Thực tiễn về tính toán Năng suất lao động của nền kinh tế và năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Thực tiễn về tính toán Năng suất lao động của nền kinh tế và năng

suất lao động các doanh nghiệp chế biến trên cả nước

Năm 2013, năng suất lao động tính trên phạm vi toàn nền kinh tế của Việt Nam tính theo giá hiện hành (giá năm 2013) đạt 68,7 triệu đồng, cao gấp gần 2,5 lần so với năm 2007. Tuy vậy, tính theo giá cố định 2010 thì tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2007-2013 chỉ đạt 3,22 /năm. Nguyên nhân rõ ràng nhất của tốc độ tăng năng suất lao động thấp là do nền kinh tế đã không thể duy trì tốc độ tăng trƣởng nhƣ trong quá khứ khi chỉ đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế 5,73 /năm trong khi tốc độ tăng trƣởng việc làm vẫn ổn định ở mức 2,43 /năm.

Công nghiệp là nhóm ngành có năng suất lao động cao nhất trong 3 nhóm ngành với tỷ trọng lao động chiếm 21 tổng việc làm năm 2013. Tốc độ tăng năng suất của nhóm ngành này không ổn định, giảm trong 3 năm 2007-2010, phục hồi mạnh trong 2010-2013. Trong cả giai đoạn 2007-2013, năng suất lao động nhóm ngành này có tốc độ tăng chậm nhất, chỉ 1,44 /năm.

Bảng 1.1. Năng suất lao động của cả nƣớc tính theo giá hiện hành chia theo khu vực kinh tế 2007-2013

Đơn vị: triệu đồng/lao động

2007 2010 2013

Năng suất lao động (theo giá

hiện hành) 27,6 44,0 68,7

Nông nghiệp 9,7 16,8 27,0

Công nghiệp 56,1 80,3 124,1

Dịch vụ 42,0 63,8 92,9

Năng suất lao động (theo

giá so sánh 2010) 40,3 44,0 48,7

Nông nghiệp 15,5 16,8 18,3

Công nghiệp 81,4 80,3 88,7

Dịch vụ 59,3 63,8 66,8

Nguồn: Tính toán từ GSO, Niên giám thống kê năm 2013 của Tổng Cục Thống kê

Năng suất lao động xã hội của cả nƣớc năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ƣớc tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (Tƣơng đƣơng khoảng 3515 USD/lao động), trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9 mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ƣớc tính tăng 4,3 so với năm 2013, trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4 ; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,3 ; khu vực dịch vụ tăng 4,4 .

Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7 /năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Xin-ga-po; bằng 1/6 của Ma-lai-xi-a; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc (Tác giả tính từ số liệu hiện có trong Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê).

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang trên đƣờng đàm phán nhiều hiệp định thƣơng mại. Nền kinh tế Việt nam đang có dấu hiệu tích cực khi tổng sản phẩn trong nƣớc (GDP) năm 2014 Tăng 5,98 so với năm 2013. Trong bức tranh tăng trƣởng chung của toàn nền kinh tế có sự đóng góp không nhỏ của Ngành công nghiệp với tốc độ tăng trƣởng đạt 7,6 so với năm 2013, so với các năm trƣớc tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp đang có xu hƣớng tăng cao hơn. Đây là con số ấn tƣợng thể hiện vai trò đầu tàu và động lực giúp tăng trƣởng kinh tế của ngành công nghiệp Việt nam, góp phần vào tăng GDP và ổn định kinh tế, an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; Trong đó phải ghi nhận sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến trên cả nƣớc. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế có 3 yếu tố giúp cho các doanh nghiệp chế biến, chế tạo có sức vƣơn mạnh mẽ trong thời gian qua:

-Thứ nhất, việc đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu (điện, than, xăng dầu…) đang đƣợc làm rất tốt, đặc biệt trong bối cảnh từng bƣớc thực hiện giá thị trƣờng theo lộ trình đối với những mặt hàng này. Đây là nhân tố quyết định giúp các doanh nghiệp sản xuất tiên lƣợng đƣợc kế hoạch sản xuất và thực hiện tốt các đơn hàng

-Thứ hai, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đang tiếp tục đƣợc triển khai, kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nƣớc đã sản xuất đƣợc. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động

thƣơng mại biên giới, giải quyết kịp thời vƣớng mắc phát sinh, tạo dựng những điều kiện để địa phƣơng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và miền núi khai thác, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mình.

-Thứ ba, việc triển khai cuộc vận động “ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” và thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nội địa đã có những bƣớc tiến đáng kể trong phát triển thị trƣờng nội địa. Với việc đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)