Phát triển công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Phát triển công nghiệp chế biến

Các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 90 về giá trị sản xuất và khoảng 91 về giá trị tăng thêm so với ngành công nghiệp chế biến của tỉnh (công nghiệp chế biến bao gồm cả các doanh nghiệp và các đơn vị khác nhƣ cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã và gọi chung là các đơn vị ngành chế biến).

Với quy mô nhƣ vậy nên đặc điểm phát triển của công nghiệp chế biến cũng tƣơng tự nhƣ đặc điểm phát triển của các doanh nghiệp chế biến.

Từ những ngày khởi đầu, ngành Công nghiệp chế biến tỉnh Thái Nguyên đã có đƣợc một vị thế tƣơng xứng: "Cái nôi của ngành Luyện kim cả nƣớc". Đến nay, trải qua nhiều thập kỷ phát triển, vị thế đó lại càng đƣợc nâng lên khi Thái Nguyên trở thành một trong những địa phƣơng có nhiều khu công nghiệp tập trung và thu hút nhiều dự án đầu tƣ lớn của cả nƣớc với số vốn lên tới hàng tỷ USD.

Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào trƣớc năm 2020 và trong thực tế với tốc độ phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, mục tiêu đó không khó để có thể hoàn thành. Hiện tại, Tỉnh đang đẩy mạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất công nghiệp, ƣu tiên mở rộng ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển năng lƣợng điện, công nghiệp ứng dụng công nghệ mới, cơ khí chế tạo, lắp ráp, công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng. Đó là hƣớng đi đúng đắn và không phải thời điểm này mới làm mà tỉnh ta đã thực hiện trong cả một

Thử nhìn lại hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thời gian gần đây để thấy rõ đƣợc tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ của ngành kinh tế chủ lực này. Giai đoạn 2006- 2010, tỉnh ta thực hiện khá tốt chƣơng trình phát triển công nghiệp với mức tăng trƣởng bình quân cả giai đoạn là 18,7 , trong khi cả nƣớc mới đạt 13,8 .Trong năm 2014 khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15 so với năm trƣớc, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45 , cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trƣớc (Năm 2012 tăng 5,80 ; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trƣởng chung. Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (Trừ máy móc thiết bị); sản phẩm điện tử máy tính; sản xuất xe có động cơ là những ngành có đóng góp lớn vào tăng trƣởng với chỉ số sản xuất tăng khá cao ở mức trên 10 . Ở giai đoạn 2011- 2015, dự ƣớc mức tăng trƣởng của cả ngành sẽ cao hơn rất nhiều do có sự xuất hiện của một số yếu tố mới tăng thêm. Trong đó phải kể đến các dự án khổng lồ thuộc Tập đoàn Samsung; Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; Dự án nhiệt điện An Khánh; Dự án giai đoạn II của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên... Ngoài ra, một số dự án khác cũng đƣợc xem là có đóng góp quan trọng nhƣ: Mỏ chì kẽm Côi Kỳ, mỏ thiếc Đông Núi Pháo, mỏ thiếc bismut Tây Núi Pháo, mỏ sắt Cù Vân, mỏ quặng sắt mangan Đá Liền (Đại Từ); mỏ chì kẽm Bo Cây (Định Hoá), mỏ sắt Cây Thị (Đồng Hỷ); mỏ vàng Khau Âu, mỏ vàng gốc Tân Kim (Võ Nhai); mỏ than Giang Tiên (Phú Lƣơng)...

Riêng về các doanh nghiệp chế biến năm 2013 lao động có 43.695 ngƣời chiếm 52,23 tổng số lao động của các doanh nghiệp Thái Nguyên;

Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp chế biến là 19.236 tỷ đồng, chiếm 64,75 tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp và doanh thu thuần là 27.183 tỷ đồng, chiếm 32,83 tổng doanh thu của các doanh nghiệp Thái Nguyên. Phân tích trên cho thấy các doanh nghiệp chế biến chiếm một vai trò quan trọng trong các Doanh nghiệp trên địa bàn toàn Tỉnh. Còn từ năm 2014 trở đi vai trò, vị trí của các doanh nghiệp chế biến còn cao hơn nhiều vì mới đây có hàng loạt dự án đầu tƣ phát triển ở Thái Nguyên trong đó phần dự án lớn là phát triển các doanh nghiệp chế biến (điển hình là công ty Sam Sung)

