5. Kết cấu của Luận văn
3.4. Đánh giá chung
3.4.1. Những kết quả đạt được
a. Kết quả đạt đƣợc
- Quỹ góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải quyết việc làm:
Qũy QGVVL nguồn vốn kênh TWĐ, BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ đã phối hợp tốt với Chi nhánh NHCSXH tỉnh triển khai cho vay, quản lý sử dụng có hiệu quả cao. Đến tháng 3/2015, nguồn vốn 120 TWĐ uỷ thác cho Tỉnh đoàn Phú Thọ quản lý là 2.916,2 triệu đồng với tổng cộng 25 dự án đang hoạt động, lĩnh vực Nông, Lâm, Ngƣ Nghiệp với 08 dự án với số tiền là 384 triệu đồng giải quyết cho trên 150
lao động thƣờng xuyên và mùa vụ; lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ có 17 dự án với số tiền là 2.032,2 triệu đồng giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động thanh niên nông thôn. Tính chung các chƣơng trình dự án hết hạn và trong hạn vay QQGVVL nguồn vốn TWĐ từ năm 2011 đến nay nguồn vốn vay 120 đã tạo điều kiện cho trên 2.500 lƣợt ĐVTN có việc làm và thu nhập ổn định, trong đó lao động thanh niên nông thôn chiếm 70%; nữ thanh chiếm khoảng 35% tổng số lao động thu hút.
- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: QQGVVL nguồn vốn kênh
TWĐ đã có ảnh hƣởng quan trọng trên nhiều phƣơng diện đối với lực lƣợng thanh niên nông thôn của tỉnh Phú Thọ: Từ số lƣợng công việc mới, lao động mới đến sản phẩm hàng hoá đƣợc tạo ra mang tính bền vững. Quỹ QGVVL đã tác động và từng bƣớc làm thay đổi tập quán canh tác của cƣ dân nông thôn, xoá đƣợc tình trạng độc canh lâu đời, sản xuất manh mún; đã và đang hình thành các tổ chức sản xuất tập thể một cách tự nguyện đa dạng và phong phú; giúp cấp ủy, chính quyền các địa phƣơng, các hộ gia đình và toàn xã hội tin tƣởng hơn vào khả năng làm kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên. Hình thành các Câu lạc bộ, Tổ nhóm, Hợp tác xã thanh niên giúp nhau làm ăn, phát triển kinh tế. Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm dần, tăng đều hàng năm tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, cùng với đó là sự giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần túy và tăng tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn vào làm việc trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ ở nông thôn.
- Doanh thu của người vay vốn và thu nhập của người lao động làm việc
tại các dự án tăng lên đáng kể: Đại bộ phận chủ các dự án vay vốn đều sử dụng có
hiệu quả đồng vốn, tăng doanh thu sau khi đầu tƣ vốn vào SXKD. Cùng với đó là việc tăng điều kiện thực tế để cải thiện đời sống; tăng lƣơng đảm bảo với mặt bằng chung của xã hội cho số lao động hiện có. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo tại các địa phƣơng; nhiều thanh niên vƣơn lên làm giàu chính đáng. Bình quân thu nhập tăng thêm từ 100.000đ đến 200.000đ/ngƣời/tháng, có ngƣời có mức thu nhập tăng thêm 300.000đ đến 500.000đ/ngƣời/tháng. Nhiều chƣơng trình dự án đã góp phần thu hút và tăng thu nhập cho ngƣời lao động ở nông thôn trong thời gian nông nhàn, rảnh rỗi mùa vụ.
