Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với thanh niên nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 48)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận và phân tích hệ thống, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp chuyên gia; phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp quan sát khoa học, phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, và phƣơng pháp chuyên gia trên cơ sở tham vấn ý kiến Lãnh đạo và cán bộ quản lý Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ; Lãnh đạo, cán bộ Ban Thanh niên Nông thôn TWĐ; BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ; BTV các Huyện, Thị, Thành đoàn; Lãnh đạo Đảng uỷ, chính quyền các xã thị trấn, cán bộ Đoàn thanh niên cấp xã; chủ các cơ sở SXKD đã và đang sử dụng vốn vay QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ.

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Với mục tiêu thu thập số liệu đủ lớn để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. Đề tài phân vùng địa lý các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Phú Thọ, đề tài tiến hành điều tra tổng thể tại 23 Dự án đã và đang sử dựng vốn vay từ QQGVVL kênh TWĐ do Đoàn thanh niên Tỉnh Phú Thọ quản lý. Để thu thập đƣợc các thông tin trên, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra tổng thể. Căn cứ vào thực tế hoạt động cho vay, quản lý QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ. Tác giả điều tra tổng số 23 Dự án SXKD trên địa bàn 13 huyện, thành, thị của tỉnh gồm: Việt Trì,

Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh, Đoan Hùng, Lâm Thao, Thị xã Phú Thọ, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập.

Trong các phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp điều tra phỏng vấn đƣợc thực hiện nhằm thu thập thông tin số liệu thực tế về: Tổng nguồn vốn thực hiện dự án SXKD, vốn tự có, vốn vay, doanh thu, lợi nhuận, số lao động đƣợc tạo việc làm thông qua dự án vốn 120, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức đoàn hội nào, tại sao vay, vay bao nhiêu, đƣợc vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của đối tƣợng vay vốn. Thông qua đó làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn; phân tích, làm rõ ảnh hƣởng về mặt kinh tế - chính trị - xã hội của QQGVVL nói chung và QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ do Tỉnh đoàn Phú Thọ quản lý cho vay nói riêng. Trên phƣơng diện đánh giá của đối tƣợng tín dụng về mức độ đáp ứng nhu cầu, những vấn đề vƣớng mắc, hạn chế của hoạt động tín dụng trọng thời gian qua và nhu cầu của đối tƣợng tín dụng trong thời gian tiếp theo.

Về cách thức thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối với chủ dự án là thanh niên vay vốn điều tra thông qua bảng câu hỏi; phiếu điều tra thu thập thông tin; phỏng vấn trực tiếp lao động đang làm việc tại các dự án (cơ sở SXKD có vay vốn QQGVVL); Lãnh đạo, cán bộ Đoàn thanh niên các cấp: tỉnh, huyện, xã, phƣờng, thị trấn (Địa bàn có Dự án vốn 120 đang hoạt động). Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập đƣợc. Việc xử lý và tổng hợp số liệu đƣợc tiến hành thông qua xắp xếp số liệu theo các nội dung điều tra, phỏng vấn.

2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lƣợng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích đƣợc thu thập từ những nguồn sau:

* Nguồn số liệu thứ cấp:

Những vấn đề lý luận đã đƣợc đúc rút trong các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; Các số liệu thông kê đã đƣợc xuất bản, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; Kết quả các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc công bố trên các báo, tạp chí về hoạt động quản lý, sử dụng QQGVVL của Bộ LĐTB&XH và QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ nói chung và đặc biệt là số liệu về dƣ nợ vốn vay từ QQGVVL vốn kênh TWĐ do Tỉnh đoàn Phú Thọ nhận uỷ thác, quản lý. Nguồn gốc của các tài liệu này đã đƣợc chú thích rõ trong phần “Tài liệu

tham khảo”.

* Nguồn số liệu sơ cấp (sử dụng phương pháp thang đo Likert): Số liệu sơ

+ Điều tra trực tiếp:

* Phiếu điều tra: Trên cơ sở hệ thống các tiêu chí nhận dạng các dự án sử dụng vốn vay QQGVVL nói chung và QQGVVL kênh TWĐ nói riêng, đề tài xây dựng hệ thống các câu hỏi để khai thác đánh giá thực trạng vấn đề quản lý sử dụng QQGVVL, hiệu quả tạo việc làm cho thanh niên nông thôn và những ảnh hƣởng do QQGVVL mang lại trên các phƣơng diện kinh tế, chính trị, xã hội; ảnh hƣởng đến thanh niên nông thôn tỉnh Phú Thọ.

* Cách điều tra: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối với các lĩnh vực cần thiết đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế trên phiếu điều tra đƣợc soạn sẵn. Tác giả điều tra phỏng vấn trực tiếp sau khi ghi phiếu xong đọc lại cho ngƣời nghe để xác nhận lại thông tin. Nếu phát hiện sai sót ngƣời điều tra chỉnh sửa lại số liệu ngay tại thời điểm điều tra.

