ra đời các sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng áp dụng cho đối tƣợng cán bộ nhân viên đơn vị hành chính sự nghiệp, cho vay thế chấp bằng bất động sản. Tuy nhiên tại Maritime Bank Thái Nguyên sản phẩm vay thế chấp vẫn chƣa đƣợc triển khai. Đến hết năm 2014, tổng dƣ nợ bán lẻ 40.627 tỷ đồng, trong đó vay tín chấp tiêu dùng dành cho đối tƣợng cán bộ nhân viên hành chính sự nghiệp và vay tiểu thƣơng chiếm hơn 35 tỷ đồng, SME 1 tỷ đồng, ứng vốn giấy tờ có giá là gần 5 tỷ đồng. Mặc dù doanh số vẫn còn khá khiêm tốn, nhƣng đây cũng là tín hiệu tốt giúp Maritime Bank Thái Nguyên phát triển cân đối, bền vững trong tƣơng lai.
3.1.2.2. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Dịch vụ thanh toán là một trong những dịch vụ căn bản nhất của ngân hàng. Cùng với định hƣớng tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ khu vực dịch vụ so với nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động dịch vụ thanh toán ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Hiện đại hóa ngân hàng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thanh toán đƣợc nâng cấp, dịch vụ chuyển tiền truyền thống tại quầy đƣợc cải thiện đáng kể về tốc độ đƣờng truyền, tính an toàn và thời gian chuyển tiền đƣợc rút ngắn. Sau đây bảng 3.4 thể hiện kết quả dịch vụ thanh toán của Maritime Bank Thái Nguyên giai đoạn năm 2012 đến năm 2014.
Bảng 3.3: Kết quả dịch vụ thanh toán tại MSB Thái Nguyên năm 2012- 2014
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014
1. Tổng thu nhập Tr.đ 31.301 45.792 50.915
2. Tổng thu từ hoạt động dịch vụ Tr.đ 1.388 2.237 2.858
3. Tổng thu từ dịch vụ thanh toán Tr.đ 871 1.658 2.155
Thu từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc Tr.đ 840 1.611 2.120
Thu từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc bán lẻ Tr.đ 396 363 447
Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế Tr.đ 31 47 35
Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế bán lẻ (WU) Tr.đ 20 25 10
4. Tỷ lệ DV Thanh toán/Tổng thu từ DV % 63 74 75
5. Tỷ lệ DV thanh toán/Tổng thu nhập % 3 4 4
(Nguồn: Báo cáo thường niên của MSB Thái Nguyên năm 2012-2014)
Qua bảng 3.4 ta thấy nguồn thu từ dịch vụ thanh toán tăng nhẹ đều đặn từ năm 2012 đến năm 2014 (tăng từ 871 triệu năm 2012 lên 2 tỷ năm 2014). Riêng năm 2014, nguồn thu này tăng 30% so với năm 2013. Dịch vụ thanh toán thƣờng có xu hƣớng tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm đặc biệt là tháng 12, thời điểm kết thúc năm tài chính. Năm 2012 trở đi, tỷ lệ thu từ dịch vụ thanh toán đóng góp vào tổng thu dịch vụ của chi nhánh tăng dần đều, từ 63% năm 2012, lên 74% năm 2013 và 75% năm 2014. Điều này phù hợp với mục tiêu để ra của Maritime Bank Thái Nguyên phấn đấu tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán và giảm dần tỷ trọng của nguồn thu từ dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên tỷ lệ này có đƣợc cũng là do dƣ nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên còn thấp, các hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho mảng dịch vụ tín dụng nhƣ nghiệp vụ bảo lãnh hầu nhƣ không có. Đây lại là tín hiệu không tốt, vì vậy Maritime bank Thái Nguyên cần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động, tăng dƣ nợ tín dụng, tăng thu hoạt động thanh toán.
Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc và thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế. Bên cạnh phần thu dịch vụ thanh toán trong nƣớc kể trên, phần thu từ dịch vụ thanh toán nƣớc ngoài cũng góp phần vào doanh thu từ khu vực dịch vụ của chi nhánh. Năm 2013, thu từ dịch vụ thanh toán
quốc tế của chi nhánh bằng 151% thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của năm 2012. Tháng 06/2014, thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế bằng 68% so với năm 2013. Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán của Maritime Bank Thái Nguyên tăng nhƣng doanh số còn thấp. Điều này là do doanh thu có đƣợc từ hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là từ dịch vụ Westion Union - hoạt động chuyển tiền một chiều mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, còn doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền SWIFT thấp. Dịch vụ SWIFT do một phần ảnh hƣởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh số kiều hối 2 chiều đi và đến giữa Maritime Bank Thái Nguyên và các quốc gia liên quan giảm mạnh, dẫn đến nguồn thu từ khu vực này thấp, phần khác là do các khách hàng cá nhân/doanh nghiệp tại Maritime Bank Thái Nguyên ít liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Đơn vị: Triệu đồng 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2012 2013 2014 871 1,658 2,155 416 388 457 Tổng thu từdịch vụ thanh toán Thu từdịch vụthanh toán bán lè
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dịch vụ thanh toán của Maritime Bank Thái Nguyên 2012-2014
(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên Maritime Bank Thái Nguyên năm 2012-2014)
Xét riêng về mảng dịch vụ thanh toán bán lẻ, thu từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc thuộc ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Thái Nguyên tăng nhanh trong năm 2012, tăng 213 triệu tức bằng 204% so với năm trƣớc. Sở dĩ có con số này vì doanh số huy động tại chi nhánh tăng mạnh trong năm 2012, số lƣợng khách hàng tăng, nhu cầu chuyển khoản vì vậy cũng tăng theo. Năm 2013 hầu nhƣ không có sự tăng
trƣởng, thậm chí còn giảm nhẹ. Đến năm 2014, hoạt động thanh toán đem lại nguồn thu bằng 130% so với 2013. Năm 2014, hoạt động này có doanh số tốt dù nền kinh tế khó khăn, các cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động cầm chừng, dẫn đến hoạt động thanh toán chuyển khoản trả tiền không mạnh nhƣng Maritime Bank Thái Nguyên lại có sự thay đổi trong biểu phí áp dụng, trong đó ngân hàng đã thực hiện thu thêm phí ở một số dịch vụ. Về hoạt động thanh toán quốc tế, với khu vực ngân hàng bán lẻ, doanh thu từ hoạt động này tại chi nhánh Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở dịch vụ Western Union. Lƣợng khách hàng chủ yếu từ dịch vụ này là các sinh viên Lào, Trung Quốc, giáo viên Philippine đang học tập tại trƣờng đại học Thái Nguyên, trung tâm ngoại ngữ Ocean, gần địa điểm làm việc chi nhánh Thái Nguyên. Tuy nhiên sang năm 2014, chi nhánh chuyển địa điểm, xa trƣờng học, làm doanh số dịch vụ này bị giảm sút, doanh số cả năm 2014 chỉ thu đƣợc 10 triệu đồng.
3.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác
a. Hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng nhƣ trình độ dân trí ngày một nâng cao đòi hỏi cách thức phân phối dịch vụ của ngân hàng thông qua internet và mobile. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của mình mà không cần phải đến quầy giao dịch là một tất yếu. Nắm bắt đƣợc xu hƣớng đó, Maritime Bank đã cho ra đời sản phẩm ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân nhƣ Internet banking, Mobile banking, SMS banking, dịch vụ thanh toán trực tuyến M-Paynow.
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một thế mạnh của Maritime Bank. Trong năm 2012, Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Maritime Bank đã vinh dự nhận đƣợc 3 giải thƣởng liên tiếp: Giải thƣởng Ngân hàng điện tử tiêu biểu 2012 do IDG tổ chức, Giải thƣởng Ngân hàng điện tử đa kênh 2012 do The Asian Banker tổ chức và Giải thƣởng Dự án Ngân hàng điện tử tốt nhất 2012 do IBM trao tặng. Năm 2014, giải thƣởng Tin & Dùng 2014 tiếp tục lại là một minh chứng và sự ghi nhận xứng đáng dành cho những nỗ lực không ngừng của Maritime Bank trong lĩnh vực còn rất mới ở thị trƣờng Việt Nam.
Trong hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, phí thu đƣợc chủ yếu là từ phí sử