5. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Kết quả triển khai QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ nói chung
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ giai đoạn 2006 - 2009 trên địa bàn toàn quốc
S
TT Nội dung Năm
2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1
Nguồn vốn đƣợc bổ sung, trong đó: 3.000 2.000 1.500 3.500 -Ngân sách Trung ƣơng (triệu đồng) 3.000 2.000 1.500 3.500
-Ngân sách địa phƣơng (triệu đồng) 0 0 0 0
2 Hạn mức cho vay (triệu đồng) 46.314 48.314 49.814 53.314 3 Số vốn đã cho vay trong năm (doanh số
cho vay) (triệu đồng)
42.203 44.538 41.281 46.500
4
Số dự án đã cho vay, trong đó: 433 452 635 720 -Số dự án cho cơ sở SXKD, DN vừa và nhỏ 127 151 192 230
-Số dự án cho hộ gia đình 306 301 443 490
5 Số lao động đƣợc giải quyết việc làm thông qua quỹ (ngƣời)
5.289 5.267 6.513 5.200
6 Vốn tồn chƣa giải ngân (triệu đồng) 2.037 3.014 5.258 2.500 7 Tỷ lệ vốn tồn (triệu đồng) 4.400 6.200 11.000 5.000 8 Vốn nợ quá hạn (triệu đồng) 2.074 2.918 2.874 2.000 9 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4.500 6.000 6.000 4.000 10 Số dự án bị rủi ro (dự án) 127 127 129 135 11 Số vốn bị rủi ro (triệu đồng) 1.781 1.781 1.807 949 12 Số vốn đã xóa nợ (triệu đồng) 0 0 0 858 13 Số dự án đã xóa nợ (triệu đồng) 0 0 0 51
(Nguồn: Báo cáo số: 133-BC/TWĐTN ngày 13/10/2009)
+ Năm 2009, hạn mức cho vay kênh TWĐ là 53.314 triệu đồng. Mức vay bình quân cho một lao động đƣợc giải quyết việc làm đã tăng lên từ 7,98 triệu đồng/ngƣời năm 2006 lên 8,8 triệu đồng/ngƣời 9 tháng đầu năm 2009, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.
+ Đến năm 2012 tổng mức cho vay là hơn 63 tỷ đồng, trong hạn cho vay là gần 49 tỷ đồng/1.122 dự án giúp 2.635 lao động đƣợc thụ hƣởng; cho vay cơ sở SXKD 299 dự án thu hút 1.913 lao động và cho vay theo hộ phụ thuộc vào các tổ tiết kiệm và vay vốn là 823 hộ.
+ Năm 2013 có tổng mức cho vay là hơn 66 tỷ đồng với trong hạn cho vay là gần 47 tỷ đồng/917 dự án giúp 2.313 lao động đƣợc thụ hƣởng (cho vay cơ sở ĐSXK 283 dự án và cho vay theo nhóm hộ là 583 dự án).
+ Năm 2014, TWĐ đƣợc bổ sung nguồn vốn mới là 3 tỷ đồng và đƣợc phân bổ cho 17 tỉnh, thành Đoàn, nhƣ: Vĩnh Phúc, Điện Biên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Tĩnh, An Giang,… Tính đến ngày 31/12/2014, tổng mức cho vay vốn giải quyết việc cho thanh niên là hơn 69 tỷ đồng, trong đó vốn trong hạn cho vay là hơn 60 tỷ đồng/897 dự án và đã có 2.923 lao động đƣợc thủ hƣởng (cho vay cơ sở SXKD 344 dự án và cho vay theo nhóm hộ là 553 dự án).
+ Năm 2015 QQGVVL kênh vốn vay của TWĐ tiếp tục đƣợc bổ sung nguồn vốn mới là 3 tỷ đồng, nâng tổng mức cho vay lên đến hơn 72 tỷ đồng sẽ đáp ứng nhu cầu vay SXKD của đoàn viên thanh niên là rất đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động thanh niên, giúp thanh niên vƣơn lên làm giàu chính đáng.
Từ những dự án trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, tiểu thủ công nghiệp… đã tạo ra một khối lƣợng sản phẩm hàng hóa rất đa dạng cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Với các dự án trong lĩnh vực chăn nuôi là lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn cao nhất của Đoàn, các dự án này đã cung cấp cho xã hội ngàn tấn thực phẩm chủ yếu là trâu, bò, lợn, ngan, vịt và một số con đặc sản khác nhƣ: baba, rắn, cá Tầm,… Điển hình nhƣ mô hình:
+ Mô hình “Tổ hợp tác Chăn nuôi bò xã Tân Phú Đông”, tỉnh Đồng Tháp vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của Trung ƣơng Đoàn 144 triệu đồng,Tổ hợp tác đƣợc thành lập tháng 6/2013, gồm 03 thành viên, tập hợp các thanh niên là bộ đội xuất ngũ tại địa phƣơng. Các thành viên trong tổ đã nuôi trên 45 con bò thịt, doanh thu bán ra gần 01 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí thu lợi nhuận trên 300 triệu đồng. Trải qua quá trình hoạt động, tổ hợp tác nuôi bò xã Tân Phú Đông đã nhận đƣợc Bằng khen của UBND tỉnh khen thƣởng có thành tích xuất sắc hƣởng ứng phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và nổi bật anh Phan Thế Trung, tổ trƣởng Tổ hợp tác chăn nuôi bò xã Tân Phú Đông là 01 trong 04 thanh niên tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp nhận giải thƣởng Lƣơng Định Của năm 2014 do Trung ƣơng Đoàn trao tặng.
