5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu viết về nội dung, bản chất và phƣơng pháp tính chỉ tiêu của năng suất lao động và tăng năng suất lao động từ các tài liệu có liên quan.
- Khai thác số liệu đã công bố về chỉ tiêu giá trị tăng thêm hoặc giá trị sản xuất (theo giá hiện hành và giá so sánh) và số lao động làm việc hàng năm của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành, xử lý tổng hợp tính các chỉ tiêu mức năng suất lao động, tốc độ tăng năng suất lao động tính toán mức độ ảnh hƣởng của tăng năng suất lao động đến tăng trƣởng giá trị tăng thêm theo các phạm vi đã phân tổ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích thống kê chính là phân tích định lƣợng kết hợp với việc nhận định đánh giá sâu sắc về mặt vật chất của hiện tƣợng kinh tế- xã hội. Phân tích thống kê tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và điều kiện cụ thể về nội
dung và đặc điểm của hiện tƣợng, về nguồn số liệu hiện có để xây dựng những mô hình phân tích phù hợp. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phân tổ, phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan, phƣơng pháp dãy số biến động theo thời gian, phƣơng pháp chỉ số và phƣơng pháp cân đối. Khi phân tích phải dựa trên số liệu thống kê đã tổng hợp, đồng thời áp dụng các phƣơng pháp trên để tính toán các tham số cần thiết để minh chứng cho những nhận định đánh giá.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian.
Khi so sánh theo thời gian tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh và năng suất lao động phải đƣợc tính theo giá so sánh (để loại trừ ảnh hƣởng của biến động giá cả), kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, chỉ tiêu so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc số tƣơng đối hoặc số bình quân.
Khi so sánh theo không gian (so sánh năng suất lao động của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, năng suất lao động của ngành này với ngành khác… thì năng suất lao động phải đƣợc tính theo giá hiện hành (so sánh ở năm nào thì tính theo giá thực tế của năm đó).
2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cho đánh giá và phân tích năng suất lao động suất lao động
2.3.1. Các chỉ tiêu để tính toán và phân tích biến động năng suất lao động
1. Giá trị tăng thêm theo giá thực tế, giá 2010 và tốc độ phát triển giá trị tăng thêm (theo giá 2010) qua các năm của doanh nghiệp chế biến.
Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận
của giá trị sản xuất, nên tính theo phƣơng pháp sản xuất thì giá trị tăng thêm bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Tính theo phƣơng pháp thu nhập thì giá trị tăng thêm bằng tổng các yếu tố cấu thành của giá trị tăng thêm, đó là thu nhập của ngƣời lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dƣ sản xuất. Giá trị tăng thêm đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.
Giá trị tăng thêm là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, đƣợc tính theo công thức:
Giá trị tăng thêm (VA) = Giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IC) IC luôn đƣợc tính theo giá ngƣời mua, GO đƣợc tính theo giá cơ bản hoặc giá ngƣời sản xuất, GO đƣợc tính theo giá nào thì VA đƣợc tính theo giá đó.
Theo đó: VA theo giá cơ bản = GO theo giá cơ bản - IC
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản có bao gồm tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhƣng không bao gồm tất cả các loại thuế sản phẩm.
Các yếu tố cấu thành của giá trị tăng thêm
Cũng nhƣ giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm có thể tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất, giá trị sản xuất tính theo giá nào thì đòi hỏi giá trị tăng thêm tính theo giá đó.
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm các yếu tố sau:
- Thu nhập của người lao động: gồm tiền lƣơng, tiền công (kể cả trả công bằng sản phẩm đối với công việc đƣợc thực hiện); các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản chi phí hỗ trợ khác cho ngƣời lao động tính vào chi phí sản xuất và không phải trích ra từ các quỹ độc lập của đơn vị.
- Thuế sản xuất khác: là thuế đánh vào quá trình sản xuất của đơn vị sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam thuế sản xuất khác bao gồm: thuế môn bài,
thuế môi trƣờng, thuế tài nguyên… và các khoản lệ phí coi nhƣ thuế (ví dụ: lệ phí trƣớc bạ, lệ phí liên quan đến sản xuất kinh doanh,…). Trợ cấp sản xuất luôn có trong giá cơ bản. Trợ cấp sản xuất gồm có trợ cấp sản xuất khác và trợ cấp sản phẩm.
- Khấu hao tài sản cố định: là số tiền trích khấu hao cơ bản tài sản cố định ở đơn vị phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá trị thặng dư/ thu nhập hỗn hợp:
+ Giá trị thặng dƣ: gồm lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh, trả lãi tiền vay ngân hàng, chi mua bảo hiểm tài sản.
