Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với thanh niên nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 101)

5. Kết cấu của Luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

a. Những tồn tại hạn chế

- Cơ chế cho vay; tính ổn định của việc làm và khả năng phát triển của việc làm tạo ra; đáp ứng nhu cầu vốn; quy trình, thủ tục vay vốn; cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành là những tồn tại hạn ché chủ yếu trong quá trình quản lý, cho vay QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ tại tỉnh Phú Thọ:

+ Về cơ chế cho vay: Cơ chế cho vay là toàn bộ những quy định cụ thể về

cách thức tổ chức quản lý, triển khai thực hiện và các nội dung liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn, lãi suất cho vay, thời hạn vay, đối tƣợng vay, mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt và cấp phát tiền vay (giải ngân vốn). Bất cứ một sai sót nào trong cơ chế cũng ảnh hƣớng đến toàn bộ quá trình hoạt động cho vay, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Qua nghiên cứu cơ chế cho vay vốn tạo việc làm cho thấy cơ chế cho vay còn tồn tại một số điểm sau:

+ Mức đầu tư cho một chỗ làm việc thấp:

Thực tế khi điều tra các dự án vay QQGVVL kênh TWĐ tại Tỉnh đoàn Phú Thọ, mức đầu tƣ cho 1 lao động mới tại các chƣơng trình dự án vay QQGVVL kênh TWĐ không quá 20 triệu, so với mặt bằng chung trƣớc đây cao gấp nhiều lần; tuy nhiên so với thời điểm hiện nay thì mức đầu tƣ cho một chỗ làm việc nhƣ vậy là rất thấp. Mức đầu tƣ thấp đồng nghĩa với tổng số vốn vay không cao, trung bình khoảng 100 triệu/01 chƣơng trình dự án. Tổng dƣ nợ của chƣơng trình là trên 2.900 triệu nhƣng xé lẻ cho vay trên 25 chƣơng trình, dự án, kéo theo đó là hiệu quả tập trung nguồn vốn đầu tƣ trên một chƣơng trình dự án chƣa thể đánh giá ở mức cao.

Bảng 3.15. Doanh số cho vay theo loại hình dự án QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ do Tỉnh đoàn Phú Thọ quản lý (Số liệu tính đến ngày 20//3/2015)

Đơn vị: Dự án, người, %, triệu đồng

S

TT Chỉ tiêu

Doanh số cho vay

Tỉ trọng vốn vay (%) Tỉ trọng lao động (%) Mức vay bình quân 1 lao động Số dự án Số vốn (Tr.đ) Thu hút lao động (ngƣời) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Trồng trọt 1 100 5 4,13 3,62 20 2 Chăn nuôi 7 284 15 11,75 10,87 18,93 3 Thƣơng mại dịch vụ 17 2.032,2 118 84,12 85,51 20,48 Tổng cộng 25 2.416,2 138 100,00 100,00 19,80

Trong những năm gần đây, mức vay cho một chỗ làm việc của các dự án vay vốn từ QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ bình quân là 19,8 triệu đồng, trong đó: Mức vay bình quân 01 lao động trong ngành trồng trọt là 20 triệu, Chăn nuôi là 18,93 và Thƣơng mại dịch vụ là 20,48. Mức vay bình quân chung này chiếm khoảng 21,3% mức đầu tƣ cho một chỗ làm việc của các hộ và cơ sở SXKD, đặc biệt ở dự án nhóm hộ chiếm tới gần một nửa mức đầu tƣ cho một chỗ làm việc của dự án, vẫn quá thấp so với tổng nhu cầu vốn thực tế.

+ Thu nhập từ việc làm còn hạn chế: Theo tính toán từ kết quả điều tra 22 dự

án do BTV Tỉnh đoàn đang quản lý cho thấy thu nhập bình quân của một lao động tham gia dự án chỉ đạt ở mức 2.800.000 đồng/tháng; lợi nhuận bình quân của các dự án là 205.268 .000 đồng;% tăng thêm doanh thu sau khi vay vốn 120 của các dự án bình quân là 61,2%; phần trăm tăng thêm lợi nhuận sau khi vay vốn 120 bình quân là 70,3 năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu chỉ đạt mức trên 34 triệu đồng/lao động/ năm, lợi nhuận bình quân tính trên một lao động là 19.806 triệu đồng/năm. Năng suất này so với mặt bằng chung còn thấp.

