5. Kết cấu của Luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của QQGVVL đƣợc xác định dựa trên quan điểm và phƣơng pháp sau:
- QQGVVL là giải pháp mang tính kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh khía cạnh xã hội, tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội của ngƣời lao động trong phạm vi rộng lớn của cả nƣớc. Bộ máy tham gia quản lý điều hành QQGVVL vừa mang tính hành chính vừa mang tính xã hội, tự nguyện, kết hợp giữa quản lý Nhà nƣớc về mặt kinh tế - xã hội, quản lý nhân lực, nguồn lực trong từng phạm vi, đối tƣợng cụ thể, do đó cần phải có quan điểm đánh giá vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể.
- Tính khái quát thể hiện ở chỗ phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn trong tổng thể hoạt động nền kinh tế, trong đó tác động trực tiếp tới một bộ phận yếu thế trong xã hội, có khả năng lao động nhƣng lại không có cơ hội tìm kiếm việc làm, có một phần tƣ liệu sản xuất nhƣng chƣa đủ để cấu thành sản xuất. Hoạt động của nguồn vốn tạo việc làm là tạo ra cơ hội cho tất cả mọi ngƣời trong các điều kiện khác nhau có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình. Do vậy đánh giá hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm là đánh giá đúng hoạt động của nguồn vốn trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội gắn bó chặt chẽ và khăng khít, tác động
qua lại và ảnh hƣởng lẫn nhau trong nền kinh tế. Phải xem xét các yếu tố trong một thể thống nhất với các mặt kinh tế - chính trị - xã hội rộng lớn.
- Tính cụ thể trong đánh giá hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm từ QQGVVL là dựa vào kết quả hoạt động của các dự án tạo việc làm trực tiếp, kết quả sử dụng vốn trong các hoạt động SXKD, ngành nghề đầu tƣ, mức vốn đầu tƣ và khả năng tích luỹ của ngƣời lao động sau chu kỳ vay vốn, khả năng tạo việc làm ổn định của vốn đầu tƣ. Đối với mỗi ngƣời vay khác nhau hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau đó chính là tính đa dạng phong phú trong hiệu quả sử dụng vốn của các con ngƣời cụ thể.
- Phƣơng pháp đánh giá cần dựa trên các yếu tố khách quan về mặt xã hội, trình độ năng lực sản xuất của nhân dân, trong đó có yếu tố chủ quan của bộ máy quản lý điều hành, cơ quan quản lý và trực tiếp tổ chức thực hiện. Cần so sánh giữa các chỉ tiêu tổng hợp với chỉ tiêu cụ thể trong quá trình đánh giá, tuy nhiên không thể nhìn nhận một cách đơn thuần về khía cạnh nào đó của nguồn vốn dẫn đến sự phiến diện trong phƣơng pháp đánh giá. Trong các trƣờng hợp cụ thể để thực hiện chỉ tiêu xã hội, có thể phải bỏ qua chỉ tiêu kinh tế, trƣờng hợp khác cần gắn chặt chỉ tiêu xã hội với chỉ tiêu kinh tế coi đó nhƣ hai mặt không thể tách rời của một vấn đề. Hiệu quả sử dụng vốn và những ảnh hƣởng do Quỹ mạng lại nhƣ tạo việc làm từ Quỹ có thể xem xét trên phƣơng diện xã hội trong bối cảnh cần tạo nhiều chỗ làm việc mới, nhƣng cũng không thể đặt ngoài các chỉ tiêu kinh tế trong bối cảnh không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả đƣợc xem xét từ mặt lƣợng là tạo ra nhiều chỗ làm việc mới ở giai đoạn đầu, sau đó chuyển sang xem xét ở mặt chất tức là tạo ra chỗ làm việc mới phải ổn định, bền vững, phải có chất lƣợng cao và không ngừng nâng cao chất lƣợng về mọi mặt ở giai đoạn sau.
- Đánh giá hiệu quả và ảnh hƣởng về mặt kinh tế do QQGVVL mang lại là đánh giá về mặt định lƣợng đối với các chỉ tiêu về vốn, về lao động, về thu nhập của ngƣời lao động, đánh giá về mặt định tính đối với các chỉ tiêu xã hội nhƣ tăng cƣờng năng lực chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể Nhân dân; năng lục hợp tác các thành phần kinh tế, khuyến khích thanh niên và Nhân dân tham gia bỏ vốn đầu tƣ, khuyến khích các đơn vị cá nhân cùng tham gia giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động trẻ khu vực nông thôn, miền núi, tạo ra một hiệu ứng kép giữa phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm, tiến tới xã hội hoá về giải quyết việc làm, trong đó nguồn lực Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò chủ trƣơng, điều hành và giám sát.
Từ phƣơng pháp và quan điểm đã nêu, hiệu quả của Quỹ đƣợc đánh giá dựa vào hai nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: