5. Kết cấu của luận văn
4.2. Các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng suất lao động của các
tăng bình quân năm tƣơng tự nhƣ giai đoạn 2006 - 2013 (10,29 ), thì đến năm 2020 năng suất lao động (theo giá năm 2013) của các doanh nghiệp Chế biến sẽ đạt đƣợc 328,21 triệu đồng/ngƣời, tăng gấp 2 lần năng suất lao động của năm 2013.
4.2. Các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên doanh nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp và nhất là doanh nghiệp Chế biến phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và đặc biệt ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra xu hƣớng phát triển bền vững cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng đòi hỏi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trƣờng và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Để toàn ngành công nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến nói riêng trở thành đầu tầu đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng kinh kế với định hƣớng cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Theo đó, sẽ xây dựng vùng nguyên liệu và công bố công khai trên toàn quốc. Việc đầu tƣ chế biến phải dựa vào trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu và gắn kết đƣợc “4 nhà” (Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
-Thứ 2, tiếp tục đổi mới về tổ chức quản lý trong chế biến nông- lâm- thủy sản- thực phẩm, chuyển đổi các cơ sở chế biến gắn liền với sản xuất nguyên liệu và thị trƣờng thành một tổ chức quản lý, phát triển các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để liên kết giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến.
- Thứ ba, đầu tƣ phát triển cơ sở chế tạo phục vụ chế biến, tổ chức các lực lƣợng cơ khí chế tạo theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên doanh hợp tác nƣớc ngoài để từng bƣớc chế tạo toàn bộ các dây chuyền thiết bị cho ngành chế biến nói chung và doanh nghiệp chế biến nói riêng.
Về tổng thể, để tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần tăng kết quả đầu ra (nhƣ tăng doanh thu, giá trị tăng thêm) trên một đơn vị lao động, hoặc cần giảm tiêu hao lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Và thực tế cần thiết phải thực hiện đồng thời cả hai hƣớng tăng năng suất lao động đó.
Khi nói đến tăng năng suất lao động, biện pháp thƣờng đƣợc nhiều ngƣời nghĩ ngay tới là tăng nguồn vốn, đầu tƣ thiết bị, công nghệ hiện đại, thuê nhân công chất lƣợng cao. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải nghiên cứu, cân nhắc để có những biện pháp phù hợp với từng vấn đề và điều kiện của từng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến nói riêng. Dƣới đây là một số biện pháp cụ thể nhằm phấn đấu tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
4.2.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp về vấn đề năng suất lao động
Trực tiếp là những ngƣời quản lý, ngƣời lao động của doanh nghiệp thấy rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, đó là nhân tố quyết định và mang tính lâu dài của phát triển kinh tế. Chỉ có phát triển kinh tế nhờ vào tăng năng suất lao động thì mới đảm bảo phát triền bền
vững và có chất lƣợng tăng trƣởng cao. Và cũng chỉ có phát triển kinh tế nhờ vào nâng cao năng suất lao động mới có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa, góp phần tăng tích lũy để mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Khi nhận thức đƣợc vai trò và ý nghĩa của nâng cao năng suất lao động thì mọi ngƣời sẽ quan tâm hơn và hành động có trách nhiệm hơn phát huy đƣợc tính sáng tạo trong sản xuất nhằm hƣớng đến mục tiêu nâng cao năng suất lao động.
- Đối với doanh nghiệp những ngƣời quản lý sẽ tìm mọi biện pháp để cải tiến tổ chức, hợp lý hóa sản xuất, tăng cƣờng công tác quản lý… nhằm tạo mọi điều kiện để nâng cao năng suất lao động; Còn ngƣời lao động họ làm việc sẽ tận tình và sáng tạo vì nó đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, mà trƣớc hết là cho chính bản thân họ.
- Đối với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Chế biến nói riêng trên địa bàn hoạt động thuận lợi. Môi trƣờng kinh doanh gồm nhiều yếu tố, bao gồm môi trƣờng tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý, công nghệ… Trong đó phần lớn các yếu tố môi trƣờng do nhà nƣớc tạo ra. Do vậy, để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động thì các cấp chính quyền cần hỗ trợ trong việc tạo lập môi trƣờng trên một số mặt cụ thể:
+ Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, bao gồm cả giao thông, điện, thông tin liên lạc. Đây là yếu tố rất quan trọng không chỉ nhằm thuận lợi hóa hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp giảm giá thành, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.
+ Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trƣờng, trong đó đặc biệt là ổn định giá cả đầu vào.
+ Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng kí kinh doanh cũng nhƣ tiếp cận các nguồn lực trong đó có nguồn lực tài chính, tiền vay ngân hàng một cách thuận lợi và hiệu quả.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới hoạt động đào tạo cả về cơ cấu, nội dung chƣơng trình cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
+Hỗ trợ về phát triển nhƣ nghiên cứu triển khai công nghệ mới vào sản xuất. Nghiên cứu cải tiến nâng cao chật lƣợng sản phẩm, khuyến khích sản xuất sản phẩm mới có giá trị cao.
Tóm lại: Năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lƣợng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Để nâng cao năng suất lao động, ngoài sự nỗ lực toàn diện trên nhiều mặt và thƣờng xuyên liên tục của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến nói riêng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
4.2.2. Doanh nghiệp cần rà soát lại công tác từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, sử dụng thiết bị công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu… xuất, sử dụng thiết bị công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu…
Đánh giá những điểm mạnh (cái doanh nghiệp có và cần), điểm yếu (cái doanh nghiệp có và không cần), cơ hội (cái doanh nghiệp không có và muốn), thách thức (cái doanh nghiệp không có và không muốn) theo phƣơng pháp phân tích SWOT đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ doanh nghiệp chế biến. Trên cơ sở đó để tìm biện pháp phát huy những điểm mạnh, tận dụng cơ hội và khắc phục những điểm yếu, vƣợt qua thách thức của từng vấn đề, từng khâu và từng bộ phận cụ thể cũng nhƣ tổng thể doanh nghiệp để bảo đảm sản xuất phát triển mạnh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động.
4.2.3. Đổi mới tổ chức quản trị doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay, bao gồm đổi mới hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh hiện nay, bao gồm đổi mới hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Về hình thức doanh nghiệp, cần nghiên cứu lựa chọn hình thức phù hợp nhằm khai thác đƣợc lợi thế của từng loại hình doanh nghiệp. Xu hƣớng chung hiện nay là chuyển sang hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn - là những loại hình doanh nghiệp tạo khả năng huy động vốn tốt hơn, chia sẻ rủi ro giữa các chủ sở hữu doanh nghiệp, tạo cơ chế quản lý dân chủ hơn, công khai minh bạch hơn. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp tƣ nhân cần nghiên cứu chuyển sang mô hình công ty.
Việc tổ chức bộ máy, thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp nhằm bảo đảm tinh, gọn và hiệu lực, hiệu quả quản lý cao; đồng thời đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất. Để có bộ máy phù hợp, cần nghiên cứu và áp dụng các mô hình tổ chức cho từng khâu, từng cấp: mô hình trực tuyến, mô hình chức năng, mô hình hỗn hợp, mô hình ma trận… về nguyên tắc, việc hình thành các mô hình này cần dựa trên chức năng của từng bộ phận, từng khâu, từng cấp, đồng thời đảm bảo cho luồng thông tin giữa các bộ phận thông suốt và ngắn nhất. Ngoài ra, cần chú trọng xu hƣớng “tổ chức mềm” tức là đối với một số bộ phận, không nhất thiết phải hình thành tổ chức ngay trong doanh nghiệp mà có thể sử dụng hình thức hợp tác với bên ngoài. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp thuê kế toán chuyên nghiệp bên ngoài làm công tác kế toán thay vì phải hình thành một bộ phận kế toán đồ sộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên việc lựa chọn các mô hình tổ chức bộ máy nói trên còn phải tùy thuộc vào tính chất hoạt động và quy mô của doanh nghiệp để áp dụng cho phù hợp.
kinh tế nội bộ một cách rõ ràng minh bạch. Trong tổ chức sản xuất cũng cần áp dụng “tổ chức mềm”, tức là tăng cƣờng liên kết, hợp tác với các đối tác để sản xuất một bộ phận, chi tiết, công đoạn… mà không cần xây dựng xƣởng sản xuất trong doanh nghiệp. Đây đang là xu hƣớng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, cần ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin để giảm thời gian và không gian sản xuất chế biến sản phẩm. Chẳng hạn thay vì xây dựng xƣởng thiết kế mẫu mã thì có thể áp dụng hình thức làm việc ở nhà đối với nhân viên thiết kế. Điều này có lợi cả cho doanh nghiệp và ngƣời thiết kế, vì doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí về nhà xƣởng, điện, nƣớc… còn nhân viên thiết kế đƣợc làm việc thoải mái hơn, đỡ tốn thời gian và chi phí đi lại.