+ Thu nhập hỗn hợp: chỉ tiêu này xuất hiện đối với trƣờng hợp hộ kinh doanh cá thể do trong thực tế khó phân tách tiền lƣơng, tiền công của chủ hộ và lao động là thành viên của hộ với giá trị thặng dƣ
Trong luận văn này các chỉ tiêu giá trị nhƣ giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm,… ở phạm vi toàn nền kinh tế, GO đã đƣợc sử dụng số có sẵn công bố trong cuốn niên giám thống kê qua các thời kỳ của Cục Thống kê Thái Nguyên và của Tổng Cục Thống kê. Còn của các doanh nghiệp chế biến do tác giả tính toán theo phƣơng pháp thống kê từ số liệu về điều tra doanh nghiệp của Cục Thống kê.
2. Lao động làm việc và tốc độ phát triển lao động của các doanh chế biến.
Lao động là hoạt động có mục đích của con ngƣời, thông qua hoạt động đó con ngƣời tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con ngƣời.
Hoạt động lao động của con ngƣời có vai trò hết sức quan trọng. Trong lao động sản xuất ra của cải vật chất, con ngƣời luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con ngƣời. Trong quá trình đó, con ngƣời ngày càng phát hiện đƣợc những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phƣơng thức
tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, con ngƣời và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con ngƣời phát triển hƣớng tới một xã hội văn minh và hiện đại. Trong lao động con ngƣời không chỉ nâng cao đƣợc trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội.
Để có số liệu chính xác về lao động làm việc là rất phức tạp. Ở nhiều nƣớc chỉ tiêu này đƣợc tính từ cuộc điều tra hộ gia đình hoặc từ các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức năng suất châu Á – (APO) khuyến nghị là phải tính cả những lao động tự làm những công việc không đƣợc trả công để thống nhất phạm vi tính toán với chỉ tiêu giá trị tăng thêm trong các doanh nghiệp chế biến và để đảm bảo số liệu về giá trị tăng thêm để tính hệ số đóng góp vốn và lao động chính xác hơn.
Nhƣ vậy việc thu thập số liệu phải có sự kết hợp hai nguồn trên đảm bảo thu đƣợc thông tin hợp lý nhất, chính xác nhất.
Nguồn số liệu ở nƣớc ta từ số liệu công bố của Tổng cục Thống kê và từ số liệu của Bộ lao động- Thƣơng binh và Xã hội, nhƣng nguồn từ Tổng cục Thống kê vẫn là chủ yếu.
Đối với các doanh nghiệp chế biến lao động đƣợc lấy từ số liệu điều tra doanh nghiệp có đến 31/12 hàng năm. Năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến phải đƣợc tính theo lao động bình quân năm, tức là lấy lao động đầu năm (là lao động ngày cuối năm của năm trƣớc) cộng với lao động cuối năm rồi chia cho 2. So sánh lao động bình quân giữa các năm sẽ tính đƣợc tốc độ phát triển và tốc độ tăng lao động.
3. Tài sản cố định và tốc độ tăng tài sản cố định của các doanh nghiệp chế biến qua các năm.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ khoa học kỹ thuật của một doanh nghiệp, là điều kiện để tăng năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp chế biến tài sản cố định để tính mức độ trang bị tài sản cố định cho lao động của các doanh nghiệp chế biến, phục vụ cho việc đánh giá phân tích năng suất lao động.
Ngoài ra tài sản cố định còn dùng để tính năng suất tài sản cố định (trƣớc đây gọi là hiệu quả sử dụng tài sản cố định). Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có tính chất bổ sung)
Công thức để tính chỉ tiêu giá trị tài sản cố định có cuối năm: Kt=Kt-1 + ∆t - Dt ; (2.3.1)
Trong đó:
Kt: giá trị tài sản cố định có đến cuối năm t
Kt-1: giá trị tài sản cố định có đến cuối năm t-1, tức là tài sản cố định có đến đầu năm t
∆t : giá trị tài sản cố định tăng trong năm t Dt: giá trị tài sản cố định giảm trong năm t
Từ công thức trên ta thấy rằng ngoài các doanh nghiệp thì hầu hết các đơn vị còn lại thuộc loại hình khác (gọi là ngoài doanh nghiệp) đều không có đầy đủ số liệu về giá trị tài sản cố định tăng trong năm (∆t) và không có giá trị tài sản cố định có đến cuối năm của bất kỳ năm nào đó để chọn làm gốc (tức là không có đại lƣợng Kt-1). Chính vì vậy không thể có đƣợc số liệu về tài sản của toàn nền kinh tế nói chung đƣợc xác định bằng cách cộng trực tiếp giá trị tài sản cố định của tất cả các đơn vị hoặc các ngành lại với nhau.