* Đối tƣợng điều tra:Chủ của 23 dự án sử dụng vốn vay theo chƣơng trình; cán bộ Đoàn chủ chốt (Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phƣơng có Dự án đang triển khai. Dự kiến khảo sát 200 phiếu (gồm chủ các Dự án SXKD do Tỉnh đoàn quản lý: 20 phiếu; Bí thƣ, phó Bí thƣ, Lãnh đạo Ban, đon vị thuộc Tỉnh đoàn: 08 phiếu; Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đoàn thanh niên cấp huyện 26 phiếu; Bí thƣ Đoàn cấp xã: 26 phiếu; lao động đƣợc giải quyết việc làm là thanh tại các Dự án: 100 phiếu hoặc thanh niên địa phƣơng: 20 phiếu). Thông tin đƣợc thu thập gồm những nội dung đã đƣợc xác định trƣớc thông qua bảng hỏi (xây dựng mẫu phiếu khảo sát): Nội dung phỏng vấn về: Nhu cầu vốn; nhu cầu giải quyết việc làm; sự chỉ đạo phối hợp của các cấp các ngành trong vấn đề tạo điều kiện về vốn SXKD… Tác giả thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi đƣợc phỏng vấn thử và hoàn thiện trƣớc khi triển khai khảo sát toàn diện. Thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin, tài liệu

* Công cụ xử lý tài liệu: Sau khi thu thập đầy đủ, tài liệu đƣợc phân loại, sắp

xếp hợp lý theo trình tự thời gian, không gian và đối tƣợng nghiên cứu. Phiếu thu thập thông tin đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Ofice Excel 2007.

* Phương pháp tổng hợp tài liệu: Dùng phƣơng pháp biểu đồ, phƣơng pháp

phân tổ thống kê để tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội

bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân trong thống kê để phân tích.

* Phương pháp phân tổ: Căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành

phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, khác tổ thì khác nhau về tính chất. Phƣơng pháp phân tổ để chọn ra các đơn vị điều tra (sử dụng trong phiếu khảo sát).

* Phương pháp so sánh: Đề tài tập trung sử dụng phƣơng pháp so sánh trong các lĩnh vực sau:

- So sánh biến động các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý, sử dụng QQGVVL nói chung và QQGVVL kênh Trung ƣơng Đoàn nói riêng giai đoạn từ 2011 - 2015.

- So sánh số liệu điều tra thu thập đƣợc với các cuộc điều tra trƣớc đó về một số chỉ tiêu. - So sánh hiện trạng các mặt của việc cho vay, quản lý QQGVVL nguồn vốn kênh Trung ƣơng Đoàn tại Tỉnh đoàn Phú Thọ. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu (thể hiện qua số tuyệt đối hoặc số tƣơng đối), các hiện tƣợng đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, phạm vi tính toán, tính chất tƣơng tự nhau..

* Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian: Sử dụng để nghiên cứu sự

biến động mặt lƣợng của hiện tƣợng kinh tế - chính trị - xã hội biến động theo thời gian. Phƣơng pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian của các chỉ tiêu đƣợc đánh giá qua: Lƣợng tăng (giảm): Tuyệt đối, liên hoàn, định gốc, bình quân; Tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển: định gốc, liên hoàn, bình quân.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của QQGVVL đƣợc xác định dựa trên quan điểm và phƣơng pháp sau:

- QQGVVL là giải pháp mang tính kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh khía cạnh xã hội, tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội của ngƣời lao động trong phạm vi rộng lớn của cả nƣớc. Bộ máy tham gia quản lý điều hành QQGVVL vừa mang tính hành chính vừa mang tính xã hội, tự nguyện, kết hợp giữa quản lý Nhà nƣớc về mặt kinh tế - xã hội, quản lý nhân lực, nguồn lực trong từng phạm vi, đối tƣợng cụ thể, do đó cần phải có quan điểm đánh giá vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể.

- Tính khái quát thể hiện ở chỗ phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn trong tổng thể hoạt động nền kinh tế, trong đó tác động trực tiếp tới một bộ phận yếu thế trong xã hội, có khả năng lao động nhƣng lại không có cơ hội tìm kiếm việc làm, có một phần tƣ liệu sản xuất nhƣng chƣa đủ để cấu thành sản xuất. Hoạt động của nguồn vốn tạo việc làm là tạo ra cơ hội cho tất cả mọi ngƣời trong các điều kiện khác nhau có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình. Do vậy đánh giá hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm là đánh giá đúng hoạt động của nguồn vốn trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội gắn bó chặt chẽ và khăng khít, tác động

qua lại và ảnh hƣởng lẫn nhau trong nền kinh tế. Phải xem xét các yếu tố trong một thể thống nhất với các mặt kinh tế - chính trị - xã hội rộng lớn.