Ngành Công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng trong đó có các doanh nghiệp chế biến của Thái Nguyên có đƣợc vị thế nhƣ hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của Tập đoàn Sam Sung. Thực tế cho thấy, sự tăng trƣởng mạnh mẽ của ngành Công nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh hiện tại cũng nhƣ trong thời gian tới trông nhiều vào các dự án đã và đang đầu tƣ của Sam Sung tại Phổ Yên. Khả năng và tiềm lực to lớn của Sam Sung đã đƣợc chứng minh bằng sự thành công của Dự án sản xuất linh kiện điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ vài năm nay. Do đó, những cam kết của chủ đầu tƣ này với Thái Nguyên là hoàn toàn có cơ sở tin tƣởng. Từ năm 2009 đến nay, Sam Sung đã đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh trung bình từ 12 đến 14 tỷ USD/năm, ngoài ra còn giúp tỉnh này giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, nâng GDP bình quân đầu ngƣời, tăng thu ngân sách, phát triển thƣơng mại, dịch vụ, thu hút đầu tƣ…

Đây là những đóng góp thực sự ấn tƣợng mà Sam Sung đã làm đƣợc đối với địa phƣơng nơi dự án triển khai. Do đó việc thu hút đƣợc dự án Sam Sung vào Thái Nguyên là một thành công lớn của tỉnh. Bởi, không chỉ đóng

gián tiếp thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tới tìm kiếm cơ hội hợp tác với Thái Nguyên, tạo cho ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng của tỉnh có sức tăng trƣởng mạnh mẽ. Với vị thế mới này, tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn hơn trong việc điều chỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp hàng năm. Năm 2014, tỉnh đặt mục tiêu cho ngành công nghiệp rất cao với giá trị sản xuất tăng tới 55 so với năm 2013.

Việc đề ra mục tiêu nhƣ trên là hoàn toàn có cơ sở thành công, bởi theo tính toán thực tế thì các khu vực công nghiệp đều tăng so với năm 2013, trong đó công nghiệp Trung ƣơng tăng 3 , công nghiệp địa phƣơng tăng 22 và công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng tới trên 600 . Sở dĩ giá trị sản xuất của khối công nghiệp địa phƣơng và công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc xây dựng tăng đột biến so với trƣớc là bởi có sự đóng góp mạnh mẽ và ổn định của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Trong đó chủ yếu đầu tƣ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Để phát triển ngành công nghiệp tƣơng xứng với tiềm năng, Thái Nguyên đang tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành, đáng chú ý là chuyển dịch từ công nghiệp khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng… sang công nghiệp chế biến ứng dụng công nghệ cao và các dạng công nghệ hỗ trợ; Thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển ngành theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Ngay trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, Thái Nguyên đã thu hút đƣợc một số dự án lớn về lĩnh vực này. Cùng với đó, tỉnh cũng định hƣớng ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ có sẵn lợi thế nhƣ sản xuất linh, phụ kiện ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, may mặc, da giày; hƣớng đầu tƣ vào các dự án sản xuất sản phẩm có trình độ công nghệ cao, không gây ô

nhiễm môi trƣờng và sử dụng ít lao động. Từ nay đến năm 2016, tỉnh tiếp tục phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu theo quy hoạch chung của cả nƣớc; đẩy mạnh việc chuyển từ hình thức gia công sang sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh ngành hàng; khuyến khích, ƣu tiên phát triển ngành dệt may đầu tƣ về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn...

Qua đây có thể thấy, ngành Công nghiệp của tỉnh đang đƣợc tạo đà để phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, đứng ở vị thế đó, những thách thức lại càng lớn, đòi hỏi Thái Nguyên phải nỗ lực, cố gắng hơn rất nhiều mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp trong giai đoạn mới. Thực hiện Theo quyết định số 879/QĐ-TTG quyết định phê duyệt chiến lƣợc phát triển công nghiệp việt nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Thủ tƣớng chính phủ với quan điểm phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển khu vực kinh tế dân doanh và đầu tƣ nƣớc ngoài. Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ƣu tiên, trọng tâm trƣớc mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở nguồn nhân lực chất lƣợng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh là động lực phát triển. khai thác các lợi thế có sẵn và cơ hội quốc tế; gắn kết sản xuất với dịch vụ, thƣơng mại, chủ động tham gia sâu vào chuỗi sản xuất công nghiệp thế giới. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp lƣỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia. Phát triển công nghiệp trên cơ sở tăng trƣởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng.

ngành công nghiệp theo hƣớng hiện đại, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; ƣu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lƣợng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dƣợc; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phƣơng.

Riêng đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo bao gồm:

+ Nhóm ngành hóa chất: giai đoạn 2025, ƣu tiên hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản xuất linh kiện nhựa- cao su kỹ thuật, giai đoạn sau 2025, ƣu tiên phát triển ngành hóa dƣợc.

+ Nhóm ngành cơ khí và luyện kim: giai đoạn đến năm 2025, ƣu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ô tô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ƣu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới.

+ Nhóm ngành Dệt may, Da giầy: giai đoạn đến năm 2025, ƣu tiên sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu; giai đoạn sau 2025, ƣu tiên sản xuất sản phẩm quần áo thời trang, giầy cao cấp.

+ Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản: giai đoạn năm 2025, ƣu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thƣơng hiệu và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)