4.2.4. Tăng cường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả
Để tăng cƣờng quản lý sử dụng nhân lực nói chung và lao động trực tiếp sản xuất nói riêng trong doanh nghiệp, cần chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp, đồng thời tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại để đến nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời quản lý và lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp chế biến phải chú trọng bồi dƣỡng lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao vì chính họ là những ngƣời trực tiếp tạo ra sản phẩm, ảnh hƣởng đến số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp; (Ở các doanh nghiệp chế biến của Thái Nguyên cũng nhƣ các doanh nghiệp chế biến chung của cả nƣớc hiện tại đang thiếu rất nhiều công nhân kỹ thuật có tay nghề cao) tạo môi trƣờng thân thiện, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc của ngƣời lao động. Thực tế cho thấy khi ngƣời lao động không có động cơ làm việc và không gắn bó với công việc thì không thể có năng suất cao. Khi ngƣời lao động không đƣợc quan tâm đúng mực, lợi ích của họ không đƣợc đảm bảo, thiếu động lực phát triển thì họ sẵn
sàng bỏ việc hoặc phản ứng bằng đình công, bãi công, hoặc làm việc hời hợt, chiếu lệ, kém hào hứng, không hiệu quả.
4.2.5. Áp dụng các công cụ quản lý năng suất trong doanh nghiệp
Có nhiều công cụ quản lý năng suất hiện đang đƣợc áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới và trong nƣớc, trong đó có các mô hình, quy trình, hệ thống quản lý nhƣ công cụ quản lý lãng phí (7w), mô hình kaizen của Nhật bản (5s), hệ thống quản lý chất lƣợng ISO. Tuy nhiên phải căn cứ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi loại hình doanh nghiệp chế biến của Thái nguyên mà lựa chọn mô hình quản lý năng suất để áp dụng cho phù hợp. Áp dụng các mô hình quản lý một cách hình thức, chiếu lệ điều đó không chỉ không góp phần nâng cao năng suất lao động mà còn làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
4.2.6. Tăng cường đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phân bổ vốn đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện sản xuất cụ thể
Trong đầu tƣ cần chú trọng ƣu tiên đầu tƣ trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên cần lựa chọn thiết bị và công nghệ cho phù hợp với điều kiện, khả năng của từng loại hình các doanh nghiệp chế biến. Khi đầu tƣ phải chú ý đến yếu tố dài hạn và bảo đảm thân thiện với môi trƣờng. Trong xu hƣớng phát triển bền vững hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện “năng suất xanh” - chiến lƣợc tăng năng suất, trong đó có năng suất lao động phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
vốn, hạn chế để thất thoát vốn, lãng phí vốn; Đặc biệt không để xảy ra những hiện tƣợng dùng “tiền mới” đi nhập “công nghệ cũ”, “công nghệ lạc hậu” làm nhƣ vậy không chỉ làm kém hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, hạn chế đến tốc độ tăng năng suất lao động của doanh nghiệp mà còn gây ra nhiều hậu quả không tốt cho doanh nghiệp trong những năm sau này.
4.2.7. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm gắn kết nâng cao năng suất lao động với nâng cao chất lượng sản phẩm và coi nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một nhân tố và là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động
Điều đó thể hiện ở chỗ nâng cao chất lƣợng sản phẩm chính là nâng cao giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm. Sản phẩm có chất lƣợng cao hơn, có giá trị và giá trị sử dụng cao hơn sẽ đƣợc bán với giá cả cao hơn. Giá cả cao hơn tức là có doanh thu, giá trị sản xuất cũng nhƣ giá trị tăng thêm cao hơn. Cùng thời gian lao động không đổi, nếu sản xuất ra sản phẩm có giá trị tăng thêm cao hơn thì sẽ có mức năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm cao hơn.
Để làm rõ vấn đề trên, có thể xem xét một ví dụ cụ thể nhƣ sau:
Một doanh nghiệp chế biến sản xuất ra loại sản phẩm “K” có đơn vị tính là cái và sản phẩm đƣợc chia thành các loại phẩm cấp khác nhau: Loại A (chất lƣợng cao nhất), loại B (chất lƣợng thứ hai) và loại C (chất lƣợng thấp nhất). Các loại phẩm cấp khác nhau, có chất lƣợng khác nhau sẽ đƣợc tiêu thụ với giá cả khác nhau. Doanh nghiệp có số lao động làm việc là 100 ngƣời và 2 năm (2012 và 2013) có kết quả sản xuất nhƣ sau:
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất và đơn giá các loại phẩm cấp của sản phẩm k Sản phẩm Đơn giá SP (1000 đ/cái) Số lƣợng sản phẩm (cái) Giá trị sản phẩm (triệu đ.) 2012 2013 2012 2013