Năng suất lao động và các chỉ tiêu phản ánh mức tăng, tốc độ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Năng suất lao động và các chỉ tiêu phản ánh mức tăng, tốc độ phát triển

triển và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến

1. Năng suất lao động (mức năng suất lao động)

Năng suất là thƣớc đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả đầu ra (số lƣợng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu, năng lƣợng…), đƣợc biểu thị bằng công thức:

Năng suất =

Đầu ra

(2.3.2a) Đầu vào

Để phân tích đánh giá về năng suất của các doanh nghiệp chế biến, ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu năng suất.

Các chỉ tiêu năng suất gồm 2 nhóm chỉ tiêu sau:

Năng suất tính theo từng yếu tố đầu vào (Factor Productivity), đƣợc tính bằng: Đầu ra/một yếu tố đầu vào. Ví dụ: năng suất lao động: Đầu ra/số

lao động; năng suất vốn… Nhóm chỉ tiêu này dùng để phân tích hiệu quả của từng yếu tố đầu vào.

Năng suất tính theo tổng hợp các yếu tố đầu vào (Total Factor Productivity) hay còn gọi là năng suất yếu tố tổng hợp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đƣợc tạo ra là do tác động của các yếu tố: chất lƣợng lao động, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiên, nâng cao trình độ quản lý,…

Trong luận văn này nghiên cứu năng suất lao động tức là năng suất tính theo một yếu tố là lao động

2. Các chỉ tiêu năng suất lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động (và gọi chính xác là mức năng suất lao động) có thể tính bằng hiện vật và giá trị. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến, cũng nhƣ điều kiện thực tế và nguồn số liệu hiện có, trong luận văn chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu mức tỷ suất lao động tính bằng giá trị, cụ thể là chỉ tiêu giá trị tăng thêm và lao động của các doanh nghiệp chế biến bình quân năm.

Với tinh thần đó ta có các chỉ tiêu tính mức năng suất lao động để nghiên cứu nhƣ sau:

- Năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến toàn tỉnh tính theo giá hiện hành (giá thực tế)

- Năng suất lao động các doanh nghiệp chế biến toàn tỉnh tính theo giá so sánh năm 2010.

Trong doanh nghiệp chế biến năng suất lao động (labour Productivity) là tỷ lệ giữa lƣợng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra đƣợc tính bằng VA (Giá trị tăng thêm), đầu vào đƣợc tính bằng số lƣợng lao động đang làm việc.

Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu xuất của lao động trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lƣợng giá trị đƣợc tạo ra trong một đơn vị thời gian hay số lao động để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất

và trình độ tiến bộ của một đơn vị sản xuất, hay của một phƣơng thức sản xuất. Vì vậy, năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Các phƣơng pháp tính năng suất lao động Năng suất lao động =

Đầu ra

(2.3.2b) Lao động đầu vào

Trong đó: Đầu ra đƣợc đo bằng: Giá trị tăng thêm

3. Mức tăng, tốc độ phát triển và tốc độ tăng năng suất lao động

- Mức tăng năng suất lao động là hiệu số giữa mức năng suất lao động kỳ báo cáo (kỳ nghiên cứu) với mức năng suất lao động kỳ gốc (kỳ chọn làm cơ sở để so sánh). Đơn vị tính của mức tăng năng suất lao động cùng đơn vị tính với mức năng suất lao động.

- Tốc độ phát triển năng suất lao động là thông số giữa năng suất lao động kỳ báo cáo và năng suất lao động kỳ gốc (đơn vị tính tốc độ phát triển năng suất lao động là số lần hoặc ).

- Tốc độ tăng năng suất lao động bằng tốc độ phát triển năng suất lao động trừ đi 1(nếu tính bằng lần) hoặc 100 nếu tính bằng . Tốc độ tăng năng suất lao động cũng có đơn vị tính là số lần hoặc . Chú ý khi tính mức tăng, tốc độ phát triển và tốc độ tăng năng suất lao động thì chỉ tiêu mức năng suất lao động phải đƣợc tính theo giá so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)