5. Kết cấu của Luận văn
4.3.2. Điều chỉnh một số chỉ tiêu cho vay vốn
Cho vay hỗ trợ việc làm từ QQGVVL nói chung và Quỹ từ nguồn vốn kênh TWĐ nói riêng chính là hình thức tín dụng tài trợ của Nhà nƣớc nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân, cơ sở SXKD, hộ gia đình trong đó có đối tƣợng là thanh niên khu vực nông thon tỉnh Phú Thọ vay vốn giải quyết việc làm. Mức độ khuyến khích, ƣu đãi ra sao phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế xác định lãi suất, thời hạn mức vay và một số tiêu chí khác. Để hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay đạt kết quả cao hơn trong giai đoạn 2015 - 2020, cần phải điều chỉnh một số chỉ tiêu trên theo hƣớng hợp lý và linh hoạt hơn. Cụ thể:
+ Về đối tượng được vay vốn: Trong gian tới, đối tƣợng vay vốn QQGVVL
kênh TWĐ cần tiếp tục đƣợc các cấp bộ Đoàn nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh để phù hợp hơn với tính chất, mục đích giải quyết việc làm, khuyến khích cho vay các dự án có mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao thu hút giải quyết việc làm cho nhiều lao động thanh niên, nhất là thanh niên khu vực nông thôn. BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ cần đề xuất thêm ngân sách từ QQGVVL nguồn vốn UBND tỉnh để tập trung chỉ đạo thí điểm một số dự án vùng, làng nghề, HTX thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp... từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó, cần xây dựng những quy định chặt chẽ đối với đối tƣợng vay là hộ kinh doanh, dịch vụ thƣơng mại có biện pháp giám sát số lƣợng lao động thu hút thêm của đối tƣợng này.
+ Về thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay vốn trƣớc đây là 12, 24 và 36 tháng nay đã đƣợc mở rộng đến 60 tháng (5 năm). Nhƣ vậy là thời hạn vay vốn đã đƣợc mở rộng hơn trƣớc. Việc xác định thời hạn vay căn cứ vào chu kỳ sinh trƣởng, phát triển của từng loại cây con, đặc điểm SXKD của từng ngành. Thực tế hoạt động cho vay vốn QQGVVL kênh TWĐ tại tỉnh Phú Thọ thời gian qua đã kiểm
chứng tính thích hợp của thời hạn cho vay: phần lớn chủ dự án hoàn đƣợc vốn do thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất.
+ Về lãi suất cho vay: Trƣớc đây sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất, đối với
QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ: Lãi suất cho vay chung là 0,65%/tháng; riêng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa là 0,6%/tháng. Tuy nhiên theo Quyết định điều chỉnh lãi suất của Thủ tƣớng Chính phủ từ ngày 05/6/2015, lãi suất cho vay QQGVVL là 6,6%/năm (0,55%/tháng). So với thời kỳ trƣớc, đây là mức lãi suất thấp đƣợc điều chỉnh trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) quy định và lãi suất của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Xét về tính chất ƣu đãi thì mức lãi suất nhƣ vậy khá phù hợp, nhƣng nếu đánh giá về tính linh hoạt và khả năng đảm bảo công bằng cho các đối tƣợng vay vốn ở các thời điểm khác nhau thì cơ chế lãi suất thỏa thuận của các NHTM thay đổi thƣờng xuyên, mà việc quy định lãi suất cho vay vốn của QQGVVL lại đƣợc ban hành dƣới dạng văn bản, sau khi có sự thảo luận, nhất trí của liên Bộ, Thủ tƣớng Chính Phủ ra Quyết định. Do đó, khi mức lãi suất mới có hiệu lực thi hành thì lãi suất thị trƣờng đã thay đổi làm ảnh hƣởng đến tính chất ƣu đãi của chƣơng trình, đẩy một số chƣơng trình, dự án sang vay vốn theo kênh ngân hàng. Mặt khác, cùng một thời hạn vay hoặc đối tƣợng ƣu tiên nhƣng tại các thời điểm khác nhau, vốn vay phải chịu mức lãi suất chênh lệch cao thấp khác nhau, tạo sự lúng túng hoặc trông chờ vào sự sụt giảm lãi suất ở các chủ dự án, vô hình trung không khuyến khích họ tích cực chủ động lập phƣơng án SXKD. Vì vậy, sau khi vốn đƣợc thu hồi, NHCSXH cũng nhƣ tổ chức Đoàn cấp tỉnh đƣợc uỷ thác rất khó tập hợp đƣợc dự án gối đầu, giảm khả năng quay vòng dễ gây tồn đọng vốn.