- Tính cụ thể trong đánh giá hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm từ QQGVVL là dựa vào kết quả hoạt động của các dự án tạo việc làm trực tiếp, kết quả sử dụng vốn trong các hoạt động SXKD, ngành nghề đầu tƣ, mức vốn đầu tƣ và khả năng tích luỹ của ngƣời lao động sau chu kỳ vay vốn, khả năng tạo việc làm ổn định của vốn đầu tƣ. Đối với mỗi ngƣời vay khác nhau hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau đó chính là tính đa dạng phong phú trong hiệu quả sử dụng vốn của các con ngƣời cụ thể.

- Phƣơng pháp đánh giá cần dựa trên các yếu tố khách quan về mặt xã hội, trình độ năng lực sản xuất của nhân dân, trong đó có yếu tố chủ quan của bộ máy quản lý điều hành, cơ quan quản lý và trực tiếp tổ chức thực hiện. Cần so sánh giữa các chỉ tiêu tổng hợp với chỉ tiêu cụ thể trong quá trình đánh giá, tuy nhiên không thể nhìn nhận một cách đơn thuần về khía cạnh nào đó của nguồn vốn dẫn đến sự phiến diện trong phƣơng pháp đánh giá. Trong các trƣờng hợp cụ thể để thực hiện chỉ tiêu xã hội, có thể phải bỏ qua chỉ tiêu kinh tế, trƣờng hợp khác cần gắn chặt chỉ tiêu xã hội với chỉ tiêu kinh tế coi đó nhƣ hai mặt không thể tách rời của một vấn đề. Hiệu quả sử dụng vốn và những ảnh hƣởng do Quỹ mạng lại nhƣ tạo việc làm từ Quỹ có thể xem xét trên phƣơng diện xã hội trong bối cảnh cần tạo nhiều chỗ làm việc mới, nhƣng cũng không thể đặt ngoài các chỉ tiêu kinh tế trong bối cảnh không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả đƣợc xem xét từ mặt lƣợng là tạo ra nhiều chỗ làm việc mới ở giai đoạn đầu, sau đó chuyển sang xem xét ở mặt chất tức là tạo ra chỗ làm việc mới phải ổn định, bền vững, phải có chất lƣợng cao và không ngừng nâng cao chất lƣợng về mọi mặt ở giai đoạn sau.

- Đánh giá hiệu quả và ảnh hƣởng về mặt kinh tế do QQGVVL mang lại là đánh giá về mặt định lƣợng đối với các chỉ tiêu về vốn, về lao động, về thu nhập của ngƣời lao động, đánh giá về mặt định tính đối với các chỉ tiêu xã hội nhƣ tăng cƣờng năng lực chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể Nhân dân; năng lục hợp tác các thành phần kinh tế, khuyến khích thanh niên và Nhân dân tham gia bỏ vốn đầu tƣ, khuyến khích các đơn vị cá nhân cùng tham gia giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động trẻ khu vực nông thôn, miền núi, tạo ra một hiệu ứng kép giữa phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm, tiến tới xã hội hoá về giải quyết việc làm, trong đó nguồn lực Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò chủ trƣơng, điều hành và giám sát.

Từ phƣơng pháp và quan điểm đã nêu, hiệu quả của Quỹ đƣợc đánh giá dựa vào hai nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

2.3.1. Chỉ tiêu định tính (Nhóm chỉ tiêu xã hội)

- Các chỉ tiêu phản ánh nhận thức của Nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng trong lĩnh vực giải quyết việc làm.

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên trong lĩnh vực giải quyết việc làm.

- Các chỉ tiêu phản ánh tác động của giải quyết việc làm tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.

- Các chỉ tiêu phản ánh tác động của giải quyết việc làm tới giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

- Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hƣởng về kinh tế - chính trị - xã hội của QQGVVL nói chung và QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ nói riêng đối với thanh niên nông thôn.

- Chỉ tiêu về việc làm:

+ Tỷ lệ thanh niên có việc làm trên dân số: Là phần trăm (%) giữa số ngƣời có việc làm ở độ tuổi đủ từ 15 đến 30 tuổi trở lên trên dân số đủ từ 15 trở lên.

Tỷ lệ thanh niên có

việc làm trên dân số (%) =

Số ngƣời có việc làm từ đủ 15 - 30 tuổi

× 100 Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên

Chỉ tiêu này dùng để đo lƣờng việc làm của thanh niên từ 15 - 30 tuổi . Đặc điểm của dân số từ 15 - 30 tuổi trở lên có tính ổn định cao hơn so với tổng dân số do vậy chỉ tiêu này đƣợc đánh giá là cung cấp thông tin đo lƣờng thực trạng lao động thanh niên tốt hơn chỉ tiêu thất nghiệp.

+ Tỷ lệ thanh niên có việc làm so với lực lƣợng lao động: là phần trăm (%) giữa số ngƣời có việc làm trong lực lƣợng lao động độ tuổi thanh niên trên lực lƣợng lao động.

Tỷ lệ ngƣời có việc làm

trên lực lƣợng lao động (%) =

Số ngƣời đủ 15 - 30 tuổi có việc làm

× 100 Dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với thanh niên nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)