+ Mô hình “Làm xưởng mộc và chăn nuôi gà thương phẩm” của đoàn viên Nguyễn Văn Mừng ở thôn Cây Thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên đƣợc vay 60 triệu đã trả xong 100% số tiền gốc (trƣớc hạn 01 năm). Dự án đã phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế rõ rệt, mỗi năm lãi xuất đạt trên 160 triệu đồng; thu hút thêm 3 lao động mới là ngƣời dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng.
- Trong lĩnh vực trồng trọt, đã hình thành nên hàng trăm ha cây ăn trái, cây công nghiệp tập trung, trồng mới, cải tạo hàng trăm ha vƣờn tạp, hàng năm tạo ra đƣợc khối lƣợng sản phẩm hàng hóa đáng kể cho xã hội. Điển hình nhƣ mô hình:
+ Mô hình "Mở rộng sản xuất - xây dựng xưởng chế biến chè xanh" của anh Nguyễn Văn Tuyến tại khu 15, xã Đồng Lƣơng, huyện Cẩm Khê, vay 100 triệu đồng. Đây là mô hình hợp tác xã thanh niên đầu tiên đƣợc BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ phối hợp với Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ thành lập. Hiện nay, Hợp tác xã của anh Nguyễn Văn Tuyến làm chủ nhiệm đang sản xuất và chế biến chè búp tƣơi để cung cấp cho thị trƣờng các tỉnh. Từ số vốn 100 triệu đƣợc vay từ nguồn vốn 120, HTX đã thu hút đƣợc 20 lao động địa phƣơng tham gia với thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Hàng năm HTX cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng sau khi đã trừ các chi phí.
+ Mô hình “Xây dựng trang trại tổng hợp” của đoàn viên Hoàng Trung
Hiếu ở thôn Thooc Phƣa, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Bắc Giang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 19 lao động, trong đó thu hút thêm 15 lao động mới có thu nhập ổn định từ 2 - 2,5 triệu đồng. Tổng doanh thu của mô hình trên gần 500 triệu đồng/năm.
- Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, đã tạo ra một khối lƣợng sản phẩm hàng hóa hết sức đa dạng cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Với bản tính cần cù chịu khó của thanh niên nhiều sản phẩm thủ công truyền thống nhƣ: sơn, thêu ren, may mặc, điêu khắc, mỹ nghệ, khắc đá…đƣợc hình thành lên từ thanh niên. Điển hình nhƣ mô hình:
+ Mô hình“Mở rộng xưởng Gia công cơ khí sản xuất dây chuyền, thiết bị phục vụ khai thác đá” do đoàn viên thanh niên Nguyễn Văn Hùng làm chủ thực hiện
tại thôn 9, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên. Đây là mô hình mang tính đặc thù địa phƣơng do diện tích đồi núi chiếm phần lớn so với diện tích đồng bằng và việc khai thác đá phục vụ cho việc sản xuất xi măng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phƣơng, tao công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho ngƣời lao động. Với số tiền vay từ nguồn vốn QQGVVL kênh TWĐ đã góp phần tạo việc làm cho 10 lao động với thu nhập hàng tháng từ 7 - 10 triệu đồng trong đó đối tƣợng chủ yếu là lao động nam. Đây là một trong nhiều mô hình thể hiện rõ vai trò của đoàn viên thanh niên trong việc xung kích, sáng tạo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hƣơng.
+ Mô hình “Sản xuất hàng may mặc và gia công giầy da” do đoàn viên thanh niên Phạm Văn Thành làm chủ thực hiện tại thôn An Lãng, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đây là một mô hình thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu dám nghĩ, dám làm của chủ mô hình trong việc cạnh tranh trực tiếp với các công ty nƣớc ngoài về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng doanh thu. Mô hình đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho 30 lao động trực tiếp trong đó đối tƣợng lao động nữ là 24 lao động, đối tƣợng lao động thuộc diện thu hồi đất là 6 lao động với thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/ngƣời/tháng.
- Trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biển thủy, hải sản, tuy tỷ trọng vốn cho vay không nhiều so với các lĩnh vực khác, nhƣng đây thực sự đang là mũi nhọn hấp dẫn thanh niên bởi hiệu quả kinh tế cao. Tập trung trong lĩnh vực này chủ yếu là nuôi tôm, cua cá và ngao, sò. Nhiều dự án nuôi tôm, cá của các tỉnh ven biển nhƣ: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Cà Mau, Bạc Liêu,… đã mang lại lợi nhuận cao cho ngƣời lao động.