5. Kết cấu của Luận văn
2.3.1. Chỉ tiêu định tính (Nhóm chỉ tiêu xã hội)
- Các chỉ tiêu phản ánh nhận thức của Nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
- Các chỉ tiêu phản ánh tác động của giải quyết việc làm tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.
- Các chỉ tiêu phản ánh tác động của giải quyết việc làm tới giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.
- Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hƣởng về kinh tế - chính trị - xã hội của QQGVVL nói chung và QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ nói riêng đối với thanh niên nông thôn.
- Chỉ tiêu về việc làm:
+ Tỷ lệ thanh niên có việc làm trên dân số: Là phần trăm (%) giữa số ngƣời có việc làm ở độ tuổi đủ từ 15 đến 30 tuổi trở lên trên dân số đủ từ 15 trở lên.
Tỷ lệ thanh niên có
việc làm trên dân số (%) =
Số ngƣời có việc làm từ đủ 15 - 30 tuổi
× 100 Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên
Chỉ tiêu này dùng để đo lƣờng việc làm của thanh niên từ 15 - 30 tuổi . Đặc điểm của dân số từ 15 - 30 tuổi trở lên có tính ổn định cao hơn so với tổng dân số do vậy chỉ tiêu này đƣợc đánh giá là cung cấp thông tin đo lƣờng thực trạng lao động thanh niên tốt hơn chỉ tiêu thất nghiệp.
+ Tỷ lệ thanh niên có việc làm so với lực lƣợng lao động: là phần trăm (%) giữa số ngƣời có việc làm trong lực lƣợng lao động độ tuổi thanh niên trên lực lƣợng lao động.
Tỷ lệ ngƣời có việc làm
trên lực lƣợng lao động (%) =
Số ngƣời đủ 15 - 30 tuổi có việc làm
× 100 Dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế
- Chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm:
+ Tỷ lệ ngƣời thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi thanh niên: Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số ngƣời trong độ tuổi thanh niên thất nghiệp (Số ngƣời thuộc lực lƣợng lao động chƣa có việc làm nhƣng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc) trên lực lƣợng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp (%) = Số ngƣời từ 15 - 30 tuổi thất nghiệp
× 100 Lực lƣợng lao động
Chỉ tiêu này đánh giá đƣợc tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi thanh niên, quy mô và cơ cấu của nhóm lao động trong độ tuổi thanh niên thất nghiệp.
2.3.2. Chỉ tiêu định lượng (Nhóm chỉ tiêu kinh tế) và Các tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn vay từ QQGVVL
* Doanh số cho vay vốn và dư nợ cho vay, chỉ tiêu này tác động trực tiếp tới chỉ tiêu thu hút lao động, tạo việc làm trong các dự án. Doanh số cho vay hàng năm đƣợc thực hiện trên cơ sở vốn thu hồi đến hạn và nguồn vốn bổ sung mới. Doanh số cho vay là tổng nguồn vốn đƣợc thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định,
doanh số cho vay trong quý, trong năm, trong giai đoạn 3 năm hoặc 5 năm. Đây là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả hoạt động của cả một quá trình từ tổ chức xây dựng dự án, thẩm định, xét duyệt, giải ngân. Doanh số cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Về mặt khách quan có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, môi trƣờng SXKD, thị trƣờng vốn, thị trƣờng sản phẩm. Về mặt chủ quan có vai trò của ngƣời vay vốn, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thẩm định, xét duyệt, quyết định và giải ngân nguồn vốn. Doanh số cho vay thể hiện kết quả đầu vào của các dự án, bao gồm sử dụng vốn đầu tƣ, mức đầu tƣ, kế hoạch đầu tƣ vốn cho SXKD.