Vì vậy ta có thể tính giá trị tài sản cố định có đến cuối năm t-1 bằng cách cộng dồn giá trị tài sản cố định mới tăng hoặc vốn đầu tƣ cơ bản hay tích lũy tài sản cố định trong năm, nhƣ vậy giá trị tài sản cố định có đến cuối năm t-1 của toàn nền kinh tế bằng tỷ số giá trị tài sản cố định mới tăng hoặc vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản hay tích lũy tài sản cố định của các năm còn lại đến cuối năm t-1 (sau khi trừ khấu hao). Giả thiết cho việc thay thế này là giá trị tài sản cố định tăng thêm trong những năm tƣơng đƣơng với vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản hoặc giá trị tích lũy tài sản đầu tƣ trong năm t.
Ví dụ để có số liệu tính toán tài sản cố định từ năm 2005 đến 2013 ta phải có số liệu về tài sản cố định mới tăng hoặc vốn đầu tƣ cơ bản hay tích lũy tài sản cố định của 19 năm về trƣớc để xác định tài sản cố định có đến cuối năm 2003(giả thiết khấu hao tài sản cố định mỗi năm là 5 ).
Sau khi có giá trị tài sản đến cuối năm 2003, ta áp dụng công thức trên để tính giá trị tài sản cố định có đến cuối năm 2004 trở đi.
2.3.2. Năng suất lao động và các chỉ tiêu phản ánh mức tăng, tốc độ phát triển và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến triển và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến
1. Năng suất lao động (mức năng suất lao động)
Năng suất là thƣớc đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả đầu ra (số lƣợng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu, năng lƣợng…), đƣợc biểu thị bằng công thức:
Năng suất =
Đầu ra
(2.3.2a) Đầu vào
Để phân tích đánh giá về năng suất của các doanh nghiệp chế biến, ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu năng suất.
Các chỉ tiêu năng suất gồm 2 nhóm chỉ tiêu sau:
Năng suất tính theo từng yếu tố đầu vào (Factor Productivity), đƣợc tính bằng: Đầu ra/một yếu tố đầu vào. Ví dụ: năng suất lao động: Đầu ra/số
lao động; năng suất vốn… Nhóm chỉ tiêu này dùng để phân tích hiệu quả của từng yếu tố đầu vào.
Năng suất tính theo tổng hợp các yếu tố đầu vào (Total Factor Productivity) hay còn gọi là năng suất yếu tố tổng hợp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đƣợc tạo ra là do tác động của các yếu tố: chất lƣợng lao động, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiên, nâng cao trình độ quản lý,…
Trong luận văn này nghiên cứu năng suất lao động tức là năng suất tính theo một yếu tố là lao động
2. Các chỉ tiêu năng suất lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động (và gọi chính xác là mức năng suất lao động) có thể tính bằng hiện vật và giá trị. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến, cũng nhƣ điều kiện thực tế và nguồn số liệu hiện có, trong luận văn chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu mức tỷ suất lao động tính bằng giá trị, cụ thể là chỉ tiêu giá trị tăng thêm và lao động của các doanh nghiệp chế biến bình quân năm.
Với tinh thần đó ta có các chỉ tiêu tính mức năng suất lao động để nghiên cứu nhƣ sau:
- Năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến toàn tỉnh tính theo giá hiện hành (giá thực tế)
- Năng suất lao động các doanh nghiệp chế biến toàn tỉnh tính theo giá so sánh năm 2010.
Trong doanh nghiệp chế biến năng suất lao động (labour Productivity) là tỷ lệ giữa lƣợng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra đƣợc tính bằng VA (Giá trị tăng thêm), đầu vào đƣợc tính bằng số lƣợng lao động đang làm việc.
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu xuất của lao động trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lƣợng giá trị đƣợc tạo ra trong một đơn vị thời gian hay số lao động để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất
và trình độ tiến bộ của một đơn vị sản xuất, hay của một phƣơng thức sản xuất. Vì vậy, năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Các phƣơng pháp tính năng suất lao động Năng suất lao động =
Đầu ra
(2.3.2b) Lao động đầu vào
Trong đó: Đầu ra đƣợc đo bằng: Giá trị tăng thêm
3. Mức tăng, tốc độ phát triển và tốc độ tăng năng suất lao động
- Mức tăng năng suất lao động là hiệu số giữa mức năng suất lao động kỳ báo cáo (kỳ nghiên cứu) với mức năng suất lao động kỳ gốc (kỳ chọn làm cơ sở để so sánh). Đơn vị tính của mức tăng năng suất lao động cùng đơn vị tính với mức năng suất lao động.
- Tốc độ phát triển năng suất lao động là thông số giữa năng suất lao động kỳ báo cáo và năng suất lao động kỳ gốc (đơn vị tính tốc độ phát triển năng suất lao động là số lần hoặc ).