Mục tiêu phấn đấu tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu phấn đấu tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế xã

hội đến năm 2020

4.1.2.1. Về phát triển kinh tế

* Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

- Về công nghiệp: Ƣu tiên thu hút đầu tƣ các dự án sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, áp dụng công nghệ cao, hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng và có khả năng nộp ngân sách. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất trong tỉnh để nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiêu dùng.

Rà soát, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản suất của các khu công nghiệp trong đó có các doanh nghiệp chế biến, chú trọng đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp. Chủ động phối hợp, liên kết hợp tác phát triển công nghiệp với các tỉnh trong việc phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.

Tiếp tục nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác khuyến công; phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống, trong đó chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng nhƣ: chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng,...

- Về nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích đƣa khoa học công nghệ vào sản xuất; nhân rộng các mô hình sản xuất theo hƣớng liên kết chặt chẽ giữa ngƣời sản xuất với doanh nghiệp; triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tƣ phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển sản xuất nhƣ giao thông, thủy lợi nội đồng, kênh tƣới, kênh tiêu, các công trình giao thông nông thôn; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, bảo đảm nguyên liệu (cả số lƣợng và chất lƣợng) cho công nghiệp chế biến.

Từng bƣớc cơ cấu lại ngành chăn nuôi, chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hƣớng tăng tỷ trọng gia cầm, phát triển chăn nuôi gia súc.

Tiếp tục quan tâm đầu tƣ phát triển kinh tế rừng, chú trọng nâng cao chất lƣợng và năng suất rừng trồng. Tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng; đẩy mạnh hoạt động của lực lƣợng kiểm lâm để đảm bảo tốt vai trò là lực lƣợng nòng cốt trong quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Tập trung giải quyết các tranh chấp về đất lâm nghiệp; chú trọng việc giao đất, giao rừng, khuyến lâm và thống kê, kiểm kê rừng; tuyên tuyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của ngƣời dân trong công tác bảo vệ rừng.

- Về thương mại - dịch vụ: Tập trung thu hút, phát triển một số ngành dịch vụ nhƣ: Tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch... Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam", trong đó chú trọng việc nâng cao chất lƣợng hàng Việt. Tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng và xử lý nghiêm các vi phạm.

Nâng cao hiệu quả và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, nhất là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh việc phát triển mạnh thị trƣờng trong tỉnh, cần tăng cƣờng liên kết với các tập đoàn, tổng công ty, các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và xuất khẩu.

Chủ động mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, nhập khẩu, không để phụ thuộc vào một thị trƣờng; từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng xuất khẩu, bƣớc đầu thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ, xúc tiến xuất khẩu vào thị trƣờng Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trƣờng khác.

- Về đầu tư công: Triển khai thực hiện các văn bản mới về đầu tƣ và xây dựng, gắn với thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, tránh dàn trải, lãng phí vốn đầu tƣ.

* Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại mở rộng cho vay và chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ; triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi xuất vay vốn…; tiếp tục triển khai chƣơng trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và ngƣời dân.

Chú trọng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tập trung vào các giải pháp về giảm chi phí gia nhập thị trƣờng, tiếp cận đất đai và ổn định sử dụng đất; tăng cƣờng tính minh bạch, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp đầu tƣ, sản xuất kinh doanh; tập trung thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ.

Tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

Tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; trên cơ sở kết quả đã đạt đƣợc, dự báo tình hình trong thời gian tới cũng nhƣ khả năng cân đối nguồn lực của địa phƣơng, xây dựng

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020, chú trọng vào những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm cùng các giải pháp tạo sự đột phá nhằm đảm bảo phát triển bền vững và tính khả thi trong triển khai thực hiện.

4.1.2.2. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội

Xây dựng một số cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực góp phần phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

Triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ và chất lƣợng lao động qua đào tạo.

Xây dựng kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”. Tăng cƣờng quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc để tổ chức lễ hội. Tích cực đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm.

Làm tốt công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lƣới y tế dự phòng, chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, giảm quá tải bệnh viện. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình hợp tác khoa học và công nghệ với các Bộ, ngành trung ƣơng đã ký kết. Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình, đề tài, dự án, đề án khoa học - công nghệ, trong đó tập trung vào những chƣơng trình, dự án có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất và đời sống.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với ngƣời có công, bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với đồng bào dân tộc, các xã nghèo và các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nâng cao hiệu quả dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, chú trọng đào tạo, cung cấp lao động có tay nghề, trình độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho ngƣời lao động.

4.1.2.3. Tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững

Tập trung tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về đất đai liên quan đến giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

4.1.2.4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc, trong đó tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính;đồng thời kiểm soát việc giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một của điện tử, một cửa liên thông các cấp. Hoàn thiện và triển khai phần mềm dùng chung cho

bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã; mở rộng mô hình một cửa điện tử liên thông.

Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lƣợng vũ trang trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.

Kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo.

Nâng cao chất lƣợng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính phù hợp, khả thi và phát huy hiệu quả khi thực hiện. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vụ việc ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng. Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

4.1.2.5. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Tiếp tục tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, chủ động ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, bảo đảm an ninh kết hợp với phát triển kinh tế.

Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật; tăng cƣờng chủ động nắm chắc và dự báo sát tình hình; bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho ngƣời dân, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong các hình thức tự quản ở các khu dân cƣ.

Triển khai có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán ngƣời. Tăng cƣờng công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý cƣ trú và hoạt động của ngƣời nƣớc ngoài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động; tập trung điều tra, xử lý nghiêm hành vi tổ chức đƣa ngƣời ra nƣớc ngoài trái phép.

Thực hiện quyết liệt Chiến lƣợc quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các giải pháp đã đề ra. Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của ngƣời tham gia giao thông, nhất là tại vùng nông thôn.

4.1.2.6. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Trung ương, địa phương, tình hình kinh tế - xã hội gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện

Thƣờng xuyên cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan thông tin đại chúng, trƣớc hết là các thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, môi trƣờng đầu tƣ và các thông tin liên quan đến tình hình trong nƣớc và quốc tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo,... tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung sức thực hiện tốt các mục tiêu trên cơ sở kế hoạch đã đề ra.

Phát huy kết quả thi đua yêu nƣớc trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục phát động rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, doanh nhân, nhân dân, lực lƣợng vũ trang trong tỉnh các phong trào thi đua yêu nƣớc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Thực hiện các phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói trên cũng chính là thực hiện các phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao năng suất lao động nói chung, trong đó có năng suất lao động của các doanh nghiệp và doanh nghiệp Chế biến nói riêng. Nói cách khác chỉ có trên cơ sở nâng cao

năng suất lao động xã hội, đặc biệt là nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp và doanh nghiệp Chế biến mới có điều kiện để phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững, mới thực hiện tốt đƣợc phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nói trên.

Nếu nhƣ trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 năng suất lao động của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)