Một vấn đề cần bàn nữa là việc đánh giá lãi suất thực tế của vốn vay. Thực chất, lãi suất cho vay là một loại chi phí cho việc vay vốn. Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM nhƣng thời gian vốn đến tay ngƣời sử dụng kéo dài sẽ làm tăng chi phí cơ hội của các dự án, thậm chí mức chi phí này khi tổng hợp với tiền lãi phải trả có thể cao hơn chi phí cho việc vay vốn của các NHTM. Giải pháp đặt ra là nên xác định lãi suất cho vay QQGVVL theo hƣớng: Quy định một tỷ lệ nhất định giữa lãi suất NHTM với lãi suất ƣu đãi cho vay vốn QQGVVL, chẳng hạn quy định lãi suất ƣu đãi vốn QQGVVL bằng 50% lãi suất tham khảo của NHTM. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu để đƣa ra một mức lãi suất cho thời điểm hoặc một giai đoạn nào đó sẽ cập nhật kịp thời hơn, tạo sự chủ động cho ngƣời vay vốn khi tính toán khả năng SXKD vì chủ các dự án vay vốn QQGVVL có thể tính toán đƣợc mức lãi suất vay vốn trên cơ sở theo dõi sự điều chỉnh biến động của lãi suất thị trƣờng.
Đồng thời với đó, cần có một cơ chế linh hoạt hơn về mức lãi suất quá hạn, trong báo cáo của TWĐ có thời điểm đề nghị tăng lãi suất nợ quá hạn từ mức 100% lên 200% là chƣa thực sự phù hợp thực tế. Việc đƣa ra một mức lãi suất quá hạn phải có tác dụng kích thích chủ dự án đã quá hạn nhanh chóng tìm biện pháp trả nợ
vốn vay, nếu cứng nhắc thì vô hình trung chúng ta đẩy mọt số chủ dự án vào thế khó không lối thoát, tạo tâm lý chây ì.
+ Về mức vốn vay:
Thực tế hiện nay mức vốn cho vay bình quân trên một chỗ làm việc hiện nay là 15 -18 triệu đồng, trong khi mức tối đa quy định không quá 20 triệu đồng cho một chỗ làm việc. Trong những năm tới, khoa học công nghệ phát triển, các dự án muốn tồn tại đƣợc hoặc mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động thì cần phải đầu tƣ nhiều hơn vào việc mua sắm máy móc thiết bị, sửa chữa nhà xƣởng; các trang trại chăn nuôi phải điều chỉnh quy mô chuồng trại, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi khi thị trƣờng hội nhập quốc tế, yêu cầu cạnh tranh cao. Khoản đầu tƣ vào hoạt động này khá lớn, nhất là đối với hộ kinh doanh và các dự án chăn nuôi lớn. Do đó, trong tƣơng lai cần nâng dần mức vốn cho vay tối đa trên một chỗ làm việc khoảng 50 - 70 triệu đồng, cộng với vốn đối ứng của ngƣời vay vốn sẽ đƣợc một khoản đầu tƣ hợp lý đảm bảo hiệu quả SXKD giữ ổn định và tạo đà phát triển cho các chƣơng trình, dự án.