- Lao động được thu hút, tạo việc làm mới là chỉ tiêu quan trọng nhất của Quỹ. Đây là mục tiêu hoạt động chính của QQGVVL, chỉ tiêu này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Trong các dự án đều đề cập tới số lao động đƣợc thu hút tạo việc làm mới, trong đó tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn đƣợc giải quyết việc làm thông qua các Dự án sử dụng vốn vay từ QQGVVL. Đây là chỉ tiêu bao gồm lao động đƣợc thu hút mới trong các dự án, lao động đƣợc tạo thêm việc làm mới trong dự án, chỉ tiêu này vừa thể hiện kết quả cho vay vốn, vừa là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay. Tổng số lao động tham gia dự án là số lao động đƣợc bảo đảm việc làm, duy trì và ổn định việc làm, trong đó có tính đến chỗ làm việc mới. Chỉ tiêu lao động trong các dự án chƣa đƣợc phân biệt rõ do vậy gây không ít khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả thu hút lao động, tạo việc làm. Thông thƣờng các dự án cho vay hộ gia đình chủ yếu tạo thêm việc làm cho lao động trong hộ, nhờ đó tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp. Các dự án cho doanh nghiệp vay bắt buộc phải thu hút tạo việc làm mới, đối tƣợng thu hút là ngƣời thất nghiệp, chƣa có việc làm, hoặc có nhu cầu thay đổi việc làm cho phù hợp với khả năng lao động và nhu cầu thu nhập. Tuy nhiên dù tạo thêm việc làm hay tạo việc làm mới đều có thể quy đổi ra số lƣợng lao động cần thiết để đầu tƣ cho phù hợp.
* Thu hồi vốn đối với các dự án đến hạn thu hồi; vốn đến hạn thu hồi là một trong những kết quả đầu ra của dự án thể hiện xong một chu kỳ thực hiện của dự án; nợ quá hạn và vốn rủi ro bất khả kháng.
* Phản ánh thu nhập, tăng doanh số, lợi nhuận của các dự án. Đây là các chỉ tiêu thể hiện kết quả về mặt kinh tế của các dự án vay vốn. Việc so sánh phần thu nhập nhận đƣợc trƣớc và sau khi đƣợc vay vốn sẽ thể hiện rõ nhất hiệu quả về mặt kinh tế của đồng vốn vay đƣợc. Bình thƣờng, đây sẽ là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các hoạt động tín dụng, tuy nhiên với bản chất chủ yếu hƣớng về những ảnh hƣởng về kinh tế, chính trị, xã hội do QQGVVL kênh TWĐ mang lại đƣợc tập trung chủ yếu cho việc nghiên cứu, phân tích trong phạm vi Luận văn.
* Các tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn vay từ QQGVVL:
- Một là, Hệ số thu nợ. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện
sự an toàn của đồng vốn cho vay. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Nghĩa là trên 100 đồng vốn từ QQGVVL cho vay thì sẽ thu lại bao nhiêu đồng. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợ càng khả quan.
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x 100 Doanh số cho vay
- Hai là, Vòng quay vốn tín dụng. Hiệu quả hoạt động của Quỹ đƣợc phản ánh thông qua vòng quay vốn vay. Vòng quay càng nhanh thì càng chứng tỏ Quỹ có khả năng sử dụng vốn càng hiệu quả đáp ứng tốt quá trình hoạt động trong tƣơng lai. Vòng quay này đƣợc tính trên tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và tổng dƣ nợ.
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân
- Ba là, Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Đây là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả
vốn Quỹ và cũng là chỉ tiêu mà các Chi nhánh NHCSXH sử dụng để so sánh chất lƣợng tín dụng của nhau để tìm biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, hệ số còn phản ánh tình trạng nợ quá hạn ở Ngân hàng tốt hay xấu, công tác quan tâm đến tín dụng nhƣ thế nào…
Tỷ lệ quá hạn trên tổng dƣ nợ =
Nợ quá hạn
x 100 Tổng dƣ nợ
- Bốn là, Tỷ lệ thanh niên được vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của
công tác cho vay giải quyết việc làm đối với thanh niên nông thôn. Thông qua vay vốn QQGVVL nguồn vốn kênh TWĐ vƣơn lên làm giàu chính đáng và giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên địa phƣơng.
Tỷ lệ thanh niên nông thôn đƣợc vay Quỹ =
Tổng số thanh niên đƣợc vay QQGVVL Tổng số thanh niên nông thôn
- Năm là, Tỷ lệ thanh niên vay vốn thoát khỏi khó khăn. Tỷ lệ thanh niên vay
vốn đã thoát khỏi khó khăn cho thấy phần trăm trên tổng số số vốn từ QQGVVL kênh TWĐ đã đƣợc thanh niên sử dụng và phát huy hiệu quả, giúp thanh niên vƣơn lên làm kinh tế, tạo việc làm mới cho thanh niên nông thôn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn QQGVVL kênh TWĐ đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, điều đó phản ánh chất lƣợng nguồn vốn. chính sách dối với thanh niên ngày càng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp cho thấy vốn Quỹ đã đƣợc sử dụng sai mục đích, điều này chứng tỏ chất lƣợng nguồn vốn đối với thanh niên thấp.