- Tỷ lệ thu hồi vốn đạt cao, Do quy định của TWĐ về đối tƣợng vay vốn hạn chế đối tƣợng là hộ nghèo, nhóm hộ nên các chủ các chƣơng trình, dự án vay QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ đa số là những ngƣời có điều kiện đảm bảo khả năng vay, hoàn trả vốn. Khi đƣợc vay vốn đồng vốn đƣợc chủ cơ sở SXKD sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn đến hạn trả đạt rất cao, tỷ lệ rủi ro thấp: vốn đến hạn trả, trả đúng hạn đạt 97%. Đây là tỷ lệ thu hồi vốn cao nhất trong số các loại hình tín dụng ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức của thanh niên và Nhân dân khu vực nông thôn và của toàn xã hội về việc làm. Từ thực trạng trƣớc đây số
đông thanh niên nông thôn chƣa đƣợc đào tạo trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, thiếu tính chủ động trông chờ vào các chỉ tiêu tuyển dụng vào các xí nghiệp, cơ quan của Nhà nƣớc. Khi có vốn vay từ QQGVVL nguồn vốn TWĐ và các nguồn tín dụng ƣu đãi khác cho đến nay, thanh niên nông thôn và ngƣời dân lao động tại khu vực nông thôn cả nƣớc nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng đã thực sự thông hiểu và sẵn sàng chấp nhận một thực tế: Thanh niên tự tìm kiếm và tạo việc làm là chính, không thụ động trông chờ vào Nhà nƣớc. Nguồn vốn vay tạo cơ sở, niềm tin và động lực thúc đẩy họ năng động, sáng tạo tự tạo việc làm cho mình và thu hút những lao động thanh niên khác tại địa phƣơng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế, cho các địa phƣơng, đơn vị.
- Đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Việc cho vay QQGVVL gắn liền với
các chƣơng trình mục tiêu, trong đó hiện nay chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang là chƣơng trình chiến lƣợc của Đảng, Nhà nƣớc ta với mục tiêu cụ thể, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; đặc biệt là lực lƣợng lao động trẻ có mặt hiện tại khu vực nông thôn. Thực tế do nhu cầu tìm kiếm việc làm nên số lao động trẻ hiện có ở nông thôn không đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng nông thôn mới; 60 - 70% thanh niên ở các xã, thị trấn đi làm ăn xa tại các tỉnh thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu lực lƣợng lao động. Việc cho vay QQGVVL đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chƣơng trình phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại khu vực nông thôn; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Chƣơng trình xây dựng và phát triển các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung và các chƣơng trình, dự án, các khâu đột phá của tỉnh, huyện về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống của thanh niên nói riêng và ngƣời lao động nói chung.
- Góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp bộ Đoàn
từ tỉnh đến cơ sở. Vốn vay QQGVVL kênh TWĐ đƣợc bảo lãnh, tín chấp, đƣợc
hƣớng dẫn cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Tổ chức mang lại những quyền lợi trực tiếp và thiết thực cho ĐVTN, hội viên Hội liên hiệp thanh niên, giúp họ tự tin tham gia sinh hoạt và gắn bó với tổ chức Đoàn, Hội. Nhiều dự án đạt hiệu quả cao trở thành mô hình điểm để các cấp bộ Đoàn tổ chức học tập, nhân lên diện rộng. Từ đó góp phần quan trọng đƣa công tác Đoàn và phong trào TTN của tỉnh Phú Thọ từ tỉnh đến cơ sở không ngừng đƣợc củng cố, nâng cao chất lƣợng về mọi mặt, phát triển vững mạnh.
b. Nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc:
Bảng 3.14. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế của Chƣơng trình cho vay QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ
Tổng số hộ trả lời
1 2 3 4 5 TB
1. Về môi trƣờng luật pháp và cơ chế chính sách
1.1. Mức độ đầy đủ của các văn bản pháp luật 90 2 3 5 10 70 4.58 1.2. Mức độ đồng bộ của các văn bản pháp luật 85 4 2 6 11 62 4.47 1.3. Mức độ đầy đủ của cơ chế chính sách 88 2 1 4 12 69 4.65 1.4. Mức độ hợp lý của cơ chế chính sách 91 2 1 5 13 70 4.63
2. Về tổ chức quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng
2.1. Các quy định vay vốn là đầy đủ và rõ ràng 101 4 97 4.96 2.2. Mức độ rõ ràng trong việc hƣớng dẫn vay vốn 99 1 3 95 4.95 2.3. Mức độ đơn giản của thủ tục vay vốn 93 3 1 3 86 4.82
3. Năng lực trình độ, thái độ của đội ngũ cán bộ Ngân hàng
3.1. Mức độ chính xác trong hƣớng dẫn thực hiện
giao dịch cho vay và trả nợ 102 3 99 4.97
3.2. Tinh thần thái độ phục vụ khách hàng 97 1 3 93 4.95
4. Sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức Đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách
4.1. Mức độ quan tâm ủng hộ của chính quyền vào
chƣơng trình vay vốn QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ 99 3 8 88 4.86 4.2. Mức độ quan tâm, tham gia của các đoàn thể
vào chƣơng trình tín dụng QQGVVL 95 2 3 7 5 78 4.62
5. Việc sử dụng vốn của ngƣời vay vốn
5.1. Mức độ sử dụng đúng mục đích 96 2 2 2 2 88 4.79 5.2. Mức độ sử dụng có hiệu quả 91 2 1 3 7 78 4.74 5.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu đầu tƣ SXKD 96 7 3 7 13 66 4.33
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả. Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là cao nhất)
- Thứ nhất là nhờ có môi trƣờng luật pháp tốt và cơ chế chính sách về việc cho vay QQGVVL thông thoáng, đồng bộ, khoa học từ Trung ƣơng đến cấp cơ sở. Từ mức độ đầy đủ, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật về việc cho vay, quản
lý, sử dụng và thu hồi vốn đến mức độ đầy đủ, đồng bộ của các cơ chế, chính sách của Chính phủ đến chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn.
- Thứ hai là do có tổ chức chặt chẽ của Chi nhánh NHCSXH tỉnh và các PGD cấp huyện với đội ngũ cán bộ, công nhân viên với trình độ quản lý tín dụng chuyên nghiệp; luôn nhiệt tình, trách nhiệm cao, thân thiện và am hiểu về đối tƣợng vay vốn.
- Thứ ba là có sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa tổ chức Đoàn thanh niên của tỉnh với Chi nhánh NHCSXH; sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp chính quyền và đoàn thể khác.
- Thứ tƣ là do nguồn vốn đƣợc thanh niên vay và sử dung đúng mục đích, đầu tƣ có hiệu quả, trong quá trình sử dụng vốn đã thƣờng xuyên áp dụng các tiến bộ KHKT, tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế…
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
a. Những tồn tại hạn chế
- Cơ chế cho vay; tính ổn định của việc làm và khả năng phát triển của việc làm tạo ra; đáp ứng nhu cầu vốn; quy trình, thủ tục vay vốn; cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành là những tồn tại hạn ché chủ yếu trong quá trình quản lý, cho vay QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ tại tỉnh Phú Thọ:
+ Về cơ chế cho vay: Cơ chế cho vay là toàn bộ những quy định cụ thể về
cách thức tổ chức quản lý, triển khai thực hiện và các nội dung liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn, lãi suất cho vay, thời hạn vay, đối tƣợng vay, mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt và cấp phát tiền vay (giải ngân vốn). Bất cứ một sai sót nào trong cơ chế cũng ảnh hƣớng đến toàn bộ quá trình hoạt động cho vay, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Qua nghiên cứu cơ chế cho vay vốn tạo việc làm cho thấy cơ chế cho vay còn tồn tại một số điểm sau:
+ Mức đầu tư cho một chỗ làm việc thấp:
Thực tế khi điều tra các dự án vay QQGVVL kênh TWĐ tại Tỉnh đoàn Phú Thọ, mức đầu tƣ cho 1 lao động mới tại các chƣơng trình dự án vay QQGVVL kênh TWĐ không quá 20 triệu, so với mặt bằng chung trƣớc đây cao gấp nhiều lần; tuy nhiên so với thời điểm hiện nay thì mức đầu tƣ cho một chỗ làm việc nhƣ vậy là rất thấp. Mức đầu tƣ thấp đồng nghĩa với tổng số vốn vay không cao, trung bình khoảng 100 triệu/01 chƣơng trình dự án. Tổng dƣ nợ của chƣơng trình là trên 2.900 triệu nhƣng xé lẻ cho vay trên 25 chƣơng trình, dự án, kéo theo đó là hiệu quả tập trung nguồn vốn đầu tƣ trên một chƣơng trình dự án chƣa thể đánh giá ở mức cao.
Bảng 3.15. Doanh số cho vay theo loại hình dự án QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ do Tỉnh đoàn Phú Thọ quản lý (Số liệu tính đến ngày 20//3/2015)
Đơn vị: Dự án, người, %, triệu đồng
S
TT Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Tỉ trọng vốn vay (%) Tỉ trọng lao động (%) Mức vay bình quân 1 lao động Số dự án Số vốn (Tr.đ) Thu hút lao động (ngƣời) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Trồng trọt 1 100 5 4,13 3,62 20 2 Chăn nuôi 7 284 15 11,75 10,87 18,93 3 Thƣơng mại dịch vụ 17 2.032,2 118 84,12 85,51 20,48 Tổng cộng 25 2.416,2 138 100,00 100,00 19,80
Trong những năm gần đây, mức vay cho một chỗ làm việc của các dự án vay vốn từ QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ bình quân là 19,8 triệu đồng, trong đó: Mức vay bình quân 01 lao động trong ngành trồng trọt là 20 triệu, Chăn nuôi là 18,93 và Thƣơng mại dịch vụ là 20,48. Mức vay bình quân chung này chiếm khoảng 21,3% mức đầu tƣ cho một chỗ làm việc của các hộ và cơ sở SXKD, đặc biệt ở dự án nhóm hộ chiếm tới gần một nửa mức đầu tƣ cho một chỗ làm việc của dự án, vẫn quá thấp so với tổng nhu cầu vốn thực tế.
+ Thu nhập từ việc làm còn hạn chế: Theo tính toán từ kết quả điều tra 22 dự
án do BTV Tỉnh đoàn đang quản lý cho thấy thu nhập bình quân của một lao động tham gia dự án chỉ đạt ở mức 2.800.000 đồng/tháng; lợi nhuận bình quân của các dự án là 205.268 .000 đồng;% tăng thêm doanh thu sau khi vay vốn 120 của các dự án bình quân là 61,2%; phần trăm tăng thêm lợi nhuận sau khi vay vốn 120 bình quân là 70,3 năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu chỉ đạt mức trên 34 triệu đồng/lao động/ năm, lợi nhuận bình quân tính trên một lao động là 19.806 triệu đồng/năm. Năng suất này so với mặt bằng chung còn thấp.
- Tính ổn định của việc làm và khả năng phát triển của việc làm tạo ra theo dự án cũng còn hạn chế:
+ Chu kỳ vay của các dự án vay vốn từ QQGVVL tối đa không quá 5 năm, đa số các dự án do Tỉnh đoàn Phú Thọ quản lý (63,51) có thời hạn vay vốn từ 36 tháng trở xuống (Bảng 3.16). Mặc dù theo quy định các dự án vay vốn từ QQGVVL có thể đƣợc vay tiếp một chu kỳ nữa, song điều này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngay cả các chủ dự án chƣa thực sự tin tƣởng vào khả năng đƣợc vay tiếp chu kỳ 2 của dự án. Thời hạn vay ngắn có nghĩa là tuổi thọ của dự án ngắn nên kéo theo tính ổn định của số việc làm tạo ra theo dự án cũng bị hạn chế. Đặc biệt có những dự án khảo sát không thể duy trì đƣợc số lao động cũng nhƣ thu nhập của họ trong trƣờng hợp phải hoàn vốn vay và tỷ lệ dự án có đào tạo nghề cho ngƣời lao động cũng nhƣ số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo nghề khi thu hút vào làm việc trong dự án cũng còn thấp.
Bảng 3.16. Thực trạng thời hạn vay vốn từ QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ trong hạn vay do Tỉnh đoàn Phú Thọ đang quản lý
(Tính đến hết ngày 20/03/2015)
Đơn vị: Dự án, %, triệu đồng
Thời hạn vay Số dự án Số vốn vay
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
24 tháng 11 44,00 808,2 31,49
36 tháng 13 52,00 1.630 63,51
Từ 40-60 tháng 01 4,00 128 5,00
Tổng 25 100,00 2.566,2 100,00
(Nguồn: Hoạt động cho vay nguồn vốn 120 của Tỉnh đoàn Phú Thọ, Quý I/2015)
Nhìn chung, chất lƣợng của việc giải quyết việc làm theo các dự án vay vốn từ QQGVVL nói chung còn ở mức khiêm tốn. Nguồn vốn từ kênh TWĐ là rất nhỏ so với nhu cầu vốn của thanh niên tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là đối với thanh niên nông thôn. Chính vì vậy vậy ảnh hƣởng của Quỹ đến tạo việc làm thời gian tới cần phải đƣợc các cấp, các ngành nói chung; BCH TWĐ, BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ đánh giá