- Tính ổn định của việc làm và khả năng phát triển của việc làm tạo ra theo dự án cũng còn hạn chế:

+ Chu kỳ vay của các dự án vay vốn từ QQGVVL tối đa không quá 5 năm, đa số các dự án do Tỉnh đoàn Phú Thọ quản lý (63,51) có thời hạn vay vốn từ 36 tháng trở xuống (Bảng 3.16). Mặc dù theo quy định các dự án vay vốn từ QQGVVL có thể đƣợc vay tiếp một chu kỳ nữa, song điều này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngay cả các chủ dự án chƣa thực sự tin tƣởng vào khả năng đƣợc vay tiếp chu kỳ 2 của dự án. Thời hạn vay ngắn có nghĩa là tuổi thọ của dự án ngắn nên kéo theo tính ổn định của số việc làm tạo ra theo dự án cũng bị hạn chế. Đặc biệt có những dự án khảo sát không thể duy trì đƣợc số lao động cũng nhƣ thu nhập của họ trong trƣờng hợp phải hoàn vốn vay và tỷ lệ dự án có đào tạo nghề cho ngƣời lao động cũng nhƣ số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo nghề khi thu hút vào làm việc trong dự án cũng còn thấp.

Bảng 3.16. Thực trạng thời hạn vay vốn từ QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ trong hạn vay do Tỉnh đoàn Phú Thọ đang quản lý

(Tính đến hết ngày 20/03/2015)

Đơn vị: Dự án, %, triệu đồng

Thời hạn vay Số dự án Số vốn vay

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

24 tháng 11 44,00 808,2 31,49

36 tháng 13 52,00 1.630 63,51

Từ 40-60 tháng 01 4,00 128 5,00

Tổng 25 100,00 2.566,2 100,00

(Nguồn: Hoạt động cho vay nguồn vốn 120 của Tỉnh đoàn Phú Thọ, Quý I/2015)

Nhìn chung, chất lƣợng của việc giải quyết việc làm theo các dự án vay vốn từ QQGVVL nói chung còn ở mức khiêm tốn. Nguồn vốn từ kênh TWĐ là rất nhỏ so với nhu cầu vốn của thanh niên tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là đối với thanh niên nông thôn. Chính vì vậy vậy ảnh hƣởng của Quỹ đến tạo việc làm thời gian tới cần phải đƣợc các cấp, các ngành nói chung; BCH TWĐ, BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ đánh giá và quan tâm đúng mức hơn.

Bảng 3.17. Thông tin về các dự án sau khi hoàn trả vốn vay Chỉ tiêu

Nông lâm ngƣ Tiểu thủ

công nghiệp Thƣơng mại, Dịch vụ Chung Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1.Số dự án khảo sát 4 100,00 12 100,00 3 100,00 19 100,00 2.Số dự án duy trì đƣợc số lao động hiện có 3 75,00 11 91,66 2 66,66 16 84,21 3.Số dự án duy trì đƣợc số lao động thu hút mới 3 75,00 11 91,66 3 100,0 17 89,47 4.Số dự án duy trì đƣợc mức thu nhập cho ngƣời lao động hiện có

4 100,00 12 100,00 3 100,00 19 100,00

Nguồn: Điều tra 19 dự án vay vốn từ QQGVVL kênh TWĐ năm 2014 (Ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân và Đô thị - Tỉnh đoàn Phú Thọ)

- Nhu cầu vốn SXKD tạo việc làm lớn song nguồn vốn của QQGVVL nói chung và Quỹ từ nguồn vốn kênh TWĐ nói riêng triển khai tại địa bàn tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế: Qua thực tế hoạt động cho thấy nhu cầu vay vốn tạo việc làm

từ QQGVVL nói chung và các nguồn tín dụng ƣu đãi khác nói riêng cho đối tƣợng thanh niên trong đó chủ yếu là thanh niên nông thôn là rất lớn nhƣng ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ qua kênh TWĐ còn rất hạn chế. Chất lƣợng hoạt động tín dụng còn hạn chế, còn tình trạng cho vay bình quân, phân tán, chia đều, xẻ mỏng; số lƣợng dự án

vay vốn và dƣ nợ bình quân mỗi chƣơng trình dự án đạt thấp (100 triệu đồng/dự án), trong khi các đối tƣợng thụ hƣởng có nhu cầu vay vốn và mức vay lớn mới đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó việc đầu tƣ cho vay QQGVVL từ nguồn vốn địa phƣơng (UBND tỉnh) đối với đối tƣợng là thanh niên hầu nhƣ chƣa có.