Tỷ lệ thanh niên vay vốn vƣơn lên làm giàu =
Tổng số thanh niên vay vốn vƣơn lên làm giàu Tổng số thanh niên vay vốn
- Sáu là,Quy mô vốn vay với thanh niên. Quy mô vốn vay thể hiện ở 2 chỉ tiêu: + Tỷ trọng dư nợ QQGVVL đối với thanh niên. Chỉ tiêu này phản ánh quy
mô vốn vay đối với thanh niên của Chi nhánh NHCSXH so với việc cho vay các đối tƣợng chính sách khác nếu chỉ tiêu này phản ánh việc NHCSXH và Cơ quan Tỉnh đoàn Phú Thọ có tập trung vào việc cho vay đối với thanh niên và bên cạnh đó còn mở rộng cho vay các đối tƣợng khác nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.
Tỷ trọng dƣ nợ vốn vay
QQGVVL đối với thanh niên =
Dƣ nợ QQGVVL kênh TWĐ
x 100 Tổng dƣ nợ QQGVVL
+ Tốc độ tăng trưởng vốn vay QQGVVL kênh TWĐ đối với thanh niên: chỉ
tiêu này phản ánh tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ từ QQGVVL kênh TWĐ đối với thanh niên qua các năm. Chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ vốn vay QQGVVL kênh TWĐ đối với thanh niên phản ánh nỗ lực của các cấp bộ Đoàn và hệ thống NHCSXH trong việc chuyển tải vốn vay QQGVVL kênh TWĐ tới thanh niên và có biện pháp nâng cao chất lƣợng vốn vay.
Tốc độ tăng trƣởng vốn vay đối với thanh niên =
Dƣ nợ vốn vay năm sau - Dƣ nợ vốn vay năm trƣớc
x 100
Dƣ nợ vốn vay năm trƣớc
- Bảy là, sự tác động của Quỹ đối với vấn đề kinh tế - xã hội ở các địa phương. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của QQGVVL đối với việc giải quyết các
vấn đề xã hội mà mục tiêu của Quỹ đề ra đó là giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phƣơng giảm dần; số hộ khá, hộ giàu tăng; tổ chức Đoàn thanh niên các cấp của tỉnh ngày càng vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cƣ dân nông thôn đƣợc nâng lên thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phƣơng, củng cố niềm tin của nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nƣớc…
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUỸ QUỐC GIA NGUỒN VỐN KÊNH TRUNG ƢƠNG ĐOÀN TẠI TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc
của Thủ đô Hà Nội, cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; phía Bắc giáp Yên Bái và Tuyên Quang. Hiện tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.519,2km2 và dân số gần 1,4 triệu ngƣời, với trên 375.071 hộ (năm 2013); 13 huyện, thành, thị. Toàn tỉnh có 277 xã, phƣờng, thị trấn; 2.887 thôn, khu. Có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh với số dân trên 1 triệu ngƣời, chiếm 85,89% dân số. Còn lại là ngƣời dân tộc thiểu số gần 200 ngàn ngƣời, chiếm 14,11% dân số toàn tỉnh.
- Giao thông: Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con
sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh; đƣờng quốc lộ 2, đƣờng cao tốc xuyên Á Nội Bài - Lào Cai là cầu nối quan trọng trong giao lƣu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Với vị trí “Ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh, đƣợc xác định là trung tâm kinh tế chính trị - kinh tế - xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km tính theo đƣờng ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc, nhƣ: quốc lộ số 2; quốc lộ 70; quốc lộ 32A; quốc lộ 32B. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội nhƣ con ngƣời, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn, Thanh Thủy.
- Đất đai, Tài nguyên: Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, đƣợc chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô, sông Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lƣơng thực và chăn nuôi.
- Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa
đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lƣợng mƣa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 85 - 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, mức tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh đƣợc nâng cao rõ rệt, bƣớc đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đƣa Phú Thọ cùng cả nƣớc trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Với phƣơng trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp