Đánh giá tổng quan về năng suất lao động xã hội và năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Đánh giá tổng quan về năng suất lao động xã hội và năng suất lao động

động của các doanh nghiệp Chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Năng suất lao động xã hội là năng suất tính chung cho toàn xã hội gồm các doanh nghiệp và các đơn vị ngoài doanh nghiệp của tất cả các ngành kinh tế quốc dân hay là toàn nền kinh tế quốc dân. Năng suất lao động xã hội của tỉnh Thái Nguyên tính theo giá thực tế (giá hiện hành) năm 2013 đạt đƣợc 50,85 triệu đồng/ngƣời (Năng suất lao động xã hội theo giá thực tế = GDP theo giá thực tế chia cho (:) lao động làm việc ở tất cả các ngành, thuộc các loại hình bình quân năm).

Nếu so với năng suất lao động xã hội tính chung của cả nƣớc vào năm 2013 thì năng suất lao động xã hội của Thái Nguyên bằng 74 (50,85 : 68,65 x 100). Quan hệ này ở các năm 2008 là 61,93% (20,13:32,5x100) và năm 2010 là 60,67 (26,69 : 43,99 x 100). Nhìn chung năng suất lao động xã hội của Thái Nguyên luôn ở mức thấp hơn năng suất lao động xã hội chung của cả nƣớc. Nhƣng những năm gần đây mức chênh lệch đó có xu thế nhỏ lại.

Xét ở phạm vi doanh nghiệp thì khối doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp Chế biến có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động của các đơn vị ngoài doanh nghiệp vì khối các doanh nghiệp là các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của xã hội, và thƣờng là có công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, có trình độ sản xuất cao hơn. Chính vì vậy mà năng suất lao động của các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ doanh nghiệp Chế biến nói riêng luôn cao hơn năng suất lao động của toàn xã hội (Năng suất lao động bình quân chung của cả các doanh nghiệp lẫn các đơn vị ngoài doanh nghiệp).

theo giá thực tế = Giá trị tăng thêm theo giá thực tế: Lao động làm việc bình quân) tính đƣợc lần lƣợt qua các năm nhƣ sau: Năm 2008 là 95,60 triệu đồng/ngƣời, năm 2010 là 129,14 triệu đồng/ngƣời và năm 2013 là 165,35 triệu đồng/ngƣời. (Số liệu về giá trị tăng thêm và lao động bình quân để tính năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến do tác giả tính toán từ số liệu điều tra các doanh nghiệp). Nếu so với năng suất lao động xã hội của Thái Nguyên (Năng suất lao động tính chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị ngoài doanh nghiệp của toàn tỉnh) thì năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến lần lƣợt qua các năm sẽ là: 5,09 lần (năm 2008), 4,85 lần (năm 2010) và 3,25 lần (năm 2013). Nhƣ vậy năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến luôn lớn hơn nhiều lần so với năng suất lao động xã hội, tuy nhiên mức chênh lệch này những năm qua có xu thế nhỏ lại. Điều này là phù hợp với thực tế khách quan.

Nếu so sánh năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến với năng suất lao động của các doanh nghiệp Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản và các doanh nghiệp khai khoáng bằng cách chia năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc các nhóm này cho năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến (coi nhƣ năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến là một đơn vị) thì quan hệ về năng suất lao động năm 2013 sẽ là: Năng suất lao động của các doanh nghiệp Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản bằng 0,67 lần và năng suất lao động của các doanh nghiệp khai khoáng bằng 3,07 lần.

Quan hệ này của các năm 2008 sẽ là 0,59; 1; 1,51 và năm 2010 sẽ là 0,65; 1; 1,57.

Có thể mô tả quan hệ về năng suất lao động của các nhóm doanh nghiệp nhƣ biểu đồ 3.1.

0.59 1 1.51 0.65 1 1.57 0.67 1 3.07 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2008 2010 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)