Bảng 3.18. Thực trạng nguồn vốn QQGVVL bổ sung hàng năm

Đơn vị tính: Triệu đồng S TT Các hoạt động Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 2014 Ƣớc thực hiện 2015 1 Tổng nguồn Quỹ đến 31/12/2014, ƣớc thực

hiện năm 2015 Triệu đồng 2.468,5 2.468,5 2.718,5 2.916,2 3.216,2 2 Nguồn vốn đƣợc bổ

sung hàng năm Tr. Đồng 0 0 250 200 300

(Nguồn: Báo cáo BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ)

+ Theo báo cáo của BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ từ năm 2011 đến Quý I năm 2015 nguồn vốn bổ sung hàng năm cho QQGVVL là không có (Năm 2011 - 2012); từ năm 2013 có bổ sung 250 triệu, năm 2014: 200 triệu và quý I năm 2015 là 300 triệu. Một thực tế ở đây là nguồn vốn vay QQGVVL kênh TWĐ khi đến hạn đƣợc thu hồi rất tốt, không có tình trạng tồn ngân, nhƣng nguồn vốn bổ sung rất nhỏ hàng năm so với tổng nhu cầu vay vốn có thể nói là quá hạn hẹp. Với nguồn vốn này, Quỹ mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vay vốn của các chủ cơ sở SXKD và hộ gia đình. Nguồn vốn bố trí cho các dự án trong CTMTQG việc làm và dạy nghề chƣa đáp ứng yêu cầu, nhất là vốn đầu tƣ phát triển bổ sung cho QQGVVL.

- Quy trình, thủ tục vay vốn còn phức tạp: Đa số các dự án vay vốn từ

QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ tại Phú Thọ đƣợc khảo sát cho rằng họ gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục vay vốn. Các khó khăn này đều bắt gặp ở hầu hết các khâu của quy trình thủ tục vay vốn. Quy trình thủ tục vay vốn còn phức tạp hơn hệ thống tín dụng ngân hàng là một trong những hạn chế ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng việc làm tạo ra từ các dự án.

+ Lập hồ sơ xin vay vốn: Để vay vốn từ QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ:

Ngoài đơn xin vay vốn ngƣời vay vốn cần phải xây dựng các luận chứng kinh tế kỹ thuật (dự án), điều này không dễ đối với một số chủ dự án đặc biệt là đối với thanh niên ở nông thôn - khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một vấn đề khác là ngay cả đơn xin vay vốn và luận chứng kinh tế (dự án) đƣợc làm theo mẫu quy định song các cán bộ Ngân hàng đôi khi vẫn tỏ ra chƣa hài lòng và cho rằng cách trình bày của ngƣời vay vốn còn thiếu khoa học, rƣờm rà không cần thiết hoặc sai nội dung này, nội dung khác.

+ Vấn đề tài sản thế chấp còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực nông thôn:

Một trong những khó khăn lớn nhất có liên quan đến các điều kiện vay vốn là tài sản thế chấp đối với các cơ sở SXKD với mức vay lớn (trên 100 triệu đồng). Những ngƣời không có sổ đỏ thì không thể vay đƣợc. Việc chứng nhận tài sản thế chấp cũng gặp khó khăn do cơ quan công chứng đòi hỏi chủ dự án phải cung cấp giấy quyết định cho vay mà điều này nằm ngoài trách nhiệm của họ. Các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp bởi vốn ít, nhiều đất đai của hợp tác xã không có sổ đỏ, các tài sản khác thì khó bán đƣợc. Nhƣ vậy, với các quy định về điều kiện thế chấp đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi này đối với đối tƣợng là thanh niên khu vực nông thôn.

+ Quá trình thẩm định và quyết định cho vay nhiều khi còn bị chậm trễ: Về

nguyên tắc đa số các Quyết định tín dụng đối với ngƣời vay của các Ngân hàng thƣơng mại hiện nay đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng ở mức tối đa có thể đƣợc. Chẳng hạn thời gian giải quyết các thủ tục vay vốn trong một tuần đối với ngƣời vay mới hoặc trong một hoặc hai ngày đối với ngƣời vay là khách hàng cũ. Khâu phối hợp thẩm định thƣờng rất tốn thời gian để thu xếp cho họ đến đƣợc doanh nghiệp hoặc những địa chỉ mà chủ dự án đề xuất. Lý do chủ yếu xuất phát từ các cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHCSXH bởi họ không có cán bộ chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Dự án phải trải qua nhiều khâu đoạn, thời gian từ khi xây dựng dự án đến khi nhận đƣợc vốn kéo dài, ngƣời vay phải đi lại mất nhiều thời gian, vật chất, dẫn đến hậu quả lỡ mất thời điểm thuận lợi để đầu tƣ.

Bên cạnh đó, ở nhiều địa phƣơng các cấp chính quyền cơ sở ngại đứng ra ký tín chấp và xác nhận vào hồ sơ dự án, gây khó khăn cho một số cá nhân và tổ chức vay vốn từ chƣơng trình nên việc chỉ đạo và xây dựng ở một số đơn vị vẫn còn chậm. Các Huyện, Thị, Thành đoàn chƣa thực sự quan tâm đến nhu cầu vốn thực tế mà các chủ dự án xin vay để kiến nghị đề xuất với các cấp, các ngành; chủ yếu khi gặp gỡ, chia sẻ với thanh niên các cấp bộ Đoàn đều cho rằng bởi nguồn vay hạn chế.

+ Tiến độ giải ngân: Với lƣợng vốn tồn ngân không nhiều và trong thời gian

vài tháng nhƣng sự chậm trễ này vẫn gây lãng phí giá trị sử dụng vốn trong khi các chủ cơ sở SXKD cần vốn từng ngày, cơ hội SXKD cũng không có nhiều. Chậm trễ xảy ra ở khâu thẩm định của một số cơ quan Huyện đoàn và PGD NHCSXH cấp huyện. Có một số chƣơng trình dự án khi triển khai thẩm định cho vay Chi nhánh NHCSXH chƣa thực sự làm tốt công tác phối hợp với tổ chức Đoàn và chính quyền địa phƣơng trong công tác thẩm định dẫn đến chậm trễ.

Nhƣ vậy, tốc độ giải ngân vốn vay trong thời gian qua nhanh hay chậm không phải do nguồn vốn nhiều hay ít mà chủ yếu do một số nhân tố khách quan và sự bất hợp lý về cơ chế cho vay. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế,

nhu cầu vay vốn cho sản xuất tăng nhanh thì việc đẩy mạnh công tác giải ngân, giảm tỷ lệ vốn tồn đọng là một yêu cầu cần thiết.

- Về cơ cấu cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay: Trong những năm trƣớc đây do vận dụng Hƣớng dẫn số 2539/NHCSXH-TD ngày 16/9/2008 NHCSXH các địa phƣơng trong tỉnh luôn có xu hƣớng tạo khuôn mẫu ép các cấp bộ Đoàn trong tỉnh dùng vốn QQGVVL kênh TWĐ cho vay theo hộ và phụ thuộc vào các tổ TK&VV, điều này gây bất lợi cho thanh niên vì: Không có đủ lƣợng vốn cần thiết cho vay, không đảm bảo điều kiện về vốn vay để tạo lập những mô hình điểm cho thanh niên các địa phƣơng học tập, rút kinh nghiệm; lƣợng vốn quá nhỏ lẻ, phân kỳ nợ mạnh mún khó quản lý, điều hành và sử dụng cho vay tiếp theo liên tục nguồn vốn. Những hệ lụy vẫn còn tồn đọng đến giai đoạn hiện nay, cho vay theo nhóm hộ, chủ yếu đầu tƣ vào những chƣơng trình, dự án nhỏ lẻ dễ phát sinh rủi ro, thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác cho vay theo hộ gia đình (món vay nhỏ lẻ dƣới 20 triệu đồng) hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp vì: Chỉ có tác dụng tiết kiệm thời gian nông nhàn không có điều kiện thay đổi thiết bị, công nghệ mới tạo ra việc làm mới và sản phẩm mới. Khuyến khích tƣ duy truyền thống làm ăn nhỏ lẻ, phân tán, ngƣời vay thiếu tự tin giống nhƣ quan điểm, cách nghĩ, cách làm của hộ nghèo. Mặt khác với tổng lƣợng vốn QQGVVL không nhiều nên khi tiến hành cho vay dàn trải theo hộ gia đình nghèo, dễ nảy sinh tâm lý ngƣời dân nói chung và thanh niên khu vực nông thôn nói riêng hiểu nhầm QQGVVL cũng nhƣ vốn hỗ trợ hộ nghèo nên xin ra hạn tùy tiện khi đến hạn hoặc chây ì khi trả nợ.

Hiệu quả sử dụng vốn vay từ QQGVVL chƣa thực sự cao, mục tiêu tạo việc làm từ QQGVVL so với kế hoạch còn hạn chế; do nguồn kinh phí bổ sung thấp trong khi cơ chế cho vay còn nhiều bất cập; một số địa phƣơng chƣa thực hiện đúng quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án, kiểm tra sử dụng vốn vay, có dự án sử dụng không đúng mục đích. Hiện nay, việc thu hồi vốn ở các huyện hiện đang gặp nhiều khó khăn do thời hạn cho vay ngắn ảnh hƣởng đến việc chăn nuôi, SXKD do các hộ chƣa kịp quay vòng vốn hoặc có những hộ chăn nuôi bị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với thanh niên nông thôn tỉnh phú